1. Vì sao trẻ nhỏ hay bị ho?
Hiện tượng ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết.
Tiếng ho ở trẻ em có thể xuất hiện dưới hai dạng chính là ho khan và ho có đờm. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy khó thở và gây phiền toái. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ho ở trẻ em:
- Nhiễm trùng đường thở hoặc ở phổi (bao gồm cảm cúm): Nhiễm trùng trong hệ thống hô hấp trên hoặc dưới có thể gây ra tiếng ho. Trẻ có thể ho nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
- Vật làm tắc nghẽn đường thở: Khi có vật nằm trong đường hô hấp của trẻ, nó có thể gây ra tiếng ho. Điều này đòi hỏi sự can thiệp để loại bỏ vật cản và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
- Hen phế quản: Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây ho ở trẻ em là hen phế quản. Tình trạng này làm cho đường hô hấp trở nên viêm nhiễm, gây ra tiếng ho và khó thở.
- Vấn đề khác của phổi, bao gồm dị tật bẩm sinh tại phổi: Các vấn đề liên quan đến phổi như dị tật bẩm sinh cũng có thể dẫn đến tiếng ho ở trẻ em.
- Ho theo thói quen: Một số trẻ có thói quen ho, đây là kiểu ho thường biến mất khi trẻ đi ngủ hoặc không có bất kỳ nguyên nhân y tế đặc biệt nào.
2. Phân loại ho thường gặp ở trẻ em
Trẻ ho khan: Thường xuất hiện do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm hoặc cảm lạnh. Đặc điểm của ho khan là không có chất nhầy hoặc dịch tiết kèm theo.
Trẻ ho có đờm: Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể là do trẻ bị cảm lạnh, đi kèm với các triệu chứng đau họng, hắt hơi, biếng ăn,… Trẻ bị ho nhiều vào thời gian đầu mắc bệnh, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 1 đến 2 tuần. Theo thống kê, trung bình trẻ em sẽ bị cảm từ 6 đến 10 lần trong một năm.
Trẻ bị ho gà: Một trong những loại bệnh ho phổ biến hiện nay là ho gà, đường thở của trẻ sẽ bị vi khuẩn tấn công, làm hẹp và gây viêm khiến trẻ khó thở. Trẻ bị ho gà thường ho nhiều lần trong thời gian ngắn, đôi khi hơn 20 lần trong một lần thở và tạo ra tiếng kêu lạ nghe như tiếng gà kêu khi trẻ hít vào.
3. Mách mẹ 7 cách trị ho cho trẻ hiệu quả
3.1 Vỗ rung long đờm cho trẻ
Phương pháp vỗ rung long đờm là giúp kích thích một lực vừa đủ ở lưng để làm bong các lớp dịch tiết ra khỏi lòng khí, phế quản. Nhờ đó, trẻ có thể dễ dàng ho và tống đờm ra ngoài nhanh chóng và giảm ho sau đó.
Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần:
- Khép chặt các ngón tay và khum lòng bàn tay lại đồng thời ngón cái áp sát vào ngón trỏ.
- Dùng lực cổ tay vỗ nhẹ nhàng, di chuyển từ ngực đến sau lưng với nhịp và lực đều nhau.
- Thực hiện lần lượt động tác này ở cả 2 bên lưng.
- Thời gian vỗ rung là 10 – 15 phút/ lần.
3.2 Vệ sinh mũi họng
Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng có thể loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp đang sống trong cổ họng. Nhờ đó, trẻ sẽ hạn chế viêm mũi họng và giảm ho đờm.
3.3 Trị ho cho bé với gừng
Nhờ vào đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên mà gừng có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh đường hô hấp như ho khan kéo dài, ho có đờm, viêm họng, viêm thanh quản.
Cách thực hiện
Cho 1/2 thìa nước cốt gừng vào trong ly sữa ấm cho bé uống. Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống trà gừng mật ong hoặc nấu nước gừng để bé tắm và ngâm chân vào buổi tối giúp trẻ giữ ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm.
3.4 Trị ho cho bé với quất
Quất (tắc) là loại quả có vị chua với tác dụng trừ đờm, thông phổi. Do đó, các bài thuốc trị ho ho khan, ho có đờm, khản giọng, viêm amidan
với quất thường cho hiệu quả tốt và nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện
- Cách 1: Chuẩn bị 4-5 quả quất tươi, cắt đôi, để nguyên hạt. Thêm vào bát cùng với 1-2 viên đường phèn, đem chưng cách thủy trong vòng 20 phút. Chắt lấy phần nước cốt sử dụng 2-3 lần/ngày
- Cách 2: Chuẩn bị 1 củ cải trắng, 1-2 quả quất. Rửa sạch củ cải, xay lấy nước, bỏ phần bã. Vắt quất tươi vào, có thể thêm đường để tăng hương vị. Uống trực tiếp hoặc đun sôi liu riu (với trẻ nhỏ).
- Cách 3: Chuẩn bị khoảng 0,5kg quất tươi. Rửa sạch, châm lỗ trên mỗi quả quất. Cho quất và đường vào một cái bình lớn. Ngâm ít nhất 7 ngày, lấy ra sử dụng khi có biểu hiện ho.
3.5 Trị ho với lá húng chanh
Lá Húng Chanh có tới hàm lượng tinh dầu cao gồm hợp chất Codein và Phenolic có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và làm dịu cổ họng. Cha mẹ có thể làm nước ấm húng chanh bằng cách trộn nước ấm với nửa quả chanh và thêm một muỗng mật ong. Phương pháp này giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác ho ở trẻ.
Mẹ có thể sử dụng các phương pháp trị ho dân gian này cho bé sơ sinh (trẻ dưới 1 tuổi), hoặc trẻ 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi trở lên vì chúng có độ lành tính và an toàn đối với mọi lứa tuổi của trẻ.
3.6 Trị ho cho trẻ với lá diếp cá
Không chỉ là loại rau ngon, lá diếp cá còn được sử dụng nhiều trong điều trị ho và chữa lành vết thương. Bạn sử dụng một nắm lá diếp cá, rửa sạch, xay nhuyễn, hòa với một ít nước ấm, cho thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong rồi đem cho bé uống. Cách làm rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
Mẹ cần lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi do hệ thống, cơ quan tiêu hóa của trẻ còn khiếm khuyết nên có thể gây ngộ độc botulism.
3.7 Trị ho cho trẻ hiệu quả bằng lá thường xuân
Thuốc ho thảo dược được chiết xuất từ thành phần tự nhiên lá thường xuân lành tính và cho hiệu quả trị ho tốt. Điều này giúp trẻ giảm nguy cơ phải sử dụng thuốc kháng sinh, dextromethorphan, codein gây nhiều tác dụng phụ. Thuốc ho thảo dược được bào chế dưới dạng siro mang lại sự thuận tiện cho các bậc cha mẹ.
Một trong những sản phẩm thuốc ho thảo dược được rất nhiều mẹ tin dùng là thuốc ho thảo dược Prospan – nhập khẩu từ CHLB Đức. Với thành phần chính là dịch chiết EA575 từ cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP, Prospan giúp trị ho hiệu quả theo cơ chế 4 sức mạnh: Tiêu nhầy – Chống co thắt – Kháng viêm – Giảm ho.
Ngoài ra, sản phẩm đã trải qua 35 nghiên cứu trên 65.000 bệnh nhân và không chứa cồn, đường, chất tạo màu. Hương vị ngọt dịu dễ uống, an toàn và lành tính cho trẻ nhỏ.
Hiện siro ho thảo dược Prospan đang được bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Tìm điểm bán gần nhất tại: https://prospan.com.vn/diem-ban
4. Đưa trẻ đi khám khi ho kéo dài và trở nặng
Ho cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể, chính vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có các biểu hiện khác kèm theo. Cụ thể:
- Những trường hợp cần đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức: Trẻ có các biểu hiện như ngủ li bì, bỏ bú, co giật, thở nhịp nhanh hơn bình thường, trẻ thở kèm theo tiếng rít, ho ra máu, ho kèm theo sốt cao, ho khạc ra đờm và đờm có mùi hôi.
- Những trường hợp nên đưa bé đi khám sớm: Trẻ ho nhiều không cải thiện sau 7 ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc trình bày ở phần trên, trẻ ho kéo dài từ 10 – 14 ngày, trẻ dưới 3 tháng tuổi ho nhiều, ho có đờm nhiều ngày không dứt,…
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về 7 cách trị ho cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo và thực hiện tại nhà. Mong rằng qua bài viết các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc và trị ho cho trẻ. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cách trị ho cho trẻ cũng như cần tư vấn thêm thông tin về thuốc ho Prospan, vui lòng có thể liên hệ hotline 1800 088 885 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời.