Khi thời tiết chuyển lạnh, cúm mùa trở thành mối lo ngại lớn đối với nhiều gia đình, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Bệnh cúm mùa không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, chảy nước mũi, ho đờm trắng kèm theo sốt, rét run, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vậy có những cách phòng bệnh cúm mùa nào? Đâu là phương pháp hiệu quả nhất? Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây.
1. Hiểu về cúm mùa
Cúm mùa là bệnh lý đường hô hấp do virus cúm gây ra, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa thu đông. Theo thống kê cho thấy, trên thế giới mỗi năm có đến 5 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm mùa. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 800.000 – 900.000 người mắc phải căn bệnh này. Virus cúm lây lan qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn.
* Các triệu chứng thường gặp của cúm mùa
- Sốt cao, thường trên 38°C.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng.
- Cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
- Ở trẻ nhỏ, cúm mùa có thể gây khó chịu, quấy khóc hoặc biếng ăn.
Các triệu chứng trên tương tự và dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này thường kéo dài, có xu hướng biểu hiện nặng nề hơn và có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong.
2. Cách phòng ngừa cúm mùa hiệu quả
Tiêm vắc xin cúm định kỳ: Đây là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm mùa. Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn nên tiêm vắc xin cúm đều đặn hàng năm.
Giữ vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lây lan virus cúm:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng – nơi dễ bị virus xâm nhập.
Tránh tụ tập nơi đông người: Để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus cúm, đặc biệt là khi có dịch bùng phát, người đã có triệu chứng cúm không nên đến nơi công cộng để tránh lây lan.
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Giữ khoảng cách ít nhất 2m với người bệnh để tránh tiếp xúc với giọt bắn chứa virus cúm.
Tăng cường sức đề kháng
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi.
- Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho niêm mạc và hỗ trợ giảm ho.
- Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Khẩu trang không chỉ giúp bảo vệ bạn khỏi bụi bẩn, ô nhiễm mà còn ngăn ngừa virus cúm lây lan qua đường hô hấp. Đây là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc phòng chống cúm mùa.
Giữ không gian sống sạch sẽ: Giúp hạn chế vi khuẩn, virus tồn tại trong môi trường. Hãy thường xuyên lau dọn bề mặt đồ dùng bằng dung dịch sát khuẩn, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí để giảm nguy cơ lây nhiễm trong nhà.
Đi khám bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường: Các triệu chứng do cúm gây ra thường tương tự và dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh cúm thường biểu hiện ở mức độ nặng hơn và diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn. Vì thế, cần chú ý theo dõi ngày khi các triệu chứng bất thường này xuất hiện và đi khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ bị cúm để có thể được điều trị kịp thời và đúng cách.
Kết luận
Cúm mùa là một bệnh lý không thể xem nhẹ, đặc biệt trong thời điểm giao mùa thu đông khi thời tiết thay đổi thất thường. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu. Tiêm phòng đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bổ sung dinh dưỡng và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ là “lá chắn” vững chắc trước nguy cơ lây nhiễm cúm.
![]() Prospan – Nhập khẩu nguyên hộp từ CLHB Đức Thuốc ho Prospan được nhập khẩu từ CHLB Đức và phân phối rộng rãi tại 105 quốc gia trên toàn thế giới. Với thành phần chính chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, bộ đôi siro ho Prospan và viên ngậm ho Prospan giúp tăng khả năng trị ho, long đờm hiệu quả nhờ 3 cơ chế tác động: Tiêu nhầy, Chống co thắt, Giảm ho. |