Propan
Tổng đài : 1900 6424
No Result
View All Result
  • Prospan
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Prospan Syrup
    • Prospan Forte
    • Prospan Liquid
    • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
  • Cẩm nang trị ho
    • Bệnh đường hô hấp
    • Ho người lớn
    • Ho trẻ em
  • Liên hệ
  • Điểm bán
  • Prospan
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Prospan Syrup
    • Prospan Forte
    • Prospan Liquid
    • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
  • Cẩm nang trị ho
    • Bệnh đường hô hấp
    • Ho người lớn
    • Ho trẻ em
  • Liên hệ
  • Điểm bán
Propan
Trang chủ > Cẩm nang trị ho > Ho trẻ em > 7 mũi vắc xin phòng bệnh hô hấp, bé đã tiêm những mũi nào?
Chuyên mục khác

TẤT CẢ CÁC CHUYÊN MỤC

  • Bệnh đường hô hấp
  • Ho người lớn
  • Ho trẻ em

7 mũi vắc xin phòng bệnh hô hấp, bé đã tiêm những mũi nào?

Prospan
29/05/2020
12/05/2021

 7,216 

Đánh giá

Bệnh hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, do đó, việc tuân thủ các mũi tiêm phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng.

Trải qua suốt mùa dịch Covid này, các mẹ càng thấm thía hơn vai trò quan trọng của vắc xin trong việc phòng bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vắc xin thực sự đóng vai trò như một tấm giáp giúp bé vững vàng hơn khi đối diện với mối nguy hại, bệnh tật.

19

Dưới đây là 7 mũi tiêm phòng bệnh hô hấp được các chuyên gia khuyến cáo tiêm cho trẻ ngay trong những năm tháng đầu đời.

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

  1. Vắc xin phòng bệnh lao

Công dụng của mũi tiêm này là phòng tránh bệnh lao cho trẻ. Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua các dịch tiết: đờm, nước bọt của bệnh nhân. Bệnh lao phổi là bệnh thường gặp nhất trong các thể lao.Vi khuẩn lao có nhiều trong không khí và gia tăng tại các nơi có môi trường kém vệ sinh.

Vắc xin lao được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng tháng đầu tiên sau sinh, tốt nhất là trước khi trẻ được 28 ngày tuổi, tiêm càng sớm càng tốt. Vắc xin này chỉ tiêm 1 liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại

  1. Vắc xin 5 trong 1/ Vắc xin 6 trong 1

Hai loại vắc xin này giúp bé phòng được các bệnh như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh khác như viêm phổi, viêm não… do H.influenzae tuýp B (HIB).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đây là những bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không chỉ dễ mắc phải trong những tháng đầu đời mà còn là những căn bệnh để lại hậu quả vô cùng nặng nề, với tỷ lệ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về trí óc, tiếp thu kém…

Hiện nay, trên thị trường, vắc xin này gồm 3 loại cơ bản:

  • Quinvaxem là vắc-xin 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng
  • Pentaxim là vắc xin 5 trong 1 – dịch vụ
  • Infarix Hexa là vắc xin 6 trong 1 – dịch vụ.

Tất cả các loại vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều cần tiêm 03 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 28 ngày. Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi. Sau đó trẻ cần được cho tiêm mũi thứ 4 nhắc lại lúc 16-18 tháng tuổi hoặc hơn 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ 3.

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

20

  1. Vắc xin phòng phế cầu xâm nhập

Vắc xin này có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý phế cầu xâm nhập như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính.

Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm mũi này trong thời gian tháng thứ 2-3-4. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì liệu trình 3+1 được khuyến cáo để đem lại hiệu quả tối ưu, hiện nay hầu hết đều áp dụng liệu trình này cho trẻ: Mũi tiêm thứ nhất khi trẻ 6 tuần tuổi, mũi tiêm thứ 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi tiêm thứ 3 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.

Tiêm liều nhắc lại tối thiểu cách liều thứ ba 6 tháng, tiêm theo chỉ định bác sĩ. Đối với trẻ sinh non có thể tiêm liệu trình vắc xin phế cầu 3+1 khi trẻ 2 tháng tuổi.

  1. Vắc xin cúm

Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tình trạng ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt thường gặp ở trẻ em.

Tiêm vắc xin cúm giúp phòng ngừa các bệnh do virus cúm – gây ra các bệnh đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%.

Vắc xin cúm có thể tiêm cho trẻ từ thời điểm từ 6 tháng tuổi.

  • Với trẻ từ 6-35 tháng tuổi: Tiêm liều 0,25ml
  • Với trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên: Tiêm liều 0,5 ml
  • Trẻ em dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

  1. Vắc xin tiêm phòng sởi, quai bị, rubella

Liên quan đến mũi tiêm này, thường sẽ được chia thành 2 loại: Vắc xin sởi đơn và Vắc xin sởi – quai bị – rubella. Vắc xin sởi đơn giúp tạo miễn dịch chủ động phòng chống bệnh sởi cho trẻ. Trong khi đó, vắc xin sởi – quai bị – rubella giúp phòng ngừa 3 loại bệnh có thể gây ra dị tật hoặc phát ban ở trẻ, nhất là đối với bé trai, quai bị có thể khiến bé vô sinh về sau này.

21

Về thời điểm tiêm, với vắc xin sởi đơn, có thể tiêm cho bé mũi đầu tiên khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên. Mũi thứ 2 sẽ tiêm nhắc lại vào lúc 15-18 tháng tuổi của trẻ. Với vắc-xin phối hợp sởi – quai bị – rubella, mũi 1tiêm đầu tiên sẽ tiêm muộn hơn, vào lúc trẻ được 12 tháng tuổi và mũi thứ hai sẽ tiêm nhắc lại khi trẻ đang ở độ tuổi đi học là 4-6 tuổi.

Vắc xin sởi đơn là một trong những vắc xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong khi đó, vắc xin sởi – quai bị – rubella là vắc xin tiêm dịch vụ.

  1. Vắc xin phòng thủy đậu

Thủy đậu do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Trẻ sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12-24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100 – 500 nốt.

Với vắc xin này, lịch tiêm cho trẻ được chia theo 2 nhóm độ tuổi, thường tiêm 2 mũi. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi, tiêm mũi đầu tiên vào thời điểm bất kỳ trong độ tuổi và mũi thứ hai khuyến cáo cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Với những trẻ từ 13 tuổi trở lên, tiêm mũi đầu tiên vào thời điểm bất kỳ trong độ tuổi và mũi thứ hai khuyến cáo cách mũi một ít nhất 1 tháng.

  1. Vắc xin thương hàn

Vắc xin này có tác dụng phòng bệnh thương hàn – do trực khuẩn thương hàn (Salmonella tiphy) và phó thương hàn (Salmonella paratiphy) gây nên trạng thái nhiễm độc toàn thân và kèm theo tổn thương đặc hiệu trên đường tiêu hóa. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, từ nguồn nước uống và thức ăn nhiễm khuẩn và do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Lịch tiêm mũi vắc xin này áp dụng với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên. Tiêm một mũi cơ bản duy nhất và nhắc lại sau mỗi 3 năm.

Cha mẹ ghi nhớ những mũi tiêm phòng bệnh hô hấp cơ bản này để theo dõi lịch tiêm chủng trong từng giai đoạn của trẻ. Vắc xin phòng bệnh hô hấp này là tấm áo giáp vững chãi giúp tăng sức đề kháng của cơ thể bé đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể; giảm thiểu tối đa cho trẻ việc bị mắc các bệnh về đường hô hấp.

>> Click để nhận ngay tư vấn từ chuyên gia của Prospan

 Đọc thêm

Bị ho nhiều đồng nghĩa trẻ đang mắc bệnh nặng? Sai lầm của nhiều cha mẹ

5 thói quen nguy hiểm khiến trẻ dễ bị ho sổ mũi ngày nắng nóng – Kiểm tra ngay xem mẹ có mắc phải!

Đánh giá

SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: RA MẮT THƯ VIỆN TIẾNG HO ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký tư vấn miễn phí





    Bài viết được quan tâm

    Trẻ bị ho và chảy nước...

    Sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, dù cho ba mẹ ...

    Xem thêm...
    Thuốc ho cho bé viêm phế quản kèm lưu ý sử dụng an toàn
    Thuốc ho cho bé viêm phế...

    Hệ hô hấp, miễn dịch của trẻ còn non nớt và phát triển chưa hoàn thiện khiến bé dễ có ...

    Xem thêm...
    Trẻ ho liên tục nhiều ngày cần đi khám bác sĩ không?
    Trẻ ho liên tục kéo dài: Khi...

    Trẻ ho dài ngày liên tục có cần đi khám ngay không? Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ ...

    Xem thêm...
    Bài viết mới nhất
    hộp thuốc prospan được đặt trên bàn
    Nên mua thuốc ho Prospan ở đâu uy tín, giá tốt?
    Đánh giá Trước khi mua thuốc ho Prospan, bạn cần nghiên cứu kỹ địa chỉ bán thuốc chính hãng, uy tín kèm một số lưu ý để chọn đúng hàng chuẩn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp địa chỉ mua Prospan đáng tin kèm mẹo kiểm tra chất lượng và sử dụng sản phẩm […]
    Xem thêm...
    Trẻ ho khan về đêm: Tất tần tật thông tin mẹ CẦN hiểu rõ
    Trẻ ho khan về đêm: Tất tần tật thông tin mẹ CẦN hiểu rõ
    5/5 - (1 bình chọn) Trẻ ho khan về đêm dai dẳng không dứt là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Vậy làm sao để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, phòng bệnh hiệu quả cũng như hiểu hơn về tình trạng bé ho khan về đêm, hãy cùng tìm […]
    Xem thêm...
    7 mũi vắc xin phòng bệnh hô hấp, bé đã tiêm những mũi nào?
    Đánh giá Bệnh hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, do đó, việc tuân thủ các mũi tiêm phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Trải qua suốt mùa dịch Covid này, các mẹ càng thấm thía hơn vai trò quan trọng […]
    Xem thêm...
    tập hợp 3 loại thuốc ho prospan
    PROSPAN loại nào tốt | Hỏi – đáp cùng chuyên gia
    Đánh giá Prospan là thuốc trị ho do hãng dược Engelhard Arzneimittel – Đức sản xuất và được SOHACO nhập khẩu về Việt Nam. Thuốc có nhiều loại khác nhau. Về vấn đề Prospan loại nào tốt, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Ngọc Hoa (bệnh viện Vinmec) sẽ giải đáp chi tiết trong bài […]
    Xem thêm...
    360 ĐỘ KIẾN THỨC PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÔ HẤP NGÀY LẠNH
    5/5 - (1 bình chọn) Thời tiết lạnh giá, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, sốt, ho, viêm họng. Lúc này, mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc tác động lên trùng ương thần kinh cắt cơn ho nếu không […]
    Xem thêm...
    Phòng và trị ho do cảm lạnh, cảm cúm lúc giao mùa
    2/5 - (1 bình chọn) Giao mùa với những ngày nóng lạnh xen kẽ, những cơn mưa bất chợt,… là thời điểm dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm với các triệu chứng ho, ho có đờm, sổ mũi, đau họng hoặc sốt. Thời tiết thất thường, nhiệt độ và độ ẩm biến thiên mạnh trong […]
    Xem thêm...

    VỀ PROSPAN

    • Giới thiệu về Prospan
    • Liên hệ
    • Điều khoản sử dụng
    • Sơ đồ trang
    • Điểm bán

    SẢN PHẨM PROSPAN

    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Cough Syrup
    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Forte dạng chai
    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Forte dạng gói
    • Viên ngậm PROSPAN

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    • Ho trẻ em
    • Ho người lớn
    • Bệnh đường hô hấp
    • Cảm nhận khách hàng
    • Tham vấn y khoa

    CHÍNH SÁCH

    • Chính sách bảo hành
    • Chính sách bảo mật thông tin
    Nhà nhập khẩu và phân phối
    CTCP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO
    Mã số thuế 0102043274
    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102043274 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 10 năm 2006.
    Trụ sở chính: Số 5 Láng Hạ, phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội
    Tổng đài CSKH 19006424
    Nhà sản xuất:
    Engelhard Arzneimittel GmbH & Co. KG, Herzbergstrasse 3,
    D-61138 Niederdorfelden, CHLB Đức
    Xuất xứ: CHLB Đức

    ĐÃ ĐĂNG KÝ:

    DMCA.com Protection Status

    • Prospan
    • Giới thiệu
    • Sản phẩm
      • Prospan Syrup
      • Prospan Forte
      • Prospan Liquid
      • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
    • Cẩm nang trị ho
      • Bệnh đường hô hấp
      • Ho người lớn
      • Ho trẻ em
    • Liên hệ
    • Điểm bán

      NHẬN NGAY CẨM NANG CHĂM SÓC
      VÀ XỬ TRÍ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ