Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng cấp tính với tình trạng viêm đường dẫn không khí lớn tới phổi (phế quản), bệnh gây ra những cơn ho dai dẳng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm phổi cấp.
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ
Nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản ở trẻ em là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập khiến đường hô hấp bị sưng viêm, tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn. Có thể kể đến các vi khuẩn phổ biến nhất gây nên viêm phế quản là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)… Khi cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc thuyên giảm, trong môi trường ô nhiễm, thời tiết trở lạnh đột ngột, thì những vi khuẩn này hoạt động càng mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng và gây ra bệnh.
Trẻ sau khi mắc các chứng bệnh viêm hệ tai mũi họng như ho, sổ mũi, cảm lạnh, hay viêm xoang, những vi khuẩn gây viêm phổi lại càng tích cực hoạt động. Nếu sử dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc sức đề kháng của trẻ yếu thì virus có thể sẽ ảnh hưởng đến cuống phổi. Lúc này, khí quản sẽ có hiện tượng sưng phồng, có màu đỏ, có dịch nhầy trong phổi. Chính vì đường thở bị viêm và mắc dịch như vậy mà trẻ sẽ ho nhiều và khó thở.
Nguyên nhân gây bệnh cũng là hệ quả của việc trẻ thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc. Nếu kéo dài tình trạng môi trường như này, bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính.
Ngoài ra, khi trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ viêm phế quản
Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phế thường không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, các dấu hiệu nhận biết ba mẹ nên chú ý có thể kể đến như sau:
- Trẻ ít bú, có dấu hiệu bỏ bú, chán ăn.
- Trẻ bị đau rát ở cổ họng.
- Ho nhiều và kéo dài. Ho khan hoặc ho có đờm. Thở nhanh và ngắn hơn bình thường.
- Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 39 – 40 độ kèm theo dịch mũi, hơi thở khò khè. Dịch mũi của trẻ có màu xanh.
- Trẻ bị đau tức vùng ngực, biếng ăn, mệt mỏi li bì, nôn trớ.
- Với những trường hợp nặng trẻ sẽ có hiện tượng sốt cao, da dẻ tím tái, lồng ngực bị lõm khi hít thở, đôi khi còn xuất hiện các biểu hiện về thần kinh như li bì, hoặc xuất hiện các cơn co giật.
3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Thông thường bệnh viêm phế quản ở trẻ sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi hẳn và không để lại bất cứ di chứng gì. Vì vậy việc chăm sóc trẻ trong thời gian bị bệnh là hết sức quan trọng.
- Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, diễn biến bệnh phức tạp thì cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để thăm sớm, nắm được nguyên nhân bệnh sẽ giúp việc xử trí trở nên dễ dàng hơn.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ, tránh để trẻ bị lạnh, khiến bệnh lý phát triển nặng hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả giúp bù lại lượng dịch bị mất khi bị sốt vừa giúp làm loãng đờm, giúp trẻ dễ thở và dễ tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp.
- Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch đường thở,
- Khi trẻ bị ho, ba mẹ có thể cho bé uống siro ho thảo dược Prospan – nhập khẩu từ CHLB Đức với chiết xuất từ cao khô lá Thường Xuân – một loại thảo dược có tác dụng giảm ho, làm giãn cơ trơn phế quản, hỗ trợ thông thoáng đường hô hấp, làm dịu niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.
- Nếu trẻ sốt dưới 38,5°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý: chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có sự chỉ định.
Ngoài ra các biện pháp chăm sóc trên. Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thực sự phù hợp để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Cụ thể:
– Cho trẻ ăn nhạt, nguyên nhân là do thức ăn quá nhiều muối có thể làm gia tăng triệu chứng viêm.
– Cho bé ăn thức ăn lỏng như cháo, súp để dễ nuốt.
– Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin như A, C, E,… giúp tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch.
Kết luận:
Bài viết trên đã giúp bậc phụ huynh nắm được nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản. Ba mẹ cần theo dõi sát xao tình hình sức khỏe của con và đưa trẻ đi thăm khám sớm nếu diễn biến bệnh trở nặng để giảm thiểu được tối đa những biến chứng về sau và hạn chế tình trạng tái nhiễm.