Ho là một triệu chứng , có cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Tuy nhiên, ho cũng có thể biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với người già và trẻ em. Nếu bị ho trên 7 ngày không đỡ, ho dai dẳng kéo dài cần đi khám ngay. Ho kèm theo sốt, kéo dài hơn 3 tuần, uống thuốc nhưng không thuyên giảm, có đờm xanh, vàng; thở khó, thở nông hoặc đau ngực khi ho; bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để điều trị ho do các bệnh: hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, lao phổi,…
Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan nhẹ có thể dùng các liệu pháp tự nhiên: Sử dụng chanh và mật ong để chữa ho viêm họng; hấp quất với mật ong và đường phèn; uống Prospan để điều trị ho hiệu quả và an toàn.
Trường hợp ho lâu ngày không khỏi, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, vì có thể các loại thực phẩm đang làm những cơn ho trở nên trầm trọng hơn.
Những loại thực phẩm cần tránh khi đang ho khan, ho có đờm
1. Đồ ăn lạnh, cay
Đồ ăn quá lạnh, cay và nóng dễ gây kích thích vòm họng, khiến triệu chứng ho nặng thêm. Đối với trẻ em ho kích ứng tuyệt đối không uống đồ uống có gas, vì có thể gây nên những cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn cay, vì khi ăn gấy kích ứng , ho bấy ngờ sẽ rấ dễ bị sặc và nguy hiểm cho trẻ.
Kiêng hải sản, đồ ăn cay, nóng khi bị ho
2. Tôm, cua ( các loại hải sản)
Tôm, cua không được khuyên dùng khi bị ho. Đó là bởi vì hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản. Nhiều người còn bị dị ứng với protein trông tôm, cua, gây ra ho kích ứng.
3. Những đồ ăn quá mặn hay quá ngọt.
Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều đến những cơn ho. Nhưng khi đang bị ho, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.
4. Thực phẩm chiên rán
Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những ai đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng co dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
5. Đậu phộng, socola, hạt dưa
Gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm nên cần tránh ăn khi đang bị ho.
Gợi ý thực phẩm nên ăn khi bị ho
– Thức ăn lỏng, dễ nuốt: Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Bởi vậy, cần chế biến các thực phẩm dễ nuốt, mềm như: Các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.
– Thực phẩm giàu vitamin A, C: Rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như cam, chanh, bưởi, súp lơ, khoai lang; các thực phẩm giàu kẽm như: ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.
– Ăn nhiều tỏi, hành tây: Đây là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus: là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng.
Gợi ý cách chế biến 2 món cháo hiệu nghiệm khi bị bệnh ho:
Cháo tía tô
Nguyên liệu: Lá tía tô, gạo , gừng tươi
Cách làm:
– Gạo vo sạch nấu cháo
– Lá tía tô và gừng rửa sạch thái nhỏ. Khi cháo chín cho tía tô, gừng và gia vị vào quấy đều, khi sôi trở lại thì tắt bếp.
– Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày
Cháo tỏi
Nguyên liệu: Gạo, thịt lợn, tỏi, hành lá, gia vị
Cách làm:
– Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị xào chín
– Tỏi rửa sạch giã nhỏ, thêm nước và lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo đã vo sạch để nấu cháo
– Khi cháo chín cho thịt và hành lá đảo đều, cháo sôi lại là bắc bếp
– Nên ăn 1 lần 1 ngày vào buổi sáng khi đói, ăn liền 4-5 ngày cho các dụng trị ho hiệu quả
Điều quan trọng nhất là người bệnh chú ý để phòng bệnh bằng cách vận động phù , ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, tạo môi trường sống trong sạch đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe. Bệnh nhân có tiền sử ho cần uống nhiều nước mối ngày, tranh ở quá lâu trong môi trường khô và lạnh ( nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây dị ứng và kích thích đường hô hấp như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật, giữ ấm cổ, ngực.
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút