Có 20-50% trẻ sơ sinh thường gặp hiện tượng bị nôn trớ sữa. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ bị.
Hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần rồi biến mất khi bé 6-12 tháng tuổi.
1. Vì sao bé nôn trớ?
Nguyên nhân là do dạ dày của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Ngoài ra do những yếu tố khách quan như bé hay vặn người sau khi mới bú no. Do mẹ bế bé bú sai tư thế. Trẻ khóc hoặc ho kéo dài cũng kích thích phản xạ này.
Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Nếu bé nhà bạn vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.
Trẻ khóc hoặc ho kéo dài kích thích phản xạ nôn trớ
Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp nôn trớ còn là biểu hiện về một bệnh lý nào đó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, vì thế cha mẹ cần có biện pháp theo dõi và chăm sóc trẻ phù hợp.
2. Mẹ cần làm gì khi bé nôn trớ?
– Lấy khăn sạch lau miệng cho con và quàng khăn vào cổ bé đề phòng bé nôn trớ tiếp. Tuyệt đối tránh bế xốc con lên , sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
– Nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
– Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi
– Lau mặt miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
– Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể trẻ không mất chất điện giải. Tại nhà, có thể dùng nước lọc hay nước trái cây loãng.
3. Bí quyết hạn chế nộ trớ ở trẻ
Đối với trẻ bú mẹ:
– Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không để bú quá no, sau khi bú mẹ thì khoảng 15 phút sau hãy cho trẻ nằm.
– Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên, khum tay và vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ.
Không nên cho trẻ bú khi quá no
Đối với trẻ bú bình: Nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.
Đối với trẻ ăn dặm:
– Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết, nấu cháo/bột loãng giúp trẻ dễ ăn hơn.
– Các bữa ăn của trẻ nên tập trung, thời gian ăn không kéo dài qua 30 phút/bữa. Ăn lâu quá cũng sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, cảm giác chán ăn, khóc, quấy phá.
– Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.
Nôn trớ là một hiện tượng khá phổ biến với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cẩn thận theo dõi tình trạng và biểu hiện tâm lý của con để có những phương pháp đúng đắn kịp thời, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển cân đối mẹ nhé.
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ Ô CỬA BÍ MẬT NHẬN HÀNG TRĂM QUÀ TẶNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút