Viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa sang đông. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng ho kéo dài, khó thở và cảm giác mệt mỏi ở trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm phế quản có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về cách điều trị viêm phế quản cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo.
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản ở trẻ thường do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp, khiến niêm mạc phế quản bị viêm, gây sưng và tiết dịch nhầy. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Virus: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản cấp tính ở trẻ. Các loại virus gây bệnh hô hấp như cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể khiến phế quản bị viêm.
- Vi khuẩn: Viêm phế quản do vi khuẩn ít phổ biến hơn nhưng có thể gây bệnh nặng hơn.
- Yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và các chất gây dị ứng có thể làm tăng nguy cơ viêm phế quản ở trẻ.
Việc nhận biết nguyên nhân giúp bố mẹ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, nhằm giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.
2. Triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ thường bắt đầu với các biểu hiện nhẹ và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các triệu chứng bao gồm:
- Ho dai dẳng: Triệu chứng phổ biến nhất, có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
- Khó thở: Do dịch nhầy làm hẹp đường thở, trẻ có thể khó thở, nhất là khi vận động.
- Sốt nhẹ: Trẻ có thể bị sốt nhẹ kèm theo mệt mỏi.
- Đau họng: Viêm phế quản có thể làm kích ứng cổ họng, gây đau rát và khó chịu.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao trên 39 độ C, khó thở nặng, người tím tái, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
3. Điều trị viêm phế quản đúng cách
Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nếu các bác sĩ xác định nguyên nhân do vi khuẩn thì sẽ có phác đồ điều trị riêng bằng thuốc đặc trị.
Trường viêm phế quản do virus gây ra, thuốc và biện pháp điều trị chủ yếu giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi, cụ thể:
– Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước: Trẻ cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ở trong một môi trường thoáng khí. Đảm bảo trẻ uống đủ nước, vừa giúp hạ sốt, vừa làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Trẻ có thể ho dễ dàng và tống đờm ra ngoài.
– Sử dụng thuốc giảm triệu chứng: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để hạ sốt, giảm ho và giúp thông thoáng đường hô hấp của trẻ, như thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thuốc giãn phế quản…
Một loại thuốc ho vừa hiệu quả vừa an toàn cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ đó là siro ho Prospan. Đây là thuốc ho thảo dược đã được chứng minh lâm sàng với thành phần chính là dịch chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, không chứa đường, cồn hay chất phẩm màu nên rất an toàn, lành tính và hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm phế quản ở trẻ.
Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện các triệu chứng viêm phế rõ rệt chỉ sau 3,48 ngày như giảm cường độ ho, long đờm, khó thở, khó ngủ.,… Sau điều trị, 93% bác sĩ và 91% bệnh nhân đều đánh giá Prospan trị ho ở mức độ tốt và rất tốt; số trẻ bị bệnh rất nặng và bệnh nặng đã giảm đáng kể 96%, bệnh nhân cũng cho biết số cơn ho giảm từ 15-20 lần mỗi ngày còn khoảng 5 lần mỗi ngày. Sử dụng Prospan là giải pháp giúp cải thiện nhanh các triệu chứng và có hiệu quả cao trong điều trị viêm phế quản ở trẻ.
– Vệ sinh làm sạch đường thở của trẻ: Nước muối sinh lý giúp làm sạch đường mũi và loại bỏ các chất gây kích ứng. Rửa mũi bằng nước muối giúp trẻ dễ thở hơn, đặc biệt khi trẻ bị nghẹt mũi do viêm phế quản. Trong trường hợp viêm phế quản nặng, trẻ có thể cần được hỗ trợ hô hấp bằng cách sử dụng máy hít dung dịch muối sinh lý hoặc máy xông hơi (theo hướng dẫn của chuyên gia y tế).
- Tránh các tác nhân gây kích thích: Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất có mùi khó chịu và chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, và các chất gây kích thích khác.
– Chăm sóc môi trường: Đảm bảo rằng môi trường sống của trẻ sạch sẽ và không khí trong lành. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ đồ đạc sạch sẽ và thông thoáng.
– Đảm bảo dinh dưỡng: Trẻ bị viêm phế quản nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, thịt, cá, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua, chất béo lành mạnh. Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại Vitamin A, C, E như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây… Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm canh, cháo, súp. Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau củ.
Trẻ bị viêm phế quản nên tránh các thực phẩm như: Bánh kẹo ngọt, nước uống có gas. Trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên… Tránh ăn đồ quá nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa như tinh bột nguyên hạt…
Cha mẹ cần lưu ý nên cho trẻ ăn ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn không quá nhiều. Thức ăn nên được nấu nhừ, dạng lỏng (cháo, bột…) để dễ tiêu hoá.
– Giữ ấm cho trẻ: Bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là vào ban đêm, để tránh tình trạng nhiễm lạnh, khiến triệu chứng viêm phế quản trở nên nặng hơn.
5. Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ
Việc phòng ngừa viêm phế quản là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trong mùa lạnh.
- Tiêm phòng định kỳ: Tiêm phòng cúm và các bệnh lý đường hô hấp định kỳ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng viêm phế quản.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và che miệng khi ho hoặc hắt hơi để giảm nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh hô hấp.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn và môi trường ô nhiễm để ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp và bảo vệ phế quản.
Kết luận
Như vậy, điều trị viêm phế quản ở trẻ không quá khó khăn, điều quan trọng là theo dõi và chăm sóc đúng cách để bệnh không diễn tiến nhanh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như ngăn ngừa các biến chứng.