Bé ho đờm khàn tiếng do dây thanh quản bị tổn thương và không thể đóng hoàn toàn. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Đâu là cách chăm sóc tại nhà an toàn mà hiệu quả giúp bé nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trên.
1. Dấu hiệu nhận biết bé ho đờm khàn tiếng
Các biểu hiển của trẻ ho đờm khàn tiếng mẹ có thể nhận biết qua bên ngoài như:
- Giọng nói của trẻ thay đổi, mẹ có thể nghe rõ khản tiếng có đờm, giọng bỗng thô hơn, trầm hơn, đôi khi bé nói không phát hết ra tiếng. Với những trẻ 4 tháng tuổi bị ho khản tiếng mẹ có thể thấy tiếng khóc của bé bị ngắt quãng.
- Nhịp thở của bé ho đờm khàn tiếng thường không đều đặn và thở nhanh, đặc biệt là trong lúc ngủ việc thở của bé sẽ khó khăn hơn.
- Nếu trẻ bị ho khàn tiếng lâu ngày có thể dẫn đến mất giọng, nói không thành hơi, người mệt mỏi, họng bé đau rát mỗi khi nói hoặc ăn uống. Với những trẻ sơ inh bị ho đờm khàn tiếng sẽ khóc, quấy nhiều hơn vì bé chưa biết nói chỉ có thể khóc để giao tiếp với mẹ.
- Thường trẻ bị ho khàn tiếng kéo dài từ 1-3 ngày, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt. Nếu trẻ ho đờm khàn tiếng có sốt thường sẽ sốt về đêm nên mẹ cần chú ý hơn.
Đôi khi hiện tượng bé ho đờm khàn tiếng không quá nghiêm trọng tuy nhiên bố mẹ nên theo dõi thường xuyên để có thể biết tình trạng bệnh, tìm ra nguyên nhân để có những phương pháp điều trị trẻ khản tiếng có đờm hiệu quả, tránh để bệnh diễn biến xấu.
Xem thêm: Vỗ rung long đờm – Hướng dẫn cách thực hiện chuẩn chuyên gia
2. 2 Nguyên nhân khiến bé bị ho đờm và khàn tiếng
Bé ho đờm khàn tiếng có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân: yếu tố truyền nhiễm và yếu tố không truyền nhiễm.
2.1. Do các yếu tố truyền nhiễm
Yếu tố truyền nhiễm là các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus, có thể truyền từ người sang người. Dưới đây là một số bệnh thường gặp khiến bé bị ho, có đờm và khàn tiếng.
1- Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu xuân ở trẻ dưới 2 tuổi.
Viêm tiểu phế quản có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường bởi các triệu chứng tương đối giống nhau. Do đó, cha mẹ thường chủ quan, không đưa trẻ đi khám, chữa kịp thời khiến các vấn đề liên quan đến đường hô hấp trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của bé ho đờm khàn tiếng của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ:
- Ho nhiều, có đờm, khàn tiếng.
- Thở nhanh hoặc thở khò khè kèm theo tình trạng tím, rút lõm lồng ngực.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, khó chịu.
2- Viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản là bệnh nhiễm trùng gây sưng tấy đường hô hấp trên và dưới. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng – 5 tuổi, bắt nguồn bởi virus á cúm type 1 và xuất hiện nhiều vào mùa đông.
Các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản không phải lúc nào cũng giống nhau. Một số dấu hiệu điển hình nhất bao gồm:
- Ho nhiều, khàn tiếng vào ban đêm.
- Suy hô hấp, tiếng thở rít thì hít vào.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Trẻ ho có đờm không sốt hoặc có sốt.
3- Viêm xoang
Viêm xoang xảy ra khi các xoang cạnh mũi bị nhiễm trùng, thường được chia thành 2 loại:
- Viêm xoang cấp tính: kéo dài tối đa 12 tuần.
- Viêm xoang mãn tính: kéo dài trên 12 tuần.
Một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm xoang:
- Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
- Nghẹt mũi, xuất hiện dịch đặc và có màu trong mũi.
- Dịch ở mũi có thể chảy xuống cổ họng.
- Đau nhức ở các xoang mũi, đau đầu, đặc biệt là vùng trán.
- Giảm khả năng ngửi.
- Trẻ ho có đờm sổ mũi kèm sốt
Viêm xoang hay bất cứ bệnh nào gây ra tình trạng chảy nước mũi sau ở trẻ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bé ho đờm khàn tiếng
2.2. Do các yếu tố không truyền nhiễm
Bên cạnh nguyên nhân bắt nguồn từ những bệnh truyền nhiễm được nêu trên, trẻ ho đờm khàn tiếng có thể do nhiều yếu tố khác, phổ biến nhất là dị ứng và trào ngược thanh quản.
1- Dị ứng
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi có chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ này thường không gây hại đến sức khỏe, bao gồm: bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, một số loại thực phẩm như đậu phộng, sữa, hải sản…
Tuy nhiên, dị ứng có thể khiến dây thanh quản sưng, kích ứng dẫn đến tình trạng ho đờm khàn tiếng. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng có những triệu chứng khác như:
- Ngứa mũi, tai hoặc vòm miệng, chảy nước mũi, hắt hơi.
- Đỏ, ngứa, chảy nước mắt.
- Da nổi mẩn đỏ, khô, ngứa.
- Các triệu chứng hen suyễn như: khó thở, ho, thở khò khè.
- Trong trường hợp nặng hơn, trẻ có thể khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, tụt huyết áp, ngất xỉu…
2- Trào ngược thanh quản
Đối với trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản chưa phát triển đầy đủ. Khi trẻ ăn quá nhiều, vừa ăn vừa khóc, cười, nói hoặc chạy nhảy, nô đùa, thức ăn, dịch vị có thể trào ngược trở lại vào thanh quản, họng gây tắc nghẽn.
Trẻ bị trào ngược thanh quản thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Ho đờm khàn tiếng.
- Đau họng, họng bị tắc nghẽn khiến trẻ khó nuốt.
- Nghẹt mũi, tiếng thở ồn ào, thở khò khè.
- Đau tai.
- Nôn mửa.
3. Mẹo điều trị ho đờm khản tiếng cho trẻ tại nhà
Dưới đây là một số mẹo đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà giúp khắc phục tình trạng bé ho đờm khản tiếng:
3.1. Kết hợp chanh và muối
Đối với nền y học phương Đông, chanh là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc giải nhiệt, long đờm, ức chế ho. Đặc biệt, phần vỏ chanh tươi chứa nhiều tinh dầu có khả năng thông cổ họng vô cùng hiệu quả. Do đó, khi kết hợp chanh với muối – một nguyên liệu có tính sát khuẩn cao, ta có được bài thuốc dân gian giúp trẻ nhanh khỏi ho đờm khàn tiếng.
Nguyên liệu:
- Chanh tươi: 1 quả.
- Muối tinh.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch chanh tươi, để nguyên vỏ, đợi ráo nước rồi đem thái thành lát mỏng.
- Bước 2: Cho trẻ ngậm trực tiếp 1 lát chanh với ít muối, nuốt nước cốt chanh trước khi đi ngủ.
Mẹ áp dụng phương pháp này hàng ngày đến khi bé hết ho đờm khàn tiếng.
3.2. Lá rẻ quạt và muối
Theo y học cổ truyền, cây rẻ quạt có tác dụng tống đờm, ức chế vi khuẩn, nấm, virus, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, đây là loại dược liệu quý thường được sử dụng để trị bé ho có đờm, khàn tiếng cho trẻ.
Nguyên liệu:
- Thân và rễ cây rẻ quạt.
- Muối hạt.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Ngâm rễ và thân cây rẻ quạt trong nước muối khoảng 15 phút, rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Trần dược liệu qua nước sôi 100 độ C để loại bỏ độc tố, rồi cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Bước 3: Giã nát dược liệu, cho thêm một ít nước, khuấy đều.
- Bước 4: Để nguyên khoảng 5 phút rồi tách riêng phần nước cốt và bã.
- Bước 5: Dùng nước cốt để trẻ ngậm, súc miệng và nuốt từ từ. Phần bã đem hơ nóng rồi đắp lên cổ để giảm sưng đau.
Mẹ cho bé thực hiện phương pháp này hàng ngày, trước khi đi ngủ.
3.3. Tinh bột nghệ và mật ong
Tinh bột nghệ có khả năng kháng khuẩn, chống virus, thường dùng để trị các bệnh viêm đường hô hấp gây bé ho đờm khản tiếng.
Trong khi đó, mật ong có đặc tính chống oxy hóa cao và tăng giải phóng cytokine, giúp kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, bài thuốc từ tinh bột nghệ và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo trong việc giảm ho, long đờm và cải thiện tình trạng bé ho đờm khàn tiếng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Nghệ tươi: 1 củ.
- Mật ong nguyên chất: 2 thìa.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch nghệ tươi, cạo vỏ, đem giã nhuyễn.
- Bước 2: Cho 2 thìa mật ong vào nghệ đã giã, trộn đều rồi chắt lấy nước.
- Bước 3: Cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê, thực hiện đều đặn đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Lưu ý: Mật ong không được dùng cho bé trên 1 tuổi vì lúc này cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị ngộ độc botulism.
3.4. Lê hấp đường phèn
Trong y học phương Đông, quả lê có tính mát, vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng. Ngoài ra, quả lê còn giàu vitamin A, B, C và nhiều khoáng chất như: magie, natri… tốt cho sức khỏe của bé. Do đó, các bậc phụ huynh thường dùng nguyên liệu này để chữa ho đờm khàn tiếng cho bé.
Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả.
- Đường phèn.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch quả lê, cắt bỏ phần chóp đầu cuống.
- Bước 2: Khoét vào trong lõi quả lê để loại bỏ hạt, cho vào đó một ít đường phèn.
- Bước 3: Hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Bước 4: Để nguội rồi cho bé ăn cái và uống nước.
Mẹ cho bé ho đờm khàn tiếng ăn lê hấp đường phèn thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch và giúp tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.
3.5. Thuốc ho chiết xuất lá thường xuân
Những bài thuốc dân gian điệu trị bé ho đờm khàn tiếng tuy hiệu quả nhưng mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Do đó, các bậc phụ huynh thường lựa chọn sử dụng thuốc ho với thành phần dược liệu tự nhiên để trị ho đờm khàn tiếng cho bé.
Một trong những sản phẩm được bác sĩ, chuyên khoa nhi khuyên dùng là thuốc ho Prospan. Prospan là thuốc ho thị phần số 1 tại Đức, được tin dùng ở hơn 102 quốc gia. Sản phẩm gồm 2 loại:
- Prospan Syrup: Dành cho trẻ từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ.
- Prospan Forte: Dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Prospan có thành phần chính là cao khô lá thường xuân. Đây là thảo dược của Đức, được thu hái theo quy trình GACP, giúp khắc phục cơn ho theo cơ chế 4 sức mạnh: Long đờm – Kháng viêm – Giãn phế quản – Giảm ho.
Prospan có vị anh đào ngọt dịu nên bé dễ uống, không nôn trớ. Đặc biệt, sản phẩm đáp ứng 3 tiêu chí: không cồn – không đường – không chất tạo màu, phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng.
Cách dùng Prospan trị ho đờm khàn tiếng vô cùng đơn giản, tiện lợi hơn hẳn các bài thuốc dân gian: Uống lượng thuốc vừa đủ theo hướng dẫn (không pha loãng) vào buổi sáng (hoặc trưa) và buổi tối.
Xem thêm: 4 “ Tuyệt chiêu” trị ho khan hiệu quả từ thảo dược
4. Cách chăm sóc trẻ bị ho đờm khàn tiếng hiệu quả tại nhà
Khi bé ho đờm khàn tiếng, cha mẹ nên đưa con đi khám ở cơ sở y tế uy tín để xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp xử lý bé ho đờm khàn tiếng phù hợp. Những cách chăm sóc tại nhà dưới đây chỉ góp phần hỗ trợ điều trị và tăng đề kháng cho bé.
4.1. Hạn chế trẻ sử dụng giọng nói
Đối với bé bị ho đờm khàn tiếng, thanh quản thường sưng, viêm nhiễm, cần có thời gian để phục hồi. Lúc này, để bảo vệ thanh quản, tránh tổn thương nặng hơn, mẹ chú ý nhắc nhở bé như sau:
- Không cho bé nói quá nhiều, dặn bé nói nhỏ.
- Hạn chế bé hò hét, ca hát.
4.2. Bổ sung đủ nước cho trẻ
Việc bổ sung đủ nước cho trẻ ho đờm khàn tiếng là vô cùng quan trọng, giúp thúc đẩy chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, tăng sửa chữa và phục hồi nhanh những tổn thương ở cổ họng. Bên cạnh đó, nước còn có tác dụng làm lỏng chất đờm nhầy giúp bé dễ thở hơn.
Trẻ nên uống nước lọc hoặc nước trái cây không cho đường để cung cấp thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Đối với những bé ho đờm khàn tiếng đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức thì mẹ nên tăng lượng sữa, tăng tần suất bú và thời gian mỗi lần bú.
4.3. Sử dụng một số thực phẩm giảm ho, khàn tiếng
Cha mẹ có thể cho bé dùng một số loại thực phẩm giúp trẻ giảm ho, khàn tiếng dưới đây:
- Trà mật ong: Trà mật ong chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy loại nước này làm giảm sản xuất chất nhầy và điều trị ho hiệu quả như thuốc không kê đơn. Mẹ chỉ cần cho 1 – 2 thìa mật ong vào cốc nước ấm và cho bé uống mỗi ngày. Tuy nhiên, trà mật ong chỉ phù hợp với trẻ trên 1 tuổi.
- Gừng: Theo nghiên cứu, gừng chứa gingerol có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giảm sưng, đau và ngăn chặn cơn ho hiệu quả. Mẹ có thể cho gừng tươi vào nước sinh tố, đồ ăn hằng ngày của trẻ.
- Tỏi: Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang, viêm tiểu phế quản. Mẹ nên cho thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày của bé, đặc biệt là khi bé bị ho đờm khàn tiếng.
5. Bé ho đờm khàn tiếng cần lưu ý điều gì?
Mỗi phương pháp điều trị bé ho đờm khàn tiếng sẽ phù hợp với từng độ tuổi khác nhau, đặc biệt mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho bé dưới 4 tuổi, hành động này sẽ rất nguy hiểm cho bé.
- Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Hạn chế các thực phẩm gây ho khàn tiếng ở bé như: chocolate, bạc hà, thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo, các chất kích thích và đồ uống có ga.
- Nên chia nhỏ bữa ăn của bé kho đờm khàn tiếng thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày, nên cho bé ăn ít nhất hai giờ trước khi ngủ.
- Nếu tình trạng trẻ bị ho đờm khàn tiếng mãi không thuyên giảm hoặc gặp các biểu hiện dưới đây mẹ cần đưa ngay bé đến gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp.
6. Khi nào nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện?
Như đã nói ở trên, bé ho đờm khàn tiếng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Nếu không chữa trị kịp thời, nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Do đó, khi xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám trong thời gian sớm nhất:
- Đau họng khi nói, nuốt.
- Khó thở, khó nuốt.
- Ho ra máu.
- Xuất hiện cục u ở cổ.
- Mất giọng nói trong vài ngày.
- Trẻ ho có đờm và sốt cao
Bài viết trên đã đưa ra một số phương pháp điều trị và cách chăm sóc phù hợp khi bé ho đờm khàn tiếng. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cách trị ho cho trẻ cũng như cần tư vấn thêm thông tin về thuốc ho Prospan, bạn có thể liên hệ 1900 6424 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời.