Tiết trời oi bức của mùa hè khiến trẻ dễ bị ốm. Nhiều gia đình sợ trẻ nóng nên bật điều hòa 24/24 cho trẻ, tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý sẽ khiến trẻ dễ bị ho, viêm họng, viêm phế quản, cảm lạnh…Chị Linh ( Giảng Võ, HN) chia sẻ với Prospan: “Mấy ngày nắng nóng, vợ chồng mình bật điều hòa cho con gần như 24/24. Đến lúc thấy bé có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi nhiều, thở khò khè và ho… vợ chồng mình đưa bé đi viện thì mới biết bé bị viêm phế quản”, cùng nhiều tâm sự của các mẹ có con bị bệnh đường hô hấp mùa hè do điều hòa.
Mẹ đừng quên trong nhà nên có sẵn 1 chai Prospan để kịp thời “chiến đấu” khi bé bị ho do nằm quạt, điều hòa; và lưu ý cách sử dụng quạt, điều hòa an toàn được chia sẻ bởi BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TW dưới đây :
1. Nhiệt độ lý tưởng
– Do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nhanh rất dễ bị viêm họng, sốt,…
– Theo bác sĩ, nên để nhiệt độ 27 – 28C là hợp lý. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8C phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ.
– Nên tránh hướng quạt/điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ; sẽ dễ khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp.
2. Thời gian tối đa nằm điều hòa: Không quá 4 tiếng
– Khoảng 3-4 tiếng, mẹ nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để bé thích ứng với môi trường xung quanh.
– Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón nhiều nắng vào phòng càng nhiều càng tốt, tránh để vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển và xâm nhập cơ thể
3. Chuẩn bị cho bé những gì để nằm điều hòa an toàn?
– Trang phục: Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
– Chú ý nhân nhiệt: Thường xuyên kiểm tra lưng bé xem có mồ hôi hay không việc có mồ hôi lưng không lau kịp trong phòng điều hòa rất dễ khiến bé bị bệnh về hô hấp.
– Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
– Với trẻ lớn: Cho bé súc miệng nước muối pha loãng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.
– Chế độ dinh dưỡng: Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước lọc, nước chanh, nước cam,… để giảm hiện tượng khô da, mất nước ở trẻ. Với trẻ trên 1 tuổi mỗi sáng mẹ có thể cho bé nhấm nháp 1 chút mật ong chanh đào để tránh viêm họng.
Giữ ấm cổ và gan bàn chân cho trẻ
Lưu ý: Đặc biệt với trẻ sơ sinh cần giữ ấm cổ và gan bàn chân, tránh mọi tác nhân có thể gây lích ứng đường hô hấp của bé như bụi bặm, khói thuốc, lông thú vật, phấn hoa, người lớn mang mầm bệnh khi tiếp xúc với trẻ.
Khi trẻ ho kèm theo triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám ngay, không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ Ô CỬA BÍ MẬT NHẬN HÀNG TRĂM QUÀ TẶNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Hiểu và dùng đúng thuốc trị ho