Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, thường tăng mạnh khi thời tiết giao mùa. Viêm phế quản không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể biến chứng gây suy hô hấp nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Do hệ miến dịch chưa ổn định, sức đề kháng kém khiến các bé bị viêm phế quản thường yếu ớt, biếng ăn, suy dinh dưỡng, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Dưới đây là kiến thức và 1 số lời khuyên hữu ích trong điều trị chăm sóc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh viêm phế quản, các mẹ có thể tham khảo.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ viêm phế quản[/su_note]
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị viêm phế quản
– Ban đầu, trẻ sẽ khởi phát với các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, có thể kèm theo sốt nhẹ. Cơn ho thường kéo dài trong vài tuần, ban đầu ho khan về sau trẻ ho có đờm vàng, xanh hoặc trắng; ho nhiều về đêm hoặc gần sáng. Trong trường hợp trẻ bị nhiếm khuẩn thường kèm sốt cao trên 38,5 độ.
– Trẻ thường ho kèm khò khè, khó thở; bú kém, nhiều trường hợp kèm nôn trớ. Trẻ viêm phế quản nặng có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú kém, bỏ bú; mệt mỏi, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản
– Trẻ viêm phế quản do thay đổi thời tiết, không khí lạnh, môi trường ẩm thấp; trẻ suy dinh dưỡng, thể trạng yếu.
– Có nhiều yếu tố có thể gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Vi rút là thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho,cảm cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại; gây viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ nhỏ.
– Khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú vật (chó, mèo),… cũng là những nguyên nhân gây viêm phế quản trẻ nhỏ. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất dễ có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.
Điều trị viêm phế quản đúng cách cho trẻ
Điều trị viêm phế quản ở trẻ khá phức tạp và cần theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Ciệc điều trị hướng đến giảm các triệu chứng như ho có đờm, khó thở, giảm nguy cơ biến chứng bệnh.
– Bác sĩ thường chỉ định thuốc ho giúp trẻ long đờm , trường hợp nặng bác sĩ sẽ dùng ống để hút các chất nhầy trong phổi. Bạn không nên dùng thuốc ho có tác dụng cắt cơn ho nhanh. Vì phản xạ ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
Phản xạ ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài
– Cần cho bé uống nhiều nước mỗi ngày , giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. Không khí trong nhà khô hanh, lạnh, bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản. Mẹ hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc. Trường hợi trẻ sốt có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau.
– Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra, việc điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Hiện nay phương pháp phổ biến trong điều trị viêm phế quản là sử dụng kháng sinh đồ với liều lượng và cách sử dụng nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ.
Mách mẹ cách phòng tránh bệnh viêm phế quản trẻ em:
Các bậc cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ:
– Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Nếu trẻ có hiện tượng ho, sổ mũi hãy rửa nước muối sinh lý hoặc hút mũi cho trẻ hằng ngày.
Rửa nước muối sinh lý cho trẻ hằng ngày
– Cách ly trẻ với các tác nhân gây dị ứng, môi trường khói thuốc lá, hóa chất, đảm bảo không khí trong nhà luôn được lưu thông, thoáng mát.
– Vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.
– Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng có trẻ nhỏ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ Ô CỬA BÍ MẬT NHẬN HÀNG TRĂM QUÀ TẶNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút