Bên cạnh việc cho bé sử dụng thuốc khi bị ho có đờm thì việc chăm sóc bé và chế độ ăn lúc này cũng rất quan trọng. Vậy bé ho đờm nên ăn gì và kiêng gì là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm bổ dưỡng cho bé ho đờm qua bài viết dưới đây.
1. Mật ong
Từ lâu, mật ong là một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ho, bao gồm tình trạng ho đờm ở trẻ. Điều này là do mật ong có khả năng kháng khuẩn tốt, tiêu viêm như một loại thuốc kháng sinh. Tác dụng này là nhờ sự xuất hiện của hợp chất protid có tên là defensin-1, chất có trong hệ miễn dịch của ong.
Ngoài ra, mật ong có nhiều loại vitamin như B6, C và nhiều khoáng chất như magie, photpho, kali,… giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm ho và đánh tan đờm nhầy vướng víu trong cổ họng của trẻ.
Để sử dụng mật ong hỗ trợ ho đờm ở trẻ hiệu quả, mẹ có thể sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác. Mẹ có thể áp dụng những bài thuốc từ mật ong cho bé như sau:
Mật ong chưng tỏi
Tỏi có chứa allicin, một chất kháng sinh thực vật có tác dụng cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé.
Nguyên liệu:
- 6 tép tỏi sống
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bóc sạch vỏ tỏi, sau đó đập dập rồi thái lát và cho vào một bát nhỏ.
- Bước 2: Cho 3 thìa cà phê mật ong vào bát trên.
- Bước 3: Đem hỗn hợp trên hấp vào nồi cơm hoặc hấp cách thủy.
Mẹ nên cho bé uống 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê. Sau khoảng 5 ngày sẽ thấy triệu chứng ho đờm thuyên giảm.
Chanh đào ngâm mật ong
Chanh đào là thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Khi kết hợp cùng mật ong giúp cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ được nhanh hơn.
Nguyên liệu:
- 1 lít mật ong
- 1 cân chanh đào
- Nửa cân đường (tốt nhất nên dùng đường phèn)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm chanh với nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Cắt chanh thành từng lát theo chiều ngang của quả, sau đó cho vào lọ thủy tinh. Cứ mỗi lớp chanh, mẹ rắc thêm một lớp đường phèn được nghiền nhỏ.
- Bước 3: Đổ mật ong sao cho ngập chanh và đường, để nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.
Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê. Nếu bé không uống được nước nguyên chất, mẹ có thể pha cùng với nước ấm và cho trẻ uống vào buổi sáng.
Tuy nhiên, mật ong chỉ là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho trẻ trên 1 tuổi, vì mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cần lựa chọn mật ong nguyên chất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Xem thêm: Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi nhanh khỏi nhất
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những thực phẩm mà mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi. Tác dụng tuyệt vời này là do bông cải xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua tác dụng của vitamin C. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều các hoạt chất chống oxy hóa làm giảm tình trạng bệnh cảm cúm, ho có đờm khó chịu.
Tuy nhiên khi sử dụng bông cải xanh cho trẻ, mẹ chỉ nên sử dụng cho trẻ từ tám tháng tuổi trở lên.
Để chế biến bông cải xanh cho bé, mẹ có thể tham khảo một số cách chế biến như sau:
Súp bông cải xanh và bí ngô
Nguyên liệu:
- 1 miếng bí ngô nhỏ
- 2 nhánh bông cải xanh
- 1 thìa cà phê dầu oliu
- 1/3 bát con nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bí đỏ rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ và trộn với dầu oliu rồi cho vào lò nướng đến khi chín mềm.
- Bước 2: Bông cải xanh cũng đem rửa sạch rồi hấp chín.
- Bước 3: Cho bí đỏ và bông cải xanh vào máy xay, thêm chút nước và xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra bát cho bé thưởng thức.
Cháo cà rốt bông cải xanh
Nguyên liệu:
- Gạo
- 1 củ khoai lang nhỏ
- 1 củ cà rốt
- 3 nhánh bông cải xanh
Cách chế biến:
- Bước 1: Mẹ vo gạo với lượng vừa đủ rồi cho vào nồi áp suất khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 2: Khoai lang, cà rốt, bông cải xanh rửa sạch và thái miếng vừa ăn.
- Bước 3: Đem khoai lang và cà rốt hấp trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó thêm bông cải xanh hấp tiếp đến khi chín mềm thì bỏ ra.
- Bước 4: Cho phần rau củ vào máy và xay nhuyễn.
- Bước 5: Lấy một nồi nhỏ rồi cho cháu và hỗn hợp đã xay nhuyễn lên đun nóng, thêm nước để cháo đạt được độ loãng phù hợp cho bé.
3. Yến mạch
Bột yến mạch chứa beta-glucan, kẽm và selen giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa và chống lại các triệu chứng ho. Beta-glucan là một chất xơ rất cần thiết để loại bỏ cholesterol và nhiễm trùng đường hô hấp, do đó làm cho yến mạch trở thành một nguyên liệu tốt cho sức khỏe của trẻ.
Để bổ sung yến mạch vào chế độ ăn cho trẻ, mẹ có thể tham khảo công thức sữa yến mạch hạnh nhân.
Theo Đông y, hạnh nhân là một trong những vị thuốc chính giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng ho hen, nhuận tràng. Ngoài ra, nó cũng giàu chất dinh dưỡng, chứa protein, đường, canxi, photpho, sắt và các vitamin A, B, C.
Nguyên liệu:
- Yến mạch: 60 gam
- Hạnh nhân: 40 gam
- Nước: 800 ml
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm yến mạch và hạnh nhân trong 1 – 2 tiếng.
- Bước 2: Mẹ hấp chín các nguyên liệu trước khi xay.
- Bước 3: Cho các nguyên liệu vào máy xay nhuyễn và lọc qua rây.
- Bước 4: Đun sôi hỗn hợp vừa lọc. Mẹ có thể thêm nước để tạo độ loãng phù hợp cho bé.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể ăn được yến mạch, vậy cha mẹ cần xem trẻ có bị dị ứng với yến mạch không để tránh xảy ra những dị ứng xấu. Ngoài ra, yến mạch nếu không được bảo quản đúng cách thì rất dễ bị mốc nên mẹ không nên mua quá nhiều hoặc khi bảo quản cần đậy hộp kín và để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.
4. Rau diếp cá
Kể đến thực phẩm tốt cho trẻ ho đờm thì không thể không nhắc đến rau diếp cá. Rau diếp cá chứa thành phần vitamin C, quercetin, methylnonylketon là những chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng virus. Chúng có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, thuyên giảm nhanh các triệu chứng ho có đờm do viêm họng, cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Mẹ có thể tham khảo hai cách dùng rau diếp cá hỗ trợ tình trạng ho ở trẻ như sau:
Nước ép rau diếp cá
Nguyên liệu: 1 bó rau diếp cá tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Bước 2: Cho rau diếp cá vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước.
Mẹ nên cho trẻ uống rau diếp cá mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), mỗi lần uống 100ml. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày các triệu chứng ho sẽ được thuyên giảm.
Nước vo gạo và rau diếp cá
Nước vo gạo thường được sử dụng để làm đẹp da, tuy nhiên, nó cũng có tác dụng rất tốt đối với tình trạng ho có đờm ở trẻ. Điều này là do nó có chứa các khoáng chất và vitamin nhóm B giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm mềm dịu các cơn ho và cổ họng thoải mái.
Nguyên liệu:
- Một bó rau diếp cá tươi
- Một chén nước vo gạo (nước vo gạo lần thứ hai)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó, gạn lấy phần nước cốt.
- Bước 2: Cho nước rau diếp cá cùng với nước vo gạo vào nồi rồi đun trên bếp khoảng 30 phút.
Để hỗn hợp trên nguội và cho trẻ uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ. Sau khoảng 3 ngày các triệu chứng ho đờm ở trẻ được cải thiện.
5. Cà rốt
Cà rốt là gọi ý tiếp theo đối với các thực phẩm tốt cho trẻ ho có đờm. Theo các nhà khoa học cho biết thực phẩm này giúp bổ sung falcarinol – một chất có tác dụng giảm ho, chống lại hen suyễn bằng cách ức chế hoạt động co thắt của các cơ trơn trong đường hô hấp.
Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin A, vitamin D rất tốt cho sức đề kháng của trẻ, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm virus.
Khi trẻ ho có đờm, mẹ nên chế biến những món ăn từ cà rốt như sau:
Cà rốt nghiền
Nguyên liệu: 450 gam cà rốt
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cà rốt gọt vỏ và đem rửa sạch.
- Bước 2: Hấp cà rốt khoảng 20 phút để cà rốt chín và mềm. Vớt cà rốt ra bát và giữ nước hấp tiếp.
- Bước 3: Nghiền nhuyễn cà rốt và nước hấp sao cho phù hợp với cách ăn của bé
Nếu bé ăn không hết, mẹ chia nhỏ các phần thành 30 gam rồi bảo quản trong tủ đông để dùng dần.
Súp cà rốt nấu cam
Cam là một loại quả chứa nhiều vitamin C và flavonoid. Những chất này làm giảm tình trạng viêm và tăng cường miễn dịch, có thể giúp chống lại cơn ho. Đặc biệt, quercetin – một loại flavonoid có thể giúp điều trị nhiễm trùng do rhinovirus. Loại virus này là nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh cảm cúm thông thường, bao gồm triệu chứng ho đờm.
Nguyên liệu:
- 2 củ cà rốt
- 1 quả cam
- 500ml nước luộc gà
- 1 thìa bơ
- 2 tép tỏi
- 1/2 thìa hạt nêm và 1/2 thìa muối
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho hai tép tỏi và nồi nước luộc gà và đun sôi trên lửa nhỏ.
- Bước 2: Cà rốt rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó hấp chín rồi đem xay nhuyễn.
- Bước 3: Cho cà rốt xay nhuyễn vào nước luộc gà và đun tiếp 3 phút đến khi cà rốt chín.
- Bước 4: Mẹ rửa sạch cam, thái nhỏ rồi cho tiếp vào nồi nước dùng và đun thêm 3 phút nữa.
- Bước 5: Mẹ thêm các gia vị và điều chỉnh tùy theo khẩu vị của bé.
- Bước 6: Cho súp ra bát và cho bé thưởng thức khi súp còn ấm.
Mặc dù cà rốt tốt cho trẻ ho có đờm nhưng mẹ chỉ nên sử dụng khi trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên bởi thành phần nitrat có hại trong cà rốt cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Xem thêm: Trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm, ba mẹ nên làm gì để con nhanh khỏi?
6. Củ cải trắng
Củ cải trắng được biết đến với tác dụng chống viêm tự nhiên nên rất thích hợp trong thực đơn của trẻ bị ho có đờm. Điều này là do thực phẩm này có tác dụng ức chế sự sưng viêm trong đường hô hấp của bé, làm dịu kích ứng trong cổ họng và giảm tiết đờm nhầy, từ đó cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ.
Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như nước, canxi, sắt, photpho, vitamin B1, C, PP và chất xơ giúp làm loãng chất nhầy, kích thích tái tạo tổn thương bên trong đường hô hấp đồng thời nâng cao sức đề kháng của trẻ và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Củ cải có thể chế biến theo những cách như nấu canh, luộc hoặc nấu cháo. Cụ thể:
Củ cải xào trứng
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, sắt và đặt biệt là kẽm – khoáng chất quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé. Không những thế, trứng còn chống lại các tác nhân gây bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục đường thở cho bé.
Nguyên liệu:
- Củ cải: 60 gam
- Trứng gà: 1 quả
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ cải rửa sạch, thái sợi dài và mỏng.
- Bước 2: Cho củ cải lên bép xào mềm, khi thấy củ cải trong thì mẹ cho trứng gà đã đảo đều vào rồi xào đến khi trứng chín là được.
Đây là một món ăn thích hợp cho bé ho có đờm từ 12 tháng tuổi trở lên.
Củ cải nghiền
Đây là cách làm đơn giản mà mẹ có thể thực hiện ngay khi bé xuất hiện triệu chứng ho đờm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ cải rửa sạch rồi thái hạt lựu.
- Bước 2: Cho phần củ cải và hấp chín.
- Bước 3: Cho củ cải vào máy xay nhuyễn, có thể thêm thêm chút nước lọc để trẻ dễ ăn.
Khi chế biến củ cải cho trẻ, mẹ cần đặc biệt chú ý không nên nấu củ cải cùng cà rốt bởi trong cà rốt có chứa enzyme có thể phân hủy vitamin C, vì thế có thể làm giảm lượng vitamin C có trong củ cải.
7. Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm tốt cho trẻ ho có đờm nhờ có tác dụng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Khi cơ thể tiêu thụ khoai lang sẽ sản xuất nhiều bạch cầu hơn, đồng thời các chất xơ giúp cho bé tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ có thể chế biến khoai lang thành cháo loãng để trẻ ăn và có thể cảm thấy dễ chịu mỗi khi xuất hiện triệu chứng ho có đờm.
Cháo cà rốt khoai lang
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 1/2 củ
- Cà rốt: 1/2 củ
- Gạo: 30 gam
- Nước: 250ml
Cách chế biến:
- Bước 1: Khoai lang, cà rốt rửa sạch và cắt nhỏ.
- Bước 2: Cho gạo, cà rốt, khoai lang vào nồi nấu cùng cho đến khi cháo chín.
Đặc biệt, khi sử dụng khoai lang cho bé bị ho có đờm mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Mẹ nên chọn những củ lành lặn, không sứt mẻ, cầm lên chắc tay.
- Không dùng những củ khoai màu đen hoặc bị lỗ.
- Chỉ nên sử dụng khoai đã mua trong khoảng 1 tuần và chú ý không để khoai quá 1 tháng.
- Bảo quản khoai ở nơi mát mẻ, thoáng mát với nhiệt độ khoảng 15 độ C.
8. Lá hẹ
Từ lâu, lá hẹ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh ho cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Tác dụng này là do nó có chứa các chất có khả năng hoạt động tương tự kháng sinh như allicin, sunfit, odorin giúp ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Cách sử dụng lá hẹ chữa ho đờm như sau:
Lá hẹ mật ong
Lá hẹ kết hợp với mật ong làm tăng tác dụng cải thiện triệu chứng ho đờm ở trẻ.
Nguyên liệu:
- 1 vài lá hẹ
- 3 ml mật ong
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá hẹ rửa sạch và để ráo nước.
- Bước 2: Cắt nhỏ lá hẹ vào cho vào bát, thêm mật ong rồi hấp cách thủy trong khoảng 10 phút đến khi lá hẹ chín nhừ.
Mẹ cũng có thể thay thế mật ong bằng đường phèn và thực hiện tương tự với các bước như trên.
Tuy nhiên, đây là phương pháp dân gian nên mẹ không nên lạm dụng chữa ho đờm cho bé. Mẹ chỉ áp dụng phương pháp này đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên vì có chứa mật ong và tránh sử dụng cho những bé có cơ thể âm suy, bốc hỏa. Mẹ cũng không nên dùng lá hẹ quá nhiều vì nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, chẳng hạn như táo bón.
9. Quả lê
Nếu mẹ còn băn khoăn quả lê có tốt cho bé ho có đờm không thì câu trả lời là có. Loại trái cây này có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, quả lê có tính hàn và quy vào kinh Phế, Vị nến giúp giảm đờm, cảm giác rát trong cổ họng và giảm ho khan hoặc ho có đờm.
Mẹ có thể sử dụng quả lê bằng cách cho bé ăn trực tiếp hoặc sử dụng bài thuốc lê hấp đường phèn trị ho có đờm cho trẻ như sau:
Nguyên liệu:
- 1 quả lê tươi
- Đường phèn vừa đủ
Cách chế biến:
- Bước 1: Đem quả lê rửa sạch phần vỏ rồi cắt ngang phần cuống khoảng 1/3 quả.
- Bước 2: Nạo bớt phần lõi bên trong rồi cho vài viên đường phèn. Đậy nắp quả lê lại.
- Bước 3: Đặt quả lê trong chén sứ rồi hấp cách thủy trên lửa nhỏ đến khi đường tan hết. Sau đó, cho quả lê ra khỏi chén sứ.
Mẹ nên cho bé dùng khi hỗn hợp còn ấm. Kiên trì sử dụng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng ho có đờm ở trẻ.
Tuy nhiên, khi sử dụng quả lê cho trẻ ho có đờm, mẹ chỉ nên lọc lấy phần nước cho trẻ khi trẻ còn quá bé và đối với các bé lớn thì có thể ăn cả phần xác quả lê.
10. Nhóm trái cây giàu vitamin C
Trái cây giàu vitamin C bao gồm ổi, ớt bột, ớt chuông, bông cải xanh, các loại thảo mộc xanh (húng tây, rau mùi khô, húng quế khô, hương thảo và rau mùi tây), các loại rau xanh, dâu tây, đu đủ, cam, quýt, bưởi, cà chua, chanh, quấ,…
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng đối với bé ho có đờm là do vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm ho và thở khò khè ở trẻ.
Ngoài ra, nó còn có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính bằng cách hạ sốt, giảm đau ngực và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường.
Do đó, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc từ các loại quả giàu vitamin C cho trẻ chẳng hạn như nước ép quả dâu tây, cam hấp muối…
11. Nhóm cá chứa nhiều Omega-3
Nói đến thực phẩm tốt cho trẻ ho có đờm thì không thể kể đến các loại cá chứa nhiều omega 3, chẳng hạn như cá thu, cá hồi, gan cá tuyết, cá trích, cá mòi, cá cơm và trứng cá muối.
Các hợp chất có nguồn gốc từ acid béo omega-3 giống như những chìa khóa giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng vi khuẩn, virus gây ho có đờm ở trẻ. Nó còn giúp cải thiện luồng không khí tại họng, giảm ho và giảm nhu cầu sử dụng thuốc ở một số trẻ bị ho.
Mặc dù các loại cá chứa nhiều omega-3 tốt cho bé nhưng nó cũng chứa một lượng lớn thủy ngân làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cản trở việc hình thành não ở trẻ. Hơn nữa, một số trẻ có cơ địa dị ứng với các loại hải sản, vì thể mẹ chỉ nên bổ sung thực phẩm này vào khẩu phần ăn cho bé khi bé từ 2 tuổi trở lên và bổ sung từ từ để bé dần dần thích nghi.
12. Thực phẩm không nên ăn khi bé bị ho đờm
Bên cạnh những thực phẩm bé ho đờm nên ăn thì mẹ cần đặc biệt chú ý đối với các thực phẩm không tốt cho bé. Vậy trẻ ho không nên ăn gì? Mẹ hãy kiêng 3 nhóm thực phẩm dưới đây.
12.1. Các đồ ăn, đồ uống lạnh
Một trong những thực phẩm mà mẹ không nên cho bé ăn khi bé đang mắc bệnh ho có đờm như kem, đá bào, nước đá hoặc thực phẩm lạnh.
Việc sử dụng các thực phẩm lạnh khi bé đang ho có thể làm xuất hiện nguy cơ bỏng lạnh, làm vòm họng gia tăng tiết dịch nhầy. Đồng thời, đồ lạnh còn khiến một lượng vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
12.2. Các loại đồ ăn dễ gây dị ứng
Một số thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho trẻ nhưng lại dễ khiến trẻ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nhất định và tùy vào cơ địa của từng bé, chẳng hạn như sữa, hải sản có vỏ, trứng, lạc, một số loại cá, các loại hạt dinh dưỡng.
Điều này là do khi trẻ hấp thụ những thực phẩm này khiến cơ thể hiểu nhầm là các tác nhân có hại, từ đó giải phóng ra histamin gây ra tình trạng dị ứng như ngứa, đau bụng, buồn nôn,…
12.3. Các loại đồ ngọt
Bé đang gặp tình trạng ho có đờm thì không nên ăn các loại đồ ngọt. Đồ ngọt chứa nhiều arginine, đây là chất tạo môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, nó còn khiến dịch nhầy ở cổ tiết ra nhiều hơn, gây cảm giác ngứa ở họng, từ đó làm tình trạng đờm trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại đồ ăn ngọt có thể kể đến như socola, đậu phộng, kẹo, bánh ngọt,…
Chắc hẳn qua bài viết trên, mẹ đã có thể giải đáp được thắc mắc bé ho đờm nên ăn gì và kiêng gì?. Nếu cần thêm thông tin về bệnh ho có đờm của trẻ, mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan
- Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: Điểm bán