Bước vào thời điểm giao mùa, trẻ rất hay bị cảm, ho, sổ mũi. Thường khi trẻ cảm, ban ngày thường bị sổ mũi còn ban đêm lại hay bị nghẹt mũi, các mẹ lưu ý một số cách hiệu quả áp dụng để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi cho con.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Mẹo trị cảm cúm hiệu quả cho trẻ[/su_note]
KHI TRẺ BỊ NGHẸT MŨI
1. Chườm nước nóng lên tai
Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
2. Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý
Không cần thao tác hút nước mũi.
3. Kê cao gối khi ngủ
Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con kg bị mỏi cổ.
4. Uống nước chanh hòa mật ong
LƯU Ý: Chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi.
Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.
KHI TRẺ BỊ SỔ MŨI
1. Massage mũi
Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết.
– Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ.
– Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: “Thần dược” tự nhiên giúp bé nhanh khỏi ốm[/su_note]
2. Cho con uống nước lá húng quế và tỏi nướng
– Dùng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi Việt Nam củ có tép nhỏ), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
– Lấy 10 – 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.
3. Thoa dầu khynh diệp hoặc dầu tràm vào lòng bàn chân
Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.
4. Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý
[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=oqvk8PNFLHY”]
– Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.
– Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải hút sạch nước mũi mới nhỏ, không thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng không nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.
LƯU Ý: Viêm mũi nặng và kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa, rất khó chữa trị, bệnh viêm tai giữa rất hay bị tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Tuyệt chiêu giúp trẻ khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa[/su_note]
Với trẻ dưới 1 tuổi: An toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 4-7 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt hay sổ mũi của trẻ, trước khi cho bé ăn hoặc bú.
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ Ô CỬA BÍ MẬT NHẬN HÀNG TRĂM QUÀ TẶNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút