Đau họng là tình trạng phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn, đặc biệt bùng phát mạnh vào những ngày hè nóng bức. Nguyên nhân thường xuất phát từ chính những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày để giải nhiệt cơ thể như: Uống nước đá thường xuyên, sử dụng máy lạnh quá lâu, để quạt hướng thẳng vào người, tắm ngay khi vừa đi ngoài nắng về,…Để giảm đau họng nhanh chóng và hiệu quả tại nhà, hãy áp dụng 10 cách dưới đây.
1. Súc họng bằng nước muối ấm
Đây là phương pháp đơn giản để làm dịu cơn đau ở cổ họng. Nước muối không chỉ có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn mà còn giúp giảm đau, giảm đờm và sưng tấy.
Súc họng với mước muối còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày súc họng bằng nước muối ít nhất 2 lần, khi vừa ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Người bệnh cũng có thể súc bất cứ khi nào cảm thấy họng khó chịu hoặc có mùi hôi miệng.
- Khi súc họng, cần ngửa cổ để nước muối có thể đi sâu xuống họng. Giữ nước muối trong họng ít nhất 30 giây và khò liên tục. Sau khi nhổ nước muối ra khỏi miệng, không nên súc lại bằng nước để nước muối có thể tiếp tục tác dụng.
2. Uống mật ong chanh ấm
Mật ong là lựa chọn số một để điều trị đau họng, chữa viêm họng tại nhà. Vị ngọt của mật ong thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, từ đó làm dịu cổ họng đang bị khô và dễ long đờm. Chanh có nhiều vitamin C nên hỗ trợ khả năng miễn dịch, tăng sản xuất tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng, axit citric có trong chanh cũng có khả năng làm tiêu đờm, từ đó làm giảm đau rát để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
- Trộn một thìa cà phê nước cốt chanh một thìa cà phê mật ong vào một cốc nước ấm khuấy đều rồi uống.
- Uống ngày 1-2 lần, nên uống ngay khi còn ấm để cải thiện nhanh cơn đau họng.
3. Sử dụng gừng tươi
Gừng tươi được dùng để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, giảm đau, cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Ngậm vài lát gừng tươi (sát ở vùng hầu họng) hoặc uống 1 ly trà gừng ấm vào mỗi sáng cải thiện các triệu chứng đau họng. Việc ngậm gừng tươi nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.
4. Sử dụng viên ngậm ho
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại viên ngậm ho khác nhau, tuy nhiên các viên ngậm dạng cứng thường gây khó khăn trong giao tiếp, quá trình tan trong miệng có thể tạo ra các mảnh tinh thể cứng và sắc, làm tổn thương lưỡi, khoang miệng,…Do đó, bạn nên lựa chọn các loại viên ngậm ho dạng mềm để sử dụng.
Viên Ngậm Ho Prospan là thuốc ho thảo dược chứa cao khô lá thường xuân, được nhập khẩu nguyên hộp từ CHLB Đức. Dạng bào chế dẻo giúp viên ngậm Prospan lâu tan hơn so với các loại viên ngậm cứng, tăng cường kích thích tuyến tiết, lập tức làm dịu cổ họng, giảm ngứa và đau rát họng.
Dịch chiết lá thường xuân EA575 đặc biệt có trong viên ngậm Prospan sẽ tác dụng long đờm, chống co thắt phế quản, kháng viêm từ đó mang lại tác động kép: trị dứt điểm nguyên nhân gây ho và triệu trứng ho, đau rát họng.
Liều dùng:
– Người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên: Ngậm 1 viên x 4 lần/ngày.
– Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Ngậm 1 viên x 2 lần/ngày.
5. Uống nước húng chanh đường phèn
Húng chanh là loài cây có rất nhiều công dụng: chữa viêm họng, chảy máu cam, trị cảm cúm,… Vì thế, khi bị đau họng bạn có thể dùng húng chanh bằng cách:
- Chọn lá húng chanh non đem rửa sạch rồi lấy nước cốt pha cùng nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Hoặc lấy một nắm húng chanh đem rửa sạch, giã nát cùng chút muối sau đó cho thêm chút đường phèn và hấp cách thủy, chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày.
6. Lê hấp táo đỏ
Quả lê kết hợp với táo đỏ là bài thuốc giảm đau họng có nguồn gốc từ dân gian và hiện nay vẫn được áp dụng tương đối rộng rãi đặc biệt áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú bị viêm họng.
Lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế. Trong khi đó, táo đỏ có tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch. Cách giảm đau họng bằng lê hấp táo tàu không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 quả lê (nên chọn quả lê có kích thước lớn), 1 ít táo đỏ, mật ong/đường phèn và gừng.
- Rửa sạch lê, nạo bỏ phần ruột.
- Sau đó, xắt sợi gừng và cắt nhỏ táo đỏ.
- Cho tất cả vào bên trong quả lê, thêm vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong.
- Đem chưng cách thủy trong 15 – 20 phút với lửa nhỏ.
- Lấy ra để nguội và dùng ăn khi còn ấm.
7. Tắc chưng đường phèn
Tắc có tính ấm, nhuận phế, tiêu đờm và chứa vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó, đường phèn có tác dụng thanh nhiệt và nhuận phế rất tốt, có thể giảm cảm giác ngứa cổ họng.
Cách thực hiện:
- Tắc rửa sạch, cắt đôi và cho vào chén. Đường phèn giã nhỏ, cho vào chén tắc, sau đó hấp cách thủy 15 – 20 phút.
- Để nguội, ăn cả nước lẫn cái để giảm ho.
8. Chườm ấm
Chườm ấm có thể giúp giảm viêm và đau họng. Dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước rồi đắp lên cổ họng. Nhiệt ấm sẽ giúp thư giãn cơ bắp và tăng cường lưu thông máu, giảm sưng tấy và đau rát.
9. Tỏi
Tỏi là một loại gia vị thường xuất hiện trong các món ăn. Ngoài ra, tỏi cũng là loại thảo dược có hiệu quả tốt trong cải thiện cảm giác đau rát khi viêm họng, làm ấm họng, giảm viêm và kháng khuẩn. Điều này là do trong tỏi có chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm như allicin, liallyl,…
Cách thực hiện
- Nướng tỏi (giữ nguyên cả vỏ) đến khi cháy xém phần vỏ ngoài và có mùi thơm nhẹ
- Để nguội sau đó bóc vỏ, loại bỏ phần bị cháy.
- Giã nát tỏi cùng với 1 – 2g muối.
- Thêm vào 30ml nước, chắt lấy nước cốt và bỏ phần xác.
- Dùng mỗi ngày 1 lần và nên dùng ngay vì hỗn hợp để ngoài môi trường 10 phút sẽ mất tác dụng
10. Tía tô
Theo Đông y, tía tô là vị thuốc có vị cay, tính ấm giúp thanh lọc cơ thể, bổ phế rất tốt cho các bệnh về hô hấp. Trong y học hiện đại, tía tô giàu tinh dầu và các khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô (sử dụng khoảng 200 – 300g), sau đó ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
- Để ráo nước rồi thái khúc khoảng 5 – 7cm.
- Đun lá tía tô cùng với 2.5 lít nước đến sôi thì giảm lửa nhỏ trong 3 phút rồi tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước, có thể dùng lúc nóng hoặc để nguội.
Vì hầu hết các bệnh viêm họng đều có nguồn gốc từ virus, bạn cần cố gắng nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh để “tiếp sức” cho hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Hãy chọn ăn các thức ăn mềm và uống đồ uống không quá lạnh để tránh làm cổ họng bị kích ứng thêm.
Đau họng thường lành tính, bệnh nhân không cần quá lo lắng khi mắc bệnh. Hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin bổ ích về cách trị đau họng tại nhà nhanh chóng, hiệu quả, an toàn. Hãy áp dụng những phương pháp trên và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi hơn.