Khi bé ho đờm nhiều phải có chế độ sinh hoạt khoa học kèm theo đó ba mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé, áp dụng một số bài thuốc dân gian trị ho đờm hoặc chọn loại siro chữa ho đờm hiệu quả. Cụ thể từng cách chăm sóc bé sẽ được cung cấp đầy đủ tại bài viết dưới đây.
1. Bé ho đờm nhiều phải có chế độ sinh hoạt khoa học
Việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt của bé như vệ sinh mũi họng, tắm nước ấm và vận động nhẹ nhàng có thể hỗ trợ làm giảm hiệu quả tình trạng ho đờm ở bé.
1.1. Bé ho đờm nhiều cần được vệ sinh mũi họng thường xuyên
Bé bị ho có đờm nhiều gây tắc nghẽn đường thở, vì thế việc vệ sinh đường thở để đào thải đờm sẽ giúp bé mau khỏi. Nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi, tránh mũi, mủ không chảy vào họng, phế quản của bé gây viêm nhiễm.
Cách sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé:
- Quấn khăn quanh cổ của bé để phòng nước muối trào ngược ra ngoài.
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để thực hiện các thao tác rửa mũi dễ dàng.
- Đưa ống nước muối vào cạnh bên cánh mũi rồi nhỏ 1 – 2 giọt nước muối vào.
- Đợi khoảng vài phút cho dịch mũi mềm ra. Dùng bông cuộn thành sâu kèn để lấy hết dịch mũi ra.
- Nếu trẻ nhiều dịch mũi, mẹ có thể thực hiện từ 2 – 3 lần.
- Cuối cùng dùng khăn mềm lau khô mũi cho bé.
1.2. Tắm cho bé bằng nước ấm
Tác dụng của việc tắm nước ấm cho bé bị ho có nhiều đờm:
- Giảm tắc nghẽn mũi.
- Hỗ trợ long đờm.
- Giảm đau nhức cơ thể (xảy ra nhiều ở trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh).
- Tăng tuần hoàn máu.
Cách tắm nước ấm đúng cách cho bé bị ho đờm:
- Cởi quần áo cho bé rồi đặt bé vào chậu nước tắm.
- Dùng một tay đỡ đầu và lưng bé, tay còn lại dùng để tắm cho bé. Trẻ đã biết ngồi thì mẹ đặt bé ngồi và tắm cho bé.
- Dùng khăn hoặc cốc làm ướt người của bé.
- Thoa sữa tắm nhẹ nhàng lên người bé và tắm, chú ý vệ sinh kỹ ở các nếp gấp da như nách, cổ và bẹn…
Nhiệt độ nước lý tưởng để tắm cho bé là khoảng 37 – 38 độ C. Nên tắm cho bé mỗi ngày để cơ thể bé sạch sẽ, thoải mái.
1.3. Cho bé vận động nhẹ nhàng để đào thải đờm
Mẹ có thể áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bé đào thải đờm ra ngoài. Cụ thể
- Với bé lớn: Kỹ thuật ho Huff (huff cough) thường được dùng cho các bệnh nhân bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Mẹ cũng có thể thực hành nó để tống đờm ra khỏi cổ họng của bé. Có hai cách thực hiện kỹ thuật ho Huff là mức độ thấp và mức độ cao, cụ thể như sau:
- Mức độ thấp: Hít một hơi bằng mũi. Giữ hơi thở của bạn trong 3 giây. Thở ra bằng miệng, lúc này âm thanh phát ra giống từ “huff”.
- Mức độ cao: Hít một hơi thật sâu bằng mũi cho đến khi bạn cảm thấy không thể hít nữa. Giữ hơi thở của bạn trong 3 giây. Sau đó thở thật nhanh bằng miệng. Thực hiện 3 lần liên tục.
- Với trẻ nhỏ: Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý, được thực hiện bằng tay của kỹ thuật viên hoặc bằng dụng cụ, hoặc kết hợp cả hai. Mục đích giúp cải thiện hô hấp, phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp và đào thải các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Cách thực hiện vỗ rung long đờm như sau:
- Chọn tư thế đặt trẻ: Có 4 tư thế mẹ có thể lựa chọn là nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu về phía trước, bế vác trẻ lên vai, úp người bé lên lòng bàn tay (áp dụng với bé dưới 2 tháng tuổi).
- Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.
- Kỹ thuật vỗ: Khum tay lại rồi dùng lực cổ tay vỗ rung để tạo thành tiếng “bộp, bộp”. Nên vỗ từ dưới lên trên. Không dùng lực cánh tay để vỗ rung long đờm cho bé vì sẽ làm bé đau.
- Thời gian: Mỗi lần thực hiện trong thời gian từ 10 -15 phút.
2. Bé ho đờm nhiều cần được bổ sung dinh dưỡng
Việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý và khoa học trong chế độ ăn uống của trẻ cũng giúp tình trạng ho đờm của bé không bị trầm trọng thêm. Do đó, khi bé bị ho đờm, mẹ nên:
2.1. Bổ sung các thực phẩm giúp tăng đề kháng
Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào bữa ăn giúp bé giảm ho đờm:
- Súp lơ: Súp lơ chứa các enzym giúp phân hủy chất độc, chất nhầy đồng thời cung cấp vitamin C giúp tăng đề kháng cho bé.
- Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin C, kali, chất xơ và vitamin A cao giúp hỗ trợ loại bỏ chất nhờn, suy yếu vi khuẩn và tăng sức khỏe hệ miễn dịch.
- Táo: Vitamin C và chất xơ (pectin) trong quả táo có tác dụng làm giảm chất nhờn tích tụ trong cơ thể.
- Gừng: Gừng có khả năng phân hủy chất độc, đào thải chất nhầy đồng thời chống viêm hữu hiệu.
- Rau xanh: Rau xanh có hàm lượng lớn vitamin A, C, B, E và kali có tác dụng loại bỏ chất nhầy và độc tố ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào cùng hàm lượng chất diệp lục cao giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
2.2. Bổ sung đủ nước cho bé
Theo Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học, Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ Y, nước ấm giúp làm loãng đờm, đờm dễ thoát ra, từ đó giảm tình trạng tắc đường thở, khó thở.
Dưới đây là nhu cầu nước của trẻ cụ thể theo từng độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh – dưới 6 tháng tuổi: Không cần uống nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức pha theo đúng chỉ dẫn đã cung cấp đủ nước cho trẻ.
- Trẻ từ 6 đến 12 tháng: Từ 200 – 300ml nước/ngày.
- Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: Ở độ tuổi này, tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ hoặc dựa vào cách tính nhu cầu nước theo cân nặng để cho trẻ uống đủ nước. Trẻ trên 1 tuổi có thể tự cầm cốc hoặc bình để uống.
Những loại nước bé nên uống:
- Nước lọc ấm.
- Nước ép hoa quả: Nên pha với nước lọc để giảm độ ngọt.
- Trà không cafein.
- Nước điện giải: Nếu trẻ có biểu hiện mất nước.
- Sữa: Sữa không gây đờm, mà bổ sung protein, chất béo và calo giúp trẻ dễ hồi phục.
Các loại nước bé nên tránh: Nước nhiều đường, thức uống chứa cafein, chứa chất phụ gia…
3. Bé ho có đờm mẹ hãy áp dụng một số bài thuốc dân gian
Ngoài những cách giảm ho ở trên, mẹ cũng có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc dân gian trị ho đờm dưới đây:
3.1. Mật ong chữa ho đờm cho bé trên 1 tuổi
Theo Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học, Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ Y, nhiều nghiên cứu chỉ ra mật ong trị ho đờm cấp tính tốt hơn thuốc. Mật ong còn có tác dụng giúp dễ ngủ nên tốt cho bé ho đờm về đêm.
Cách dùng mật ong: Mẹ có thể cho bé uống 1 thìa mật ong sau 3 đến 4 giờ, duy trì uống cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
3.2. Gừng kết hợp mật ong trị ho đờm nhiều
Tác dụng của gừng trị ho đờm đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Gừng có thành phần chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn nên uống trà gừng vừa bổ sung nước vừa ngăn chống lại sự phát triển của vi khuẩn
Cách dùng: Gọt và rửa sạch 1 củ gừng tươi. Đem giã nhuyễn rồi cho vào cốc nước ấm. Thêm chút mật ong vào khuấy đều lên rồi cho bé uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 lần.
3.3. Nước lá hẹ
Theo các tài liệu Đông y, lá hẹ có vị cay, tính ôn, tác dụng giải độc, tán ứ, có thể dùng trong điều trị triệu chứng ho, kể cả trẻ nhỏ.
Cách làm: Rửa sạch 1 nắm lá hẹ rồi cắt nhỏ cho vào bát. Cho đường phèn vào bát đựng lá hẹ rồi đem hấp cách thủy. Chắt lấy nước cho bé uống, dùng 2 lần/ngày.
3.4. Tắc chưng đường phèn giúp bé giảm ho đờm
Trong Đông y, tắc có tính ấm, tác dụng trị ho, long đờm, trị viêm họng, giải cảm, giải rượu tốt. Bên cạnh đó, tắc còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Cách làm tắc chưng đường phèn:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1/2kg tắc tươi, 200 gram đường phèn.
- Làm sạch nguyên liệu: Tắc rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Rửa sạch tắc một lần nữa rồi vớt ra cho ráo nước.
- Sơ chế nguyên liệu: Cắt tắc hành từng lát mỏng. Lưu ý cần giữ hạt vì trong hạt có chứa nhiều tinh chất hỗ trợ trị ho tốt.
- Chưng tắc với đường phèn: Cho tắc và đường phèn vào nồi rồi ngâm trong 1 tiếng. Bắc nồi lên bếp rồi đun sôi nhỏ lửa. Vừa đun vừa khuấy đều tay trong 30 phút. Chưng cho tới khi thấy tắc có màu vàng, nước trong và keo lại là được. Lưu ý: Đây là cách chưng truyền thống, bạn còn có thể chưng tắc đường phèn cách thủy.
- Bảo quản: Đổ tắc chưng đường phèn vào lọ thủy tinh bảo quản để dùng dần.
Cách dùng: Pha nước tắc đường phèn với nước ấm rồi cho bé uống. Mỗi ngày uống 3 lần và uống liên tục trong 3-4 ngày.
3.5. Chanh đào
Vỏ chanh đào chứa tinh dầu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, còn ruột chanh đào chứa nhiều axit citric có khả năng trị ho khá tốt. Bên cạnh đó, chanh đào còn có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Cách làm:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 kg chanh đào, 500g đường phèn, 1 lít mật ong, 100g muối.
- Rửa sạch chanh đào rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút.
- Vớt chanh đào ra cho ráo nước rồi cắt chanh thành từng lát mỏng.
- Tán nhỏ đường phèn.
- Cho đường phèn vào đáy hũ thủy tinh rồi xếp chanh đào lên. Xen kẽ 1 lớp chanh đào 1 lớp đường phèn cho tới khi hết nguyên liệu.
- Cuối cùng, đổ mật ong vào ngập hũ rồi đậy nắp kín. Bảo quản ở nơi khô mát và có thể mang ra sử dụng sau vài tuần.
4. Bé ho có nhiều đờm mẹ nên sử dụng siro ho uy tín
Sử dụng siro ho có thành phần từ thiên nhiên cũng là phương pháp trị ho cho bé hiệu quả mẹ có thể tham khảo. Hiện có khá nhiều sản phẩm siro trị ho, nhưng thuốc ho thảo dược Prospan được nhiều mẹ tin dùng để trị ho cho bé.
Thành phần chính của thuốc ho Prospan là cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP có tác dụng Tiêu nhầy/Long đờm – Chống co thắt – Giảm ho.
Thuốc Prospan được bào chế dưới dạng siro lỏng, không quá sánh đặc, có hương anh đào dịu ngọt, dễ uống. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo tiêu chí 3 KHÔNG: không cồn – không đường – không chất tạo màu, phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách sử dụng thuốc ho Prospan cho bé như sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ ở độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (>10 tuổi): 5ml/lần x 3 lần/ngày.
Xem thêm: TOP 12 thuốc ho TIÊU ĐỜM cho bé HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG
5. Đưa bé ho có đờm nhiều đến bệnh viện kịp thời
Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu sau ba mẹ cần đưa trẻ đi viện ngay, không để ở nhà điều trị:
- Thở nhanh hoặc rút lõm ngực.
- Tím tái.
- Mệt mỏi, lừ đừ.
- Ho ra máu.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Sốt kéo dài hơn 3 ngày.
- Ho kéo dài 3 tuần.
- Ho dữ dội, từng cơn kéo dài, kèm theo đỏ mặt, có tiếng rít sau khi ho.
- Ho đờm kèm theo thở khò khè, sổ mũi
- Có dấu hiệu bị mất nước như: ngủ li bì, chóng mặt, da khô, môi nứt nẻ, khóc ít hoặc khóc nhưng không chảy nước mắt, mắt trũng, đi tiểu ít hơn bình thường…
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã phần nào hiểu rõ bé ho đờm nhiều phải làm sao và cách chăm sóc tại nhà như thế nào. Nếu cần thêm thông tin về cẩm nang trị ho cho bé, ba mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan
- Mua thuốc ho Prospan tại: Hệ thống 25,000 nhà thuốc trên toàn quốc