Ho có đờm là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Tình trạng ho đờm kéo dài có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác như viêm phổi hay viêm phế quản, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, việc chăm sóc trẻ ho đờm đúng cách là rất quan trọng, cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân khiến trẻ ho đờm
Ho có đờm là biểu hiện tống các chất dịch nhầy làm tắc nghẽn đường hô hấp để giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ ho có đờm, hãy điểm qua một số nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ:
Thời tiết thay đổi đột ngột
Sức đề kháng của trẻ còn yếu, nên khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, hoặc từ lạnh chuyển sang nóng khiến cơ thể chưa kịp thích ứng và dễ bị vi rút tấn công vào cổ họng, gây ngứa rát, ho có nhiều đờm.
Liên quan đến các bệnh về đường hô hấp
Ho có đờm còn có thể do các bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm; viêm phế quản, hen phế quản,…
– Cảm lạnh, cảm cúm: Trẻ bị ho có đờm và kèm theo các triệu chứng như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng…
– Viêm phế quản: Dấu hiệu bao gồm thở nhanh, khó thở hoặc khò khè, kèm theo các cơn ho liên tục và ho có đờm.
– Hen phế quản: Dấu hiệu phổ biến là ho liên tục, kéo dài (đặc biệt về đêm), và có tiếng rít khi ho, kèm đờm.
Trào ngược dạ dày
Có thể do bé ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu hoặc nằm ngay sau khi ăn, dẫn đến trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản có thể gây ra ho và đờm, nôn mửa.
Do việc ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm. Nếu bé thường xuyên ăn đồ lạnh, cổ họng dễ bị sưng, viêm và dẫn đến ho có đờm sau một thời gian ngắn.
2. Chăm sóc trẻ ho đờm đúng cách tại nhà
Để giúp trẻ giảm bớt triệu chứng, đồng thời đẩy nhanh quá trình khỏi ho đờm, ba mẹ nên áp dụng kết hợp các phương pháp đơn giản ngay tại nhà dưới đây:
Cho trẻ uống nhiều nước
Bổ sung đủ nước cho cơ thể là một trong những cách trị ho có đờm hiệu quả cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Nước làm loãng dịch tiết, giúp cơ thể dễ dàng tống đờm ra ngoài thông qua phản xạ ho. Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh và bổ sung thêm các loại nước trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Nước muối không chỉ có tác dụng sát khuẩn mà còn làm dịu cảm giác ngứa cổ, rát họng và hỗ trợ tiêu đờm hiệu quả. Bố mẹ có thể sử dụng các sản phẩm nước muối sinh lý có sẵn trên thị trường hoặc tự pha bằng cách hòa 1/4 – 1/2 thìa cà phê muối với 250ml nước ấm và cho bé súc miệng 3-4 lần/ngày.
Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, mẹ vệ sinh đường thở cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi của con để chất nhầy bên trong mũi loãng ra rồi dùng dụng cụ hút. Với trẻ lớn hơn mẹ có thể xịt trực tiếp bằng các loại xịt mũi cho con. Việc làm này là để đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi, kích thích phản xạ ho để tống hết dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Tạo độ ẩm không khí: Vào ban đêm, cổ họng trẻ thường bị khô, dễ bị kích ứng và ho có đờm trở nên nặng nề hơn. Việc tạo độ ẩm không khí còn giúp đờm loãng ra và dễ dàng di chuyển ra khỏi phổi. Sử dụng máy phun sương tạo ẩm để làm ẩm không khí là một giải pháp tốt cho bé.
Sử dụng siro ho: Đây là một phương pháp trị ho đờm cho bé hiệu quả. Mẹ có thể chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thuốc ho thảo dược Prospan với thành phần chiết xuất từ cao khô lá thường xuân để giúp trị ho đờm hiệu quả và an toàn cho trẻ.
Siro ho Prospan được nhập khẩu từ CHLB Đức, được tin dùng tại 105 quốc gia và là thuốc ho có thị phần bán chạy số 1 tại Đức. Với thành phần dịch chiết EA575 từ cao khô lá thường xuân, siro Prospan tăng khả năng trị ho, long đờm hiệu quả nhờ 4 cơ chế tác động:
- Tiêu nhầy/Long đờm: Dịch chiết EA575™ làm loãng chất nhầy, khiến đờm, nhầy dễ bị long ra khi trẻ ho.
- Chống co thắt: Làm giãn cơ trơn hô hấp và giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
- Kháng viêm: Hỗ trợ kháng viêm, giảm viêm, giúp bệnh nhân thở sâu hơn
- Giảm ho: Đường hô hấp của bệnh nhân dần được làm sạch, đường thở được mở rộng, từ đó giảm ho hiệu quả.
Các tác dụng nêu trên của Prospan đều đã được chứng minh lâm sàng.
Ngoài ra sản phẩm không chứa đường, không chứa cồn, không chất tạo màu nhân tạo nên an toàn và lành tính, hạn chế những tác dụng không mong muốn cho trẻ.
Vỗ rung long đờm
Vỗ rung long đờm là phương pháp cha mẹ có thể áp dụng ngay khi trẻ bị ho, mục đích giúp cải thiện hô hấp, phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp và đào thải các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Cách thực hiện vỗ rung long đờm như sau:
- Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ lên vai, úp người bé lên lòng bàn tay.
- Xác định vị trí và vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.
- Khum tay lại rồi dùng lực cổ tay vỗ rung để tạo thành tiếng “bộp, bộp”. Nên vỗ từ dưới lên trên. Không dùng lực cánh tay để vỗ rung long đờm cho bé vì sẽ làm bé đau.
- Mỗi lần thực hiện trong thời gian từ 10 -15 phút.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Giữ vệ sinh môi trường thoáng mát, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, hoá chất độc hại,…
- Giữ ấm cho cơ thể trẻ vào mùa lạnh hoặc không để điều hoà quá lạnh.
- Đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với người hút thuốc, khói thuốc lá rất độc hại, nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
- Tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, khuyến khích trẻ thường xuyên vận động.
- Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ đặc biệt các mũi tiêm liên quan đến bệnh đường hô hấp.
Trên đây là các phương pháp giúp chăm sóc trẻ bị ho có đờm tại nhà đơn giản và hiệu quả. Ba mẹ hãy kết hợp đồng thời các phương pháp trên để giúp con giảm nhanh ho đờm. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho có đờm kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng kèm các biểu hiện bất thường khác thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được được thăm khám và điều trị kịp thời.