Nguyên nhân gây ra ho có đờm
Nguyên nhân gây ho có đờm là sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu và làm cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm trong cổ họng tăng quá mức bình thường thì cơ thể xảy ra một phản xạ tự nhiên là ho – bật mở nắp thanh quản một cách mạnh mẽ để đẩy dị vật ra ngoài là đờm. Những nguyên nhân gây làm tăng sự tiết dịch nhầy trong cổ họng dẫn đến ho có đờm là:
– Thời điểm giao mùa là thời gian gây nên ho có đờm nhiều nhất đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.
– Bị lây virus gây ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.
– Người bị dị ứng với không khí chứa nhiều phấn hoa, nước hoa, bụi, khói, ô nhiễm
– Người hút thuốc lá trực tiếp và hít khói thuốc. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh ho có đờm mạn tính rất nguy hiểm
– Cơ thể nhiễm các loại virus bệnh sởi, ho gà, thủy đậu sẽ xảy ra biểu hiện bệnh của cơ thể là ho có đờm.
Xem thêm: Giải mã 5 cách trị ho đờm không dùng kháng sinh
Nếu mẹ đã đưa trẻ đi gặp bác sĩ và uống thuốc, nhưng bệnh của bé vẫn chưa khỏi hẳn, mẹ chú ý áp dụng các cách an toàn dưới đây, được chia sẻ bởi chuyên gia để chấm dứt những cơn ho của bé:
1. Điều trị ho cho bé bằng phương pháp Massage gan bàn chân
– Mẹ hãy nhỏ một vài giọt dầu như tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho bé.
– Vuốt chầm chậm, nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân, sẽ mang lại tác dụng trị ho cảm khá hiệu quả. Mẹ có thể massage lần lượt từng chân cho bé hoặc cả hai chân cùng một lúc.
Các bác sĩ cũng đưa ra một lời khuyên hữu ích cho các mẹ để giữ ấm cho con khi ngủ khi trời trở lạnh: Với bé trên 2 tuổi, nếu sợ bé bị lạnh khi ngủ, do bé hay đạp chăn, mẹ nên dùng dầu tràm thoa trước trên cổ và bả vai của bé, giúp giữ ấm cho vùng da bé nếu có bị hở lạnh.
Lưu ý: Không sử dụng các loại dầu gió mang tính nóng, có thể làm trẻ bỏng rát
2. Bài thuốc từ quả quất (tắc) và mật ong
Uống nước cốt từ quả quất (tắc), gừng và mật ong là một cách để chữa ho đờm hiệu quả
– Nguyên liệu: 5 quả quất; 1 miếng gừng; 5 thìa canh mật ong
– Cách thực hiện: Quất bóc lấy vỏ; gừng cạo sạch vỏ, xắt miếng, tất cả cho vào cùng mật ong, đun cách thủy.
Chắt lấy nước cốt đó cho vào lọ, cất vào tủ lạnh, mỗi lần cho trẻ uống thì hâm nóng lại. Mỗi lần uống khoảng 1 đến 2 thìa canh.
3. Vỗ rung long đờm cho bé
Trong trường hợp bé ho có đờm, mẹ có thể kết hợp vỗ rung long đờm cho trẻ.
– Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì.
– Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…
4. Sử dụng Prospan để trị ho cho bé
Uống Prospan giúp điều trị và làm giảm những cơn ho; giúp bé có những giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Prospan làm hóa lỏng các dịch nhầy ứ đọng trong phế quản, làm cho chúng long ra dễ dàng hơn khi ho và loại chúng ra khỏi cơ thể.
Xem thêm: Hiểu đúng về thuốc thảo dược
Mặt khác, Prospan chống co thắt cơ phế quản, làm cho đường thở được mở rộng, giúp trẻ hít thở dễ dàng, từ đó cơn ho do đường thở bị cản trở được chấm dứt, là cách trị ho an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ HO ĐÚNG CÁCH
Chuyên gia cho biết: “Có rất nhiều phụ huynh không biết cách chăm sóc con khi bé bị ho khiến cho tình trạng ho của bé thêm nặng. Để chăm con bị ho đúng cách, cha mẹ cần làm những việc sau:
– Tiếp tục cho bé ăn, bú, uống đủ nước: Khi bị bệnh bé thường lười ăn, lười bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho bé ăn, bú bằng cách chia làm nhiều cữ nhỏ trong ngày.
– Nếu bé bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.
+ Bé lớn: Hướng dẫn bé xì mũi đúng cách. Xì mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, xì mạnh bên kia và làm ngược lại.
+ Bé nhỏ: Dùng giấy mềm xếp bấc sâu kèn, đưa vừa đủ vào mũi bé. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
– Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.
Những điều không nên làm:
– Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho bé, rất nguy hiểm.
– Dùng miệng để hút mũi bé vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm: Thận trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ em
Chỉ định: Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định: Những trường hợp bất dung nạp fructose. Thận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú: Bởi vì tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai vẫn chưa được xác định, do đó chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú dưới sự chỉ dẫn và kê toa của bác sĩ.Liều dùng và cách dùng:- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ( dưới 6 tuổi) : 2,5 ml/lần x 3 lần mỗi ngày)- Trẻ ở độ tuổi đi học ( 6- 9 tuổi) và thiếu niên ( > 10 tuổi) : 5ml/lần x 3 lần mỗi ngày- Người lớn: 5 – 7,5 ml/lần x 3 lần mỗi ngàyThời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của các triệu chứng, nhưng phải dùng ít nhất là 1 tuần, ngay cả khi chỉ bị nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ. Để đảm bảo việc điều trị được thành công, nên dùng thuốc thêm 2 – 3 ngày sau khi đã hết các triệu chứng bệnh |
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Hotline: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam
*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT CUỐI NĂM: PROSPAN – 7 NĂM THẤU HIỂU VÀ TRỌN VẸN YÊU THƯƠNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút