Cảm cúm là một bệnh lý hô hấp phổ biến dễ mắc vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh dễ lây lan và gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Bạn có thể áp dụng 6 cách trị cảm cúm tại nhà đơn giản và hiệu quả dưới đây để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
1. Hiểu về cảm cúm
Cảm cúm là dạng bệnh lý do virus cúm gây nên và có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Thời gian kể từ khi nhiễm virus cúm ủ bệnh là 2 ngày và các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột như sốt, đau nhức, ho khan, mệt mỏi,…Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy vào sức đề kháng của mỗi người.
Ngay khi phát hiện biểu hiện đầu tiên của cúm, người bệnh cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Các cách điều trị cảm cúm tại nhà
Các triệu chứng của cảm cúm không chỉ gây khó chịu mà còn khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài. Do đó, người bệnh nên trang bị cho mình những phương thức giúp giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị cúm tại nhà hiệu quả:
2.1. Dùng thuốc để làm dịu các triệu chứng cảm cúm
Trong trường hợp người bệnh muốn giảm nhanh các triệu chứng do cảm cúm gây ra thì có thể sử dụng các loại thuốc thông dụng như:
– Thuốc hạ sốt: paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen. Những thuốc này đồng thời giúp giảm đau đầu, đau cơ.
– Thuốc ho: đẩy nhanh quá trình bài xuất đờm ra khỏi đường thở và giảm các cơn ho
Bạn có thể sử dụng thuốc ho thảo dược như Prospan nhập khẩu Đức, vừa giúp giảm ho hiệu quả vừa an toàn, lành tính. Sản phẩm có 2 dạng bào chế phù hợp cho nhiều đối tượng:
- Siro Prospan: Dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn
- Viên ngậm mềm Prospan: Dùng cho trẻ từ 6+ và người lớn
– Xịt mũi: để trị chứng nghẹt mũi, ạn có thể xịt mũi nhiều lần trong ngày với xịt muối biển sâu không hóa chất, không chất bảo quản và hoàn toàn tinh khiết. Không tự ý mua hoặc sử dụng các thuốc xịt mũi có chứa corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể gây suy thượng thận cấp.
– Thuốc kháng virus: baloxavir marboxil, oseltamivir, peramivir hoặc zanamivir. Oseltamivir hoặc zanamivir cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm ở người đã bị phơi nhiễm… Thuốc này phải do bác sĩ chỉ định, thường cho nhóm người có hệ thống miễn dịch yếu, đang mang thai, mắc bệnh tim và phổi, bệnh mạn tính, người lớn trên 65 tuổi hoặc trẻ em dưới 5 tuổi,…
2.2. Uống đủ nước và nghỉ ngơi
Khi bị cúm, cơ thể cần nhiều nước để duy trì hoạt động bình thường và loại bỏ các độc tố. Uống nước giúp làm loãng các chất dịch nhầy ứ đọng ở họng và mũi để bạn dễ dàng ho, khạc ra bên ngoài. Ngoài ra, nước giúp làm dịu các triệu chứng khô mũi, nghẹt mũi, và giữ cho cổ họng luôn ẩm, từ đó giảm cảm giác đau rát do ho.
Bạn có thể uống nước ấm, nước trái cây tươi, và các loại trà thảo dược hoặc nước bù điện giải nếu cơ thể ra nhiều mồ hôi do sốt, nôn và tiêu chảy.
Nghỉ ngơi đầy đủ là cách quan trọng để cơ thể phục hồi và chống lại virus cúm. Khi bạn nghỉ ngơi, hệ miễn dịch sẽ có thời gian làm việc hiệu quả hơn, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu.
2.3. Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút trong cổ họng. Súc miệng bằng nước muối khi bị cảm cúm giúp làm dịu, giảm sưng viêm và đau rát cổ họng. Đây là một trong những cách trị cảm cúm đơn giản mà hiệu quả cao, không chỉ giúp giảm ho mà còn làm giảm đau họng và ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng.
2.4. Uống trà gừng mật ong
Gừng có đặc tính kháng viêm mạnh, giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm như ho, sổ mũi, và đau họng. Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, kháng khuẩn và hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Sự kết hợp giữa gừng và mật ong là cách trị cảm cúm tự nhiên rất hữu ích.
Trà gừng mật ong không chỉ giúp giảm ho mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn khi bị cúm.
2.5. Xông hơi
Xông hơi với nước nóng hoặc các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi và cải thiện hô hấp.
Bạn có thể áp dụng phương pháp xông lá để gia tăng hiệu quả, với các nguyên liệu sau: Lá tre, lá sả, lá bưởi, tía tô, ngải cứu, hương nhu, bạc hà mỗi thứ 10 – 20g hoặc một nắm to. Lá tre có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sát khuẩn; sả có công dụng làm ấm bụng, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm; lá bưởi giải cảm tiêu thực, trị ho, sốt, đau đầu; hương nhu trị cảm, sốt, nhức đầu, làm ra mồ hôi; tía tô khu phong trừ hàn; bạc hà sát khuẩn, chống viêm.
2.6. Bổ sung vitamin và chế độ ăn lành mạnh
Vitamin C là dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus cúm và giảm thiểu các triệu chứng như ho và mệt mỏi. Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, quýt, bưởi, kiwi và dâu tây.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, kẽm, và chất chống oxy hóa để giúp cơ thể chiến đấu với cảm cúm. Các loại hạt, thịt đỏ, cá hồi và rau xanh là những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục.
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp trị cảm cúm hiệu quả và nhanh chóng.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu người bệnh có nguy cơ cao bị các biến chứng nặng, có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang hoặc trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe mãn tính như hen suyễn và suy tim sung huyết, hãy liên hệ ngay các cơ sở y tế để được thăm khám với các bác sĩ chuyên môn.
Người nhà bệnh nhân và bệnh nhân có thể để ý các triệu chứng như:
- Sốt cao kéo dài 3 đến 4 ngày không giảm, đặc biệt bệnh nhân là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
- Nôn hoặc tiêu chảy, có nguy cơ mất nước nghiêm trọng.
- Phát ban.
- Người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp mạn tính.
Kết luận
Cảm cúm là bệnh phổ biến và ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh người bệnh có thể phòng tránh bằng nhiều cách như bổ sung chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngoài ra còn biện pháp phòng ngừa hữu hiệu khác đó là tiêm phòng cúm hằng năm. Mong rằng 6 cách trị cảm cúm hiệu quả tại nhà trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị.