Viêm đường hô hấp kèm triệu chứng ho rất dễ gặp không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Đặc biệt trong thời đại đô thị hóa ngày nay, không khí ô nhiễm xuất hiện ở nhiều nơi, là nguyên nhân gây ho, là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng khác như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi … Cùng Prospan tham khảo để biết cách xử lý khi bị ho có đờm hoặc khi cơn ho dai dẳng kéo dài không dứt nhé!
1. Tìm hiểu về triệu chứng ho, có những loại ho nào?
Ho là động tác thở ra mạnh và đột ngột, là cơ chế phản xạ tự vệ nhằm tống xuất đờm nhớt, các dị vật ra khỏi đường thở. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Các chuyên gia đã phân loại thành các triệu chứng ho như sau:
– Ho cấp: Là tình trạng ho xảy ra đột ngột, nhất là do hít phải bụi hoặc chất kích thích. Ho cấp cũng có thể do các nguyên nhân như: Do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Cũng có khi triệu chứng ho xuất hiện trong các bệnh dị ứng tai mũi họng và hen.
– Ho thành cơn: Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà, người bệnh ho liền một cơn, sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa. Cơn ho kéo dài thường gây tăng áp lực trong lồng ngực, người bệnh có thể đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức.
– Ho khan kéo dài: Là tình trạng ho không khạc ra đờm mặc dù người bệnh có thể ho nhiều, Tuy nhiên có người nuốt đờm hoặc vì không muốn khạc ra ngoài. Ho khan kéo dài cần chú ý đến, bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mạn tính.
– Ho có đờm: Là tình trạng người bệnh bị ho và cảm thấy nặng ngực, ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho có đờm đa số nguyên nhân là do viêm phế quản mạn tính, cũng có khi là triệu chứng ho sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang. Ho khạc đờm nhiều kèm theo bội nhiễm luôn phải chú ý đến ung thư họng , thanh quản, thực quản, khí quản…
– Ho ra máu: Là tình trạng ho khạc thấy máu xuất hiện kèm theo, có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Đó có thể là một dấu hiệu của các bệnh viêm phổi cấp và mạn tính, ung thư phổi. Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hoặc sau khi hoạt động mạnh. Thông thường, 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển (nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Nếu ho ra máu chút ít lẫn trong đờm, tái phát một vài lần mà không có sốt hoặc sút cân cũng nên nghĩ đến bệnh lao.
2. Ho dai dẳng có đờm, nguyên nhân do đâu?
Cũng giống rất nhiều các loại bệnh khác, muốn chữa trị tận gốc, bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh. Vậy nguyên nhân gây triệu chứng ho dai dẳng có đờm là do đâu. Hãy cùng Prospan tìm hiểu:
– Viêm thanh quản: các virus tấn công vào cổ họng sẽ làm dây thanh quản bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hình thành những cơn ho kèm theo mất tiếng. Nhiều trường hợp người bệnh khi nội soi thanh quản phát hiện bên trong có rất nhiều mảng mủ, đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh ho ra đờm và khó thở.
– Viêm họng cấp: bệnh này thường gặp ở những người có thói quen sử dụng nước đá liên tục khiến cổ họng bị viêm, ngoài ho có đờm người bệnh còn có thể bị sốt cao, đau rát họng, ngay cả khi nuốt nước bọt cũng cảm thấy khó chịu.
– Ho do viêm phế quản cấp và mãn tính: Thường gặp ở người có tiền sử hút thuốc lá nhiều. Bắt đầu là những cơn ho khan, rát họng sau dần sẽ chuyển thành ho có đờn, chảy nước mũi.
3. Dấu hiệu nhận biết ho có đờm.
Nếu bạn gặp phải triệu chứng ho có đờm vào buổi sáng nhưng đờm không nhiều, màu trong và bóng thì có thể do một số thay đổi của thời tiết giao mùa khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi. Lúc này, chỉ cần giữ ấm cơ thể thì sẽ cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu đờm có những biểu hiện bất thường như dưới đây, bạn không nên chủ quan vì đó có thể là một số dấu hiệu của các bệnh lý:
3.1. Ho đờm kèm theo mũ, có sợi tia máu:
– Ho ra đờm kèm theo máu đen do tắc nghẽn đường hô hấp, thông thường là tắc nghẽn phổi.
– Nếu ho có đờm lẫn tia máu đỏ tươi thì bạn có nguy cơ bị lao phổi, khí quản, triệu chứng viêm họng nặng
– Đờm bọt lẫn tia máu đen là do phù phổi cấp
– Ho ra đờm vào buổi sáng sau khi thức dậy, đờm có sợi máu hoặc cục thì rất ít có khả năng bạn bị ung thư vòm họng.
3.2. Ho có đờm chứa chất nhầy không màu, trong suốt hoặc trắng nhạt, nhiều, thấy sủi bọt là dấu hiệu bệnh:
– Viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính.
– Viêm nhánh khi quản cấp tính
– Giai đoạn viêm phổi thời kì đầu hoặc thể nhẹ
– Viêm khí quản mãn tính.
Ngoài ra bạn có thể căn cứ vào màu sắc của đờm để chẩn đoán bệnh:
– Ho ra đờm màu trắng: Dấu hiệu các bệnh do vi khuẩn như viêm nhánh phế quản, viêm phổi.
– Ho ra đườm màu vàng hoặc xanh lá cây: Dấu hiệu các bệnh viêm nhiễm, bội nhiễm phế quản, phổi.
– Ho ra đờm màu đỏ hoặc nâu đỏ: Dấu hiệu đờm chứa chất hemoglobin hoặc máu.
– Ho ra đờm màu hồng: Có thể là các bệnh nghiêm trọng như phù phổi cấp, cao huyết áp, tim mạch, hoặc do truyền dịch quá nhiều và nhanh khiếp vỡ mao mạch phổi gây phù phổi cấp. Bọt đờm thường màu hồng, hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, cần cấp cứu gấp
– Ho có đờm màu nâu: Thường xuất hiện khi bị bệnh áp xe gan do amip biến chứng áp xe phổi. Ổ áp xe có khả năng thông tới các nhánh khí phế quản phổi, tạo ra đờm màu nâu.
Nhận biết bệnh qua số lượng đờm ho ra:
– Dịch đờm nhiều hơn bình thường: Dấu hiệu bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hoặc bệnh viêm phổi giai đoạn đầu.
– Dịch đờm giảm nhưng bệnh trạng lại tăng lên: Dấu hiệu bị tắc nghẽn hệ hô hấp khiến ho không ra, khạc không ra đờm. Lúc này, bạn cần kiểm tra kĩ càng và xác định nguyên nhân rồi tìm cách thông đờm, giảm sưng, tránh ảnh hưởng đến tình trạng hô hấp. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, vì sẽ làm tăng thêm vi khuẩn kháng thuốc khiến việc chữa trị gặp khó khăn hơn nhiều.
4. Gợi ý cách chữa ho có đờm lâu ngày
Ho có đờm không nguy hiểm và nhưng nếu không chữa trị để kéo dài có thể dẫn tới đau rát cổ, đau đầu, viêm tai giữa, đau tức ngực,…Trong phạm vi bài viết, Prospan xin có một vài lời khuyên về cách phòng và chữa trị căn bệnh khó chịu này.
Cách phòng ngừa bệnh ho có đờm:
– Giữ ấm, tránh bị lạnh ẩm kéo dài.
– Dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, bụi bẩn và vi khuẩn có thể là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng, gây ho.
– Khi ra ngoài đường hoặc dọn dẹp nhà cửa phải đeo khẩu trang cẩn thận.
– Hạn chế tiếp xúc với nhưng người bị cảm hay viêm mũi cấp tính.
– Hạn chế ăn đồ lạnh, tắm nước lạnh.
– Tăng cường ăn nhiều hoa quả, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.
– Nếu có biểu biện của bệnh cần được điều trị ngay, không nên kéo dài.
Đây là căn bệnh thường gặp, nhất là vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh. Ngày nay để điều trị ho đờm không khó, quan trọng nhất là phải có ý thức phòng bệnh, luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện thích hợp, thích nghi với thời tiết, khí hậu tạo môi trường trong sạch mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.
Một số bài thuốc từ thiên nhiên chữa bệnh ho có đờm
– Hấp cách thủy mật ong, gừng thái lát và quất tắc. Mỗi lần hâm nóng lại 1 – 2 thìa canh cho người bệnh uống vào sáng và tối.
– Ngâm chanh đào với mật ong, có thể cho 1 chút muối, ngâm trong 1 lọ. Mỗi lần có thể uống 1 – 2 thìa đến khi khỏi hẳn.
– Lấy lá xương sông thái nhỏ, cho 1 chút mật ong đem hấp cách thủy sau đó chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Xương sông có tác dụng rất tốt trong điều trị ho, ho có đờm và nôn trớ ở trẻ nhỏ.
5. Tư vấn dinh dưỡng cho người ho dai dẳng có đờm.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì 1 chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn ngừa những cơn ho có đờm. Cụ thể:
Những thực phẩm nên ăn khi bị ho có đờm
– Đồ ăn lỏng, dễ nuốt: như các loại cháo, súp, những loại rau quả luộc mềm nhừ. Chúng vừa không gây tổn thương cổ họng lại có thể giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
– Thực phẩm giàu vitamin C, A: tiêu biểu là các loại quả họ nhà cam, chanh, bưởi, khoai lang. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.
– Một số loại gia vị: tỏi và hành tây được khuyến cáo nên thêm vào bữa ăn của những người bị ho lâu ngày bởi chúng có khả năng tiêu diệt virus vi khuẩn và làm sạch khoang họng hiệu quả.
Những thực phẩm người bệnh cần tránh
– Đồ ăn quá lạnh, quá cay hoặc quá nhiều gia vị hoàn toàn không tốt cho vòm họng của bạn, chúng sẽ khiến căn bệnh ho trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt nếu ho có đờm lâu ngày xảy ra với đối tượng là trẻ em thì cha mẹ cần nghiêm cấm bé uống nước có ga bởi chúng sẽ kích thích những cơn ho kéo dài và dễ gây sặc rất nguy hiểm.
– Hải sản: đặc biệt nên kiêng tôm, cua bởi hệ hô hấp của chúng ta dễ bị kích thích bởi vỏ của những loại hải sản này. Bên cạnh đó, nhiều người bị dị ứng với protein trong tôm cua cũng tạo phản ứng ho dai dẳng hơn.
– Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Không phủ nhận rằng các món ăn chế biến theo hình thức chiên, rán có 1 sức hấp dẫn rất lớn với chúng ta tuy nhiên theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng thì người bị ho không nên dùng loại thực phẩm này. Cụ thể, thực phẩm chiên rán sẽ làm tăng thêm gánh nặng co dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
– Đồ ăn mặn hoặc quá ngọt: Theo Đông y, ho là do phổi bị nóng gây ra. Tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và làm cho triệu chứng ho nặng hơn. Một số thực phẩm như ăn cá muối, thịt xông khói hay các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao đều cần tránh khi bạn bị ho.
– Rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho việc chữa ho của bạn không mang lại hiệu quả do chúng làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Nếu muôn thoát khỏi cơn ho nhanh chóng, bạn cần hạn chế tối đa những chất có hại này.
Để có thể điều trị hiệu quả hay không thì chế độ ăn uống vô cùng quan trọng. Việc biết được ho nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bạn nhanh chóng chấm dứt được cơn ho dai dẳng khó chịu.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh được hiệu quả. Các bài thuốc dân gian tuy an toàn và khá lành tính, nhưng lại khá tốn công với những bạn có quỹ thời gian eo hẹp, chưa kể có những trường hợp bị dị ứng với nguyên liệu này.
Viên ngậm Prospan dạng dẻo được coi là giải pháp tối ưu cho chứng ho, ho có đờm ở người lớn.
Với chiết xuất lá thường xuân đã trải qua các nghiên cứu lâm sàng, chứng minh độ hiệu quả và tính an toàn, trong gần 70 năm có mặt trên thị trường, các chế phẩm của thuốc ho Prospan đã được tin dùng tại hơn 100 Quốc gia trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, Prospan dạng siro cũng là thương hiệu thuốc ho thảo dược quen thuộc của tất cả các thành viên trong gia đình, nay đã có thêm dạng viên ngậm dẻo dành cho người lớn, thuận tiện hơn khi sử dụng hàng ngày và mang theo trong các chuyến đi.
Dạng bào chế viên ngậm dẻo mới nhất, tại Việt Nam chỉ có ở thuốc ho Prospan còn mang lại nhiều ưu điểm nổi trội. Khác với các loại viên ngậm ho dạng cứng đang có trên thị trường thường gây khó khăn khi giao tiếp hoặc quá trình tan trong miệng tạo ra các mảnh tinh thể cứng và sắc, làm tổn thương lưỡi, khoang miệng,… viên ngậm dẻo Prospan hoàn toàn không cản trở tới các sinh hoạt, giao tiếp thường ngày khi sử dụng.
Bên cạnh đó, dạng bào chế dẻo còn giúp viên ngậm Prospan lâu tan hơn so với các loại viên ngậm cứng, tăng cường kích thích tuyến tiết, lập tức làm dịu cổ họng, giảm ngứa và đau rát họng. Đồng thời, dịch chiết lá thường xuân đặc biệt có trong các chế phẩm của Prospan sẽ tác dụng hoá lỏng đờm, chống co thắt phế quản, từ đó mang lại tác động kép: trị dứt điểm nguyên nhân gây ho và triệu trứng ho, ngứa rát họng.