Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh hô hấp dễ dàng tấn công trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa đủ sức chống chọi với bệnh tật. Ba mẹ cần nhận thức về bệnh giao mùa ở trẻ để chủ động thực hiện biện pháp phòng tránh cho con của mình. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu về 5 loại bệnh hô hấp phổ biến mà trẻ dễ gặp phải khi giao mùa và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
1. Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh do virus gây ra và lây lan rất nhanh trong thời gian giao mùa. Đặc biệt, triệu chứng của bệnh cúm khá tương đồng với bệnh cảm lạnh, khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn trong việc phát hiện bệnh sớm ở trẻ em.
Trẻ em mắc cúm thường có triệu chứng đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chóng mặt, đau họng, ho, biếng ăn và sốt cao kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Virus cúm lây lan qua các giọt bắn từ việc ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm khuẩn. Triệu chứng của cảm cúm bao gồm sốt, mệt mỏi, đau họng và ho.
2. Viêm họng
Viêm họng là bệnh lý phổ biến khác liên quan đến đường hô hấp mà trẻ có thể mắc phải khi vào giai đoạn chuyển mùa hạ sang thu. Nguyên nhân gây viêm họng có thể là do vi khuẩn hoặc virus. Trẻ mắc viêm họng thường có triệu chứng như đau họng khi nuốt nước bọt, ngứa, nóng rát ở cổ họng, ho, sốt nhẹ, sổ mũi…
3. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm đường dẫn khí trong phổi, gây ho, khó thở và tiết dịch nhầy khiến quá trình trao đổi hô hấp ở trẻ gặp nhiều khó khăn. Bệnh có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Trẻ bị viêm phế quản thường xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng, tưc ngực, mệt mỏi và có thể kèm theo sốt, ớn lạnh, sổ mũi, thở khò khè, đau họng…
4. Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc thở. Trẻ bị hen suyễn thường có các triệu chứng như ho, thở khò khè, tức ngực và khó thở, đặc biệt khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như bụi bẩn, phấn hoa hoặc thời tiết lạnh.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ thường xuyên để có thể kiểm soát bệnh, ngăn ngừa các cơn hen tái phát và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
5. Viêm xoang
Viêm xoang là một dạng nhiễm trùng gây viêm lớp niêm mạc bên trong các xoang. Trẻ bị viêm xoang thường có các triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, và ho kéo dài. Bệnh hô hấp này có thể kéo dài và làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ, ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Viêm xoang thường tái phát khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh. Để phòng ngừa và giảm triệu chứng viêm xoang, phụ huynh cần đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát và không có bụi bẩn.
Lưu ý khi điều trị bệnh
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu mắc phải các bệnh lý đường hô hấp kể trên, ba mẹ có thể thử các phương pháp giúp giảm các triệu chứng tại nhà như sử dụng thuốc hạ sốt, siro ho thảo dược, cho bé nghỉ ngơi, chú ý uống nhiều nước. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám và tránh tự ý dùng kháng sinh khi chưa biết rõ bé đang bị bệnh gì và nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán mà bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc phù hợp.
Triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ mắc các bệnh hô hấp trong thời gian giao mùa là ho kéo dài. Để giúp trẻ giảm ho hiệu quả và an toàn, các bậc phụ huynh có thể tham khảo sử dụng cho bé siro ho Prospan nhập khẩu Đức. Đây là dòng siro ho thảo dược được chiết xuất từ lá cao khô lá thường xuân, mang lại tác dụng trị ho theo 4 cơ chế: Tiêu nhầy – Chống co thắt – Kháng viêm – Giảm ho. Sản phẩm không chứa đường, không cồn, không chất phẩm màu, vị dịu ngọt tự nhiên dễ uống, phù hợp với trẻ nhỏ.
Cách phòng ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa
Đối với các bệnh hô hấp ở trẻ em, điều quan trọng là ba mẹ cần phòng ngừa cho bé khi con chưa mắc bệnh. Hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp trẻ hạn chế mắc bệnh:
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin C, D và kẽm sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để ngăn ngừa vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể.
- Duy trì không gian sống sạch sẽ: Môi trường sống thoáng mát, không bụi bẩn và đảm bảo độ ẩm hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh từ không khí.
- Tăng cường đề kháng cho trẻ thông qua dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và vận động thường xuyên.
Các bệnh hô hấp ở trẻ không khó phòng ngừa nên ba mẹ hãy cùng con thực hiện các biện pháp trên để bảo vệ sức khỏe của bé và cả nhà nhé.
Kết luận
Trên đây là 5 bệnh hô hấp trẻ thường gặp khi giao mùa và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả phụ huynh có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho con. Ngoài ra, việc đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh lý hô hấp, giúp trẻ mạnh khỏe và vượt qua giai đoạn này một cách an toàn.