Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống xuất đàm nhớt, mầm bệnh và các dị vật. Trong đó, ho do virus gây nên thì kháng sinh không có hiệu quả điều trị, thậm chí khiến bệnh nặng hơn. Kháng sinh chỉ nên sử dụng khi bé có dấu hiệu nhiễm khuẩn và được sử dụng đúng loại, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với tâm lý muốn con nhanh chóng cắt ngay cơn ho mên nhiều mẹ vội vàng cho bé sử dụng các loại thuốc cắt cơn ho nhanh, kháng sinh hoặc chống dị ứng cho bé. Đọc bài viết để nắm vững 5 lưu ý “bất di bất dịch” khi trị ho cho bé.
1. Thận trọng khi dùng thuốc trị ho cho bé
Mục đích của việc sử dụng thuốc ho là giảm bớt và loại bỏ các triệu chứng khó chiu, diệt mầm bệnh, tác động vào nguyên nhân gây ho, chứ không phải là cắt cơn ho nhanh để hết ho ngay tức thì. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, lòng phế quản hẹp nhỏ, dễ tắc đờm rãi nên cần tôn trọng phản xạ ho để tống thải thông đường thở.
Không nên sử dụng các loại thuốc tác động lên thần kinh trung ương gây mất phản xạ ho,gây tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.Các thành phần cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi là Dextromethorphan; Chlorpheniramin; Guaifenesin.
Để điều trị các triệu chứng ho, ho do viêm đường hô hấp, viêm phế quản,…mẹ nên cho bé sử dụng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như Prospan có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ
2. Không ngưng dùng thuốc giữa chừng
Thông thường, thuốc ho thường được sử dụng 1-2 tuần để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nhiều trẻ sau 2-3 ngày, khi thấy các triệu chứng giảm, không ít cha mẹ xao nhãng, cho con uống không đủ liệu hoặc thậm chú ngừng thuốc. Việc ngưng thuốc giữa chừng không đúng chỉ định sẽ khiến khó điều trị ho cho bé dứt điểm. Đặc biệt với thuốc kháng sinh, dùng không đúng lộ trình sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Điều này khiến khi trẻ bị tái bệnh, kháng sinh sẽ không còn tác dụng do vi khuẩn kháng thuốc.
3. Chăm sóc và tối ưu dinh dưỡng cho bé
Ho, sổ mũi do virus sẽ khỏi trong 5-7 ngày nếu mẹ chăm sóc và bổ sung thực phẩm đúng cách giúp tăng sức đề kháng.
Khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông, trẻ cần được tắm nước ấm, choàng khăn mỏng giữa ấm cổ và đi tất để bảo vệ gan bàn chân. Khi trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang và độ mũ.
Lúc này, cần vệ sinh đường thở cho trẻ bằng cách dùng nước muối sinh lý để súc miệng và vệ sinh mũi 4-5 lần/ngày.
Dinh dưỡng:
Dân gian thường khuyên trẻ ho phải kiêng nhiều thực phẩm như tôm, cua, thịt gà, rau cải,…Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm. Kiêng khem quá nhiều các món ăn giàu dinh dưỡng có thể khiến bé mệt mỏi và bệnh nặng hơn. Trừ trường hợp trẻ hen suyễn thì cần tráng các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, sữa bò.
– Trẻ bị bệnh đường hô hấp cần uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, đặc biệt là các loại hoa quả có múi như cam, bưởi.
– Trẻ cần được ăn những món ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,sữa,… đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng ( Chất bột, béo, đạm, rau)
– Nên cho bé ăn các thực phẩm giàu kẽm, sắt và Vitamin A như thịt bò, thịt gà, trứng, rau có màu xanh đậm,…
4. Cách cho bé ăn khi bé bị ho
– Trước khi ăn, nên cho bé uống vài thìa nước. sau đó, đặc con nằm sấp hoặc đặt bé lên vai mẹ rồi vỗ về lưng bé. Việc này khiến đàm nhớt không còn ứ đọng trong đường thở, giúp bé đỡ ho và giảm nôn trớ khi ăn
– Khi bé bị ho, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tránh trẻ ăn quá no sẽ dễ nôn trớ hay trào ngược
Điểu trị ho cho bé, giai đoạn này cần tránh các đồ ăn lạnh, thực phẩm chiên rán; thực phẩm béo, ngọt; không cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, socola. Các món ăn có vị tanh cũng không được khuyến khích trong khẩu phần ăn của trẻ vì sẽ dễ khiến bé nôn trớ.
Cha mẹ lưu ý cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi thấy bé có biểu hiện bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú; sốt cao liên tục trên 38,5 độ không hạ, bé có giật, lừ đừ hoặc hôn mê; bé mệt mỏi, ho dai dẳng, thở khó, thở co lõm ngực hoặc tím tái,…
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ Ô CỬA BÍ MẬT NHẬN HÀNG TRĂM QUÀ TẶNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút