Propan
Tổng đài : 1900 6424
No Result
View All Result
  • Prospan
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Prospan Syrup
    • Prospan Forte
    • Prospan Liquid
    • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
  • Cẩm nang trị ho
    • Bệnh đường hô hấp
    • Ho người lớn
    • Ho trẻ em
  • Liên hệ
  • Điểm bán
  • Prospan
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Prospan Syrup
    • Prospan Forte
    • Prospan Liquid
    • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
  • Cẩm nang trị ho
    • Bệnh đường hô hấp
    • Ho người lớn
    • Ho trẻ em
  • Liên hệ
  • Điểm bán
Propan
Trang chủ > Cẩm nang trị ho > Ho trẻ em > Bé sơ sinh bị ho | 5 thông tin quan trọng nhất ba mẹ cần biết
Chuyên mục khác

TẤT CẢ CÁC CHUYÊN MỤC

  • Bệnh đường hô hấp
  • Ho người lớn
  • Ho trẻ em

Bé sơ sinh bị ho | 5 thông tin quan trọng nhất ba mẹ cần biết

Prospan
29/11/2021
30/12/2021

 159 

Nội dung

  1. 1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?
    1. 1.1. Do thời tiết thay đổi
    2. 1.2. Do vi khuẩn, virus
    3. 1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên
    4. 1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác
  2. 2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp
    1. 2.1. Ho có đờm
    2. 2.2. Ho khan từng cơn
    3. 2.3. Ho gà
    4. 2.4. Ho do viêm phổi
  3. 3. Cách chăm sóc bé sơ sinh bị ho nhanh khỏi
    1. 3.1. Cho bé sơ sinh bị ho bú mẹ nhiều hơn
    2. 3.2. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé
    3. 3.3. Bé sơ sinh bị ho cần nâng cao đầu khi nằm
    4. 3.4. Tiêm phòng cho bé sơ sinh
  4. 4. Trẻ sơ sinh bị ho mẹ NÊN – KHÔNG nên ăn gì? 
    1. 4.1. Các thực phẩm mẹ nên ăn 
    2. 4.2. Các thực phẩm mẹ không nên ăn
  5. 5. Cách chữa ho cho bé sơ sinh
    1. 5.1. Cách trị ho bằng bài thuốc dân gian
    2. 5.2. Trị ho cho bé sơ sinh bằng Siro ho thảo dược
  6. 6. Trường hợp cần đưa bé sơ sinh bị ho đi khám bác sĩ
    1. 6.1. Những trường hợp cần đưa bé đi khám ngay lập tức
    2. 6.2. Những trường hợp cần đưa bé đi khám sớm
Đánh giá

Bé sơ sinh bị ho là hiện tượng thường gặp nhưng đây vẫn luôn là nỗi lo lắng không yên của các bậc cha mẹ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Cách chăm sóc bé sinh bị ho thế nào cho đúng? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Prospan giải đáp trong bài viết dưới đây, mẹ theo dõi nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc bé sơ sinh bị ho
Tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc bé sơ sinh bị ho

1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?

Ho là một phản ứng cơ thể của trẻ nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ gây bệnh khi gặp các hiện tượng bất thường từ môi trường. Phản ứng ho là biểu hiện hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng nếu các mẹ không phân biệt ho thường và ho do virus thì rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị ho nặng và dài hơn.

Ho ở bé sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bé sơ sinh bị ho.  

1.1. Do thời tiết thay đổi

Nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột trong những thời điểm giao mùa là một trong những tác nhân gây ra cơn ho ở bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, ho khan, ho gió,… Sở dĩ, bé sơ sinh bị ho khi thời tiết thay đổi là do hệ miễn dịch của bé còn non nớt và cơ thể chưa có thời gian để thích nghi với môi trường mới. 

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý đến tình trạng độ ẩm trong không khí tăng cao. Độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy, co thắt phế quản, phản ứng viêm,… Kết quả là bé có các biểu hiện ho, có đờm, chảy nước mũi, hắt hơi,…

Chảy dịch mũi sau gây hắt xì và ho khan cho trẻ.
Thời tiết thay đổi là nguyên nhân dẫn đến ho ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém, trong đó có bé sơ sinh

1.2. Do vi khuẩn, virus

Khi vi khuẩn, virus bắt đầu tấn công đường hô hấp thì phản xạ của cơ thể là ho và tăng tiết dịch nhầy nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. 

  • Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên

Đường hô hấp trên gồm các cơ quan tai, mũi, họng, xoang, thanh quản, đây là những cơ quan hô hấp thường xuyên tiếp với không khí bên ngoài nên rất dễ bị nhiễm virus, đặc biệt là những lúc thời gian giao mùa, trời chuyển lạnh – nóng thất thường.

Trường hợp ho ở trẻ này thường gặp trẻ sơ sinh mắc các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa hay cảm cúm. Với những trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng rất dễ mắc phải các bệnh này do không đủ sức đề kháng. Nếu trẻ sơ sinh bị ho do bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách cũng có thể giúp bé hết ho một cách tự nhiên không cần dùng tới thuốc.

  • Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn hô hấp dưới

Trường hợp bé bị ho do nhiễm khuẩn hô hấp dưới là những tình trạng cũng khá nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm phổi,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì rất dễ thành bệnh mãn tính, suy hô hấp nặng và có nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, khi thấy trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng quá lâu không khỏi mẹ cần đưa ngay bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên

Bé sơ sinh bị ho do dị ứng với các dị nguyên là khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa, khói bụi,… Trong trường hợp này, cơ thể coi các yếu tố này là dị nguyên nên tăng tiết dịch nhầy nhằm loại bỏ những tác nhân kể trên ra khỏi cơ thể.

Tùy vào tác nhân dị ứng và mức độ phản ứng của cơ thể mà bé có các biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện thường gặp là ho, sổ mũi, ngứa mũi, đỏ mắt, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy,…

Môi trường ô nhiễm khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh về hô hấp.
Môi trường ô nhiễm khiến trẻ dễ bị dị ứng

1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân khác khiến bé bị ho mà mẹ cần lưu tâm đó là: 

  • Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Đây là bệnh lý thường gặp ở bé sơ sinh do nhiều nguyên nhân như cấu trúc giải phẫu dạ dày chưa hoàn thiện, thức ăn lỏng, cơ thắt thực quản hoạt động chưa hiệu quả,… Khi thức ăn, dịch acid trong dạ dày đi lên thực quản sẽ kích thích phản xạ ho của cơ thể nhằm ngăn chặn các dị vật này đi vào phổi, đồng thời để tống chúng ra khỏi đường hô hấp. 
  • Bé bị ho do sặc trong khi ăn hoặc bú mẹ: Sặc là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi sơ sinh. Tương tự với cơ chế ho trong trào ngược dạ dày – thực quản, ho do sặc cũng là phản xạ của cơ thể, ngăn ngừa nước, sữa đi vào phổi và loại bỏ chúng ra ngoài. 
  • Bé bị ho do tác nhân vật lý, hóa học khác.
Thống kê cho thấy 80% trường hợp sặc dị vật ở độ tuổi sơ sinh

2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp

Mỗi loại ho có những biểu hiện đặc trưng. Vì vậy, mẹ nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bé để từ đó có cách xử trí phù hợp. 

2.1. Ho có đờm

Ho có đờm là biểu hiện đặc trưng của tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Tùy vào tình trạng viêm nhiễm mà đờm có thể màu xanh, vàng, trắng đục hoặc trong. Nếu đờm nhiều, bé có thể có dấu hiệu khó thở, nôn, trớ, khi áp sát tai nghe thấy tiếng rên rít,…

Ho có đờm do một số nguyên nhân như:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, thời điểm giao mùa hoặc nắng mưa thất thường. 
  • Bé bị dị ứng bởi phấn hoa, lông động vật, khói bụi, khói thuốc lá,…
  • Bệnh lý do vi khuẩn, virus gây ra, ví dụ như cảm lạnh, cảm cúm,…

2.2. Ho khan từng cơn

Bé có biểu hiện ho khan từng cơn kéo dài, không có đờm, đôi khi có thể xuất hiện tiếng thở khò khè. 

Ho khan từng cơn xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau: 

  • Bệnh lý đường hô hấp như viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm họng,…
  • Ho do hen suyễn. Trường hợp này ho khan kèm theo tiếng rút khó chịu.
  • Ho do sặc dị vật hoặc ho do bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.
Mẹ nên theo dõi các biểu hiện của bé để xác định chính xác bé bị ho gì

2.3. Ho gà

Ho gà là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis (B. pertussis). Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này giải phóng ra độc tố làm viêm đường hô hấp và gây ra các cơn ho dữ dội, kéo dài. 

Bé sơ sinh bị ho gà có các biểu hiện đặc trưng như:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh trung bình là từ 6 – 20 ngày. Trong giai đoạn này, bé không có biểu hiện gì đặc biệt, bé vẫn sinh hoạt bình thường. 
  • Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần. Các biểu hiện chưa thực sự rõ rệt. Ở giai đoạn này bé bắt đầu có dấu hiệu ho và ho nhiều về đêm. Bên cạnh đó, bé có thể sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi, biếng ăn. 
  • Giai đoạn kịch phát: Đây là giai đoạn mà các triệu chứng được bộc lộ rõ nhất. Bé ho rũ rượi, khó kiểm soát, ho thành cơn, mỗi cơn kéo dài tối thiểu là 1 phút. Kèm theo đó là tiếng thở rít vào xen kẽ mỗi cơn ho. Cuối cơn ho, chảy nhiều đờm, dãi, thậm chí là nôn. Ở bé sơ sinh, mẹ có thể nhận thấy trẻ có những cơn ngưng thở ngắn thay vì có biểu hiện thở rít.  
  • Giai đoạn hồi phục: Trong giai đoạn này, cơn ho ở bé sơ sinh giảm dần và ho chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Bé ho gà có biểu hiện ho rũ rượi, thành từng cơn kéo dài hơn 1 phút

2.4. Ho do viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi là do virus hoặc vi khuẩn và cả cảm lạnh thông thường nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ biến chứng thành viêm phổi. Trẻ bị viêm phổi sẽ cảm thấy mệt mỏi (bỏ bú hay bú kém), ho có đờm xanh và vàng, sốt trên 37 độ, thở nhanh,… đi cùng với đó là âm thanh nghe thấy có đờm đi trong mỗi cơn ho.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi tốt nhấ là mẹ hãy đưa ngay bé đến gặp các bác sĩ để tham khảo biết chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp, tránh tìm cách chữa ho cho trẻ sơ sinh tại nhà khiến tình trạng ho kéo dài.

Xem thêm:

  • Trẻ bị ho | 3 thông tin quan trọng ba mẹ cần biết
  • Ho ở trẻ em là gì? 4 điều rất quan trọng ba mẹ cần biết

3. Cách chăm sóc bé sơ sinh bị ho nhanh khỏi

Mẹ áp dụng đồng thời các cách dưới đây để bé nhà mình nhanh khỏi ho mẹ nhé!

3.1. Cho bé sơ sinh bị ho bú mẹ nhiều hơn

Bổ sung nước cho bé là biện pháp tối ưu làm dịu tình trạng đau rát họng do ho nhiều đồng thời làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp. Đối với những bé sơ sinh, mẹ chỉ cần bổ sung nước cho bé thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức (với những bé không bú sữa mẹ). Mẹ nên tăng tần suất cho bé nhiều hơn bình thường và chia thành nhiều cữ bú nếu bé bị ho nhiều, mệt mỏi, chán ăn để bé ăn dễ dàng hơn. 

Như đã biết, sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể dồi dào cho bé trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, việc tăng số lần cho bé bú trong ngày cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé mau chóng hồi phục. 

Lúc này, mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bao gồm đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ tránh ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và hạn chế đồ ăn dễ bị dị ứng (tôm, cua,…) để đảm bảo cung cấp cho bé nguồn sữa tốt nhất.

Tăng cường cho bé bú sữa mẹ là biện pháp trị ho hữu hiệu dành cho bé

3.2. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé

Môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị ho cho bé. Mẹ nên vệ sinh nhà cửa, nơi ở thường xuyên; lau dọn, hút bụi những đồ vật làm bằng vải; có thể sử dụng kết hợp với máy lọc không khí,…

Ngoài ra, mẹ cần chú ý:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% không chỉ làm loãng dịch nhầy mà còn rửa trôi vi khuẩn, virus tồn tại trong mũi bé. Mỗi ngày, mẹ nên thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần nhỏ từ 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ dùng khăn giấy mềm để lau dịch nhầy chảy ra cho đến khi mũi bé trở nên khô ráo. Thời điểm vệ sinh mũi cho bé tốt nhất là trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, nhờ đó bé ăn uống ngon miệng và dễ ngủ hơn.
  • Cho bé tắm nước ấm: Khi bé sơ sinh bị ho, mẹ nên cho bé tắm nước ấm từ 35 – 38 độ và trong khoảng thời gian ngắn từ 5 – 10 phút, tránh để bé bị cảm lạnh.

Lưu ý: Mẹ cần luôn giữ ấm cơ thể bé, tránh gió,… để tránh cơ thể bé bị nhiễm lạnh sẽ càng làm tình trạng ho nặng hơn

Nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp, từ đó giảm tình trạng ho, khó chịu cho bé

3.3. Bé sơ sinh bị ho cần nâng cao đầu khi nằm

Với những bé ho có đờm thì nâng cao đầu khi nằm giúp ngăn ngừa đờm chảy xuống phía sau cổ họng gây ra những cơn ho dữ dội hơn. Ngoài ra, nâng cao đầu còn giúp đờm, nhầy không bị khô, đặc lại, nhờ đó đường thở trên thông thoáng và giúp bé dễ thở hơn. 

Mẹ nên chuẩn bị gối cao vừa phải để bé dễ chịu khi nằm, tốt nhất mẹ dùng 1 chiếc khăn gấp gọn lại rồi lót xuống phía dưới gối bé.

3.4. Tiêm phòng cho bé sơ sinh

Đối với bé trong độ tuổi từ 0 – 24 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu thì vắc-xin chính là vũ khí tốt nhất để phòng bệnh. Vắc-xin được đánh giá là biện pháp phòng bệnh tương đối an toàn, hiệu quả và rất tiết kiệm giúp hạn chế tối đa nguy cơ bé bị ho do các bệnh lý như cảm cúm, ho gà, sởi, viêm phổi do phế cầu,…

Mẹ nên cho bé tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin theo quy định

4. Trẻ sơ sinh bị ho mẹ NÊN – KHÔNG nên ăn gì? 

Bên cạnh tìm hiểu cách chăm sóc bé sơ sinh bị ho đúng cách, mẹ cũng cần tìm hiểu các thực phẩn nên ăn và không nên ăn để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng giúp con tăng sức đề kháng. Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thực phẩm mẹ nên ăn dưới đây.

4.1. Các thực phẩm mẹ nên ăn 

  • Thị bò: Chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất chứa hàm lượng kẽm và selen lớn giúp mẹ cải thiện chất lượng sữa, cho bé tăng sức đề kháng sinh ra các kháng thể chống lại virus.
  • Móng giò heo: Là thực phẩm lợi sữa bổ dưỡng nên ngay sau khi sinh, ông bà ta luôn khuyên các mẹ bỉm nên ăn canh hầm giò heo để đảm sữa về nhiều. Trong móng giò giàu đạm và nhiều dưỡng chất nên đảm bảo sữa cho bé
  • Đu đủ: Chứa nhiều vitamin A, C, E, K, Carotene, chất xơ, canxi, kali, megie,… Đây đều là những vi chất quan trọng trong quá trình hình thành hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm khác như: khoai lang, súp lơ, cà rốt,… và một số loại quả như: chuối sứ, nho, lê, táo, ổi, dứa,…

4.2. Các thực phẩm mẹ không nên ăn

  • Da gà: Từ xưa các cụ khuyên khi bị ho không nên ăn thịt gà, khoa học cũng chưa chứng minh về điều này. Tuy nhiên trong thịt gà chứa nhiều đạm, kẽm,… bổ dưỡng nhưng khi ăn mẹ chỉ nên ăn thịt nạc mà bỏ không ăn da gà.
  • Đồ ăn lạnh, cay: Ở thời gian nuôi con bằng sữa, mẹ ăn gì thì bé ăn đấy vì thế khi mẹ ăn các đồ lạnh, cay nóng sẽ khiến trẻ bị ho nhiều hơn, sức đề kháng kém hơn
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Mẹ nên tránh các đồ ăn chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ làm giảm chất lượng sữa khiến bé tiêu hóa kém, cơ thể dễ mệt mỏi.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Bé nhà bạn dị ứng với thực phẩm nào thì mẹ cũng nên tránh ăn các thực phẩm đó.

5. Cách chữa ho cho bé sơ sinh

Sử dụng thảo dược dần trở thành xu thế mà các mẹ bỉm sữa lựa chọn để trị ho cho bé sơ sinh tại nhà. Hãy theo dõi phần dưới đây để tìm hiểu 2 phương pháp chính có sử dụng thảo dược để trị ho cho bé. 

5.1. Cách trị ho bằng bài thuốc dân gian

  • Bài thuốc với quất và đường phèn: 

Quất có công dụng trị ho, long đờm rất tốt do chứa các thành phần như tinh dầu, pectin, vitamin,…

Hướng dẫn thực hiện: Quất đem rửa, để khô. Sau đó cho vào 1 bát nhỏ, đổ ngập đường, đem chưng cách thủy. Đun trong khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp. Chờ nguội bớt rồi cho bé uống từng thìa.

Bài thuốc dân gian từ quất và đường phèn giúp trị ho bé sơ sinh hiệu quả tại nhà
  • Bài thuốc với đường nâu, tỏi, gừng:

Tỏi, gừng không chỉ là gia vị mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn là vị thuốc được sử dụng nhiều trong bài thuốc dân gian trị ho. Tỏi, gừng chứa nhiều thành phần có đặc tính chống viêm, giảm ho khi kết hợp cùng đường nâu tạo nên công thức trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện: Tỏi, gừng đem giã nát rồi trộn cùng đường nâu. Đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy nước cho bé uống.   

  • Bài thuốc bằng nước củ cải trắng: 

Nổi tiếng với công dụng tiêu đờm, bổ phế, bài thuốc từ nước củ cải trắng cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực về công dụng trị ho cho bé sơ sinh hiệu quả tại nhà. 

Hướng dẫn thực hiện: Lấy 1 củ cải trắng, đem gọt bỏ vỏ, rồi cắt từng khúc và cho vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt cho bé uống. Lưu ý hâm nóng nước củ cải trắng trước khi cho bé uống.

Lưu ý: 

  • Mẹ nên hạn chế sử dụng các thuốc kháng sinh, đặc biệt là khi chữa ho cho trẻ sơ sinh tại nhà.
  • Tham khảo thêm các ý kiến của bác sĩ về cách chữa ho cho trẻ sơ  sinh tại nhà bằng các bài thuốc dân gian như dùng lá diếp cá, húng chung, lá hẹ,…

Xem thêm: Top 20 bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn mà hiệu quả

5.2. Trị ho cho bé sơ sinh bằng Siro ho thảo dược

Siro ho thảo dược là giải pháp trị ho tối ưu, tiện lợi mà các mẹ có thể tham khảo. Mẹ ưu tiên lựa chọn những siro ho thảo dược có uy tín, thương hiệu, đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ và quan trọng nhất là phù hợp với độ tuổi của bé.

Prospan thuốc ho cho cả gia đình.
Prospan – Chuyên gia trị vạn tiếng ho

Thuốc ho thảo dược Prospan được mệnh danh là “thuốc ho quốc dân” được sản xuất trực tiếp bởi hãng dược phẩm Engelhard Arzneimittel – Đức và nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam bởi công ty SOHACO. 

Prospan có công dụng giảm ho, chống co thắt, tiêu nhầy, được dùng trong trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính kèm theo ho và điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản cấp.

Prospan dành cho trẻ gồm 2 loại: 

  • Prospan Syrup: Dành cho trẻ từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ.  
  • Prospan Forte: Dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Prospan Syrup – Sản phẩm phù hợp với bé sơ sinh bị ho

Thuốc ho Prospan chứa thành phần chính là Cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP. Sản phẩm có cơ chế trị ho là long đờm, giãn phế quản, kháng viêm, từ đó, giảm ho. Ngoài ra, sản phẩm này không chứa cồn, đường và không chất tạo màu. Prospan có hương vị ngọt dịu, chất siro có độ sánh vừa phải, dễ uống, đặc biệt thích hợp cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lưu ý cho mẹ: Thuốc ho Prospan có chứa sorbitol gây nhuận tràng với trẻ quá nhạy cảm với sorbitol. Ngoài ra, Prospan còn chứa fructose nên không được dùng cho trẻ mắc chứng không dung nạp fructose, mẹ nhờ Dược sĩ tư vấn trước khi sử dụng cho con nhé!

6. Trường hợp cần đưa bé sơ sinh bị ho đi khám bác sĩ

Thực tế cho thấy phần lớn các trường hợp bé sơ sinh bị ho thường khỏi sau 7 ngày chăm sóc tại nhà mà không cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng histamin, long đờm,… Vì vậy, khi bé sơ sinh ho kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ cần cho bé đi khám sĩ sớm nhất có thể. Cụ thể: 

6.1. Những trường hợp cần đưa bé đi khám ngay lập tức

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức: 

  • Bé chán ăn, bú ít, bỏ bú, nghiêm trọng hơn là không uống được sữa. 
  • Co giật, khó thở, khi thở nghe thấy tiếng rít. 
  • Ho ra máu, ho kèm theo sốt trên 38 độ. 
  • Ho có đờm đặc, vàng, xanh, đờm có mùi hôi.

6.2. Những trường hợp cần đưa bé đi khám sớm

Mẹ không nên để bé điều trị tại nhà khi bé có các biểu hiện sau: 

  • Ho kèm theo khạc đờm trong nhiều ngày và tình trạng ho không thuyên giảm sau 1 tuần chăm sóc đúng cách.
  • Sụt cân, đổ mồ hôi nhiều về chiều. 
  • Bé thở khò khè. 
  • Bé không chịu chơi, quấy khóc nhiều. 

Qua bài viết trên, hi vọng mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh bị ho. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ có thể liên hệ 1900 6424 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời mẹ nhé!

Đánh giá

SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: RA MẮT THƯ VIỆN TIẾNG HO ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký tư vấn miễn phí





    Bài viết được quan tâm

    Thuốc ho cho bé bao nhiêu tiền | Báo giá 12 loại thuốc ho uy tín hiện nay
    Thuốc ho cho bé bao nhiêu...

    Nhiều phụ huynh muốn mua thuốc trị ho cho con nhưng bối rối vì không biết thuốc ho cho bé ...

    Xem thêm...
    Khám phá lợi ích trị ho cho...

    Nhiều mẹ đã chia sẻ các cách dùng quả cam để chữa ho cho trẻ, có tác dụng hỗ trợ ...

    Xem thêm...
    nữ bác sĩ và hộp thuốc ho prospan
    REVIEW thuốc ho Prospan Đức:...

    Prospan Đức là sản phẩm trị ho hiệu quả và an toàn. Nếu muốn tìm hiểu sâu thêm về vấn ...

    Xem thêm...
    Bài viết mới nhất
    Siro ho viêm họng cho bé | TOP 8 loại siro tốt mẹ nên chọn
    Siro ho viêm họng cho bé | TOP 8 loại siro tốt mẹ nên chọn
    Nội dung1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?1.1. Do thời tiết thay đổi1.2. Do vi khuẩn, virus1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp2.1. Ho có đờm2.2. Ho khan từng cơn2.3. Ho gà2.4. Ho do viêm […]
    Xem thêm...
    Lựa chọn nào hiệu quả và an toàn cho trẻ bị ho?
    Nội dung1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?1.1. Do thời tiết thay đổi1.2. Do vi khuẩn, virus1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp2.1. Ho có đờm2.2. Ho khan từng cơn2.3. Ho gà2.4. Ho do viêm […]
    Xem thêm...
    5+ loại siro ho sổ mũi AN TOÀN, HIỆU QUẢ mẹ nên chọn cho bé
    5+ loại siro trị ho và sổ mũi cho bé AN TOÀN, HIỆU QUẢ mẹ nên chọn
    Nội dung1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?1.1. Do thời tiết thay đổi1.2. Do vi khuẩn, virus1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp2.1. Ho có đờm2.2. Ho khan từng cơn2.3. Ho gà2.4. Ho do viêm […]
    Xem thêm...
    [Giải Đáp] Trẻ ho có đờm có nên ăn sữa chua không?
    [Giải Đáp] Trẻ ho có đờm có nên ăn sữa chua không?
    Nội dung1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?1.1. Do thời tiết thay đổi1.2. Do vi khuẩn, virus1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp2.1. Ho có đờm2.2. Ho khan từng cơn2.3. Ho gà2.4. Ho do viêm […]
    Xem thêm...
    Trẻ bị ho nhiều về đêm phải làm sao?
    Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao? | Giải pháp thông minh cho ba mẹ
    Nội dung1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?1.1. Do thời tiết thay đổi1.2. Do vi khuẩn, virus1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp2.1. Ho có đờm2.2. Ho khan từng cơn2.3. Ho gà2.4. Ho do viêm […]
    Xem thêm...
    giá prospan sẽ chênh lệch tùy từng nhà thuốc
    Giá thuốc ho Prospan và cẩm nang sử dụng an toàn, hiệu quả
    Nội dung1. Vì sao bé sơ sinh bị ho?1.1. Do thời tiết thay đổi1.2. Do vi khuẩn, virus1.3. Bé bị dị ứng với các dị nguyên1.4. Bé bị ho do nguyên nhân khác2. Các loại ho thông thường bé sơ sinh thường gặp2.1. Ho có đờm2.2. Ho khan từng cơn2.3. Ho gà2.4. Ho do viêm […]
    Xem thêm...

    VỀ PROSPAN

    • Giới thiệu về Prospan
    • Liên hệ
    • Điều khoản sử dụng
    • Sơ đồ trang
    • Điểm bán

    SẢN PHẨM PROSPAN

    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Cough Syrup
    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Forte dạng chai
    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Forte dạng gói
    • Viên ngậm PROSPAN

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    • Ho trẻ em
    • Ho người lớn
    • Bệnh đường hô hấp
    • Cảm nhận khách hàng
    • Tham vấn y khoa

    CHÍNH SÁCH

    • Chính sách bảo hành
    • Chính sách bảo mật thông tin
    Nhà nhập khẩu và phân phối
    CTCP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO
    Mã số thuế 0102043274
    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102043274 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 10 năm 2006.
    Trụ sở chính: Số 5 Láng Hạ, phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội
    Tổng đài CSKH 19006424
    Nhà sản xuất:
    Engelhard Arzneimittel GmbH & Co. KG, Herzbergstrasse 3,
    D-61138 Niederdorfelden, CHLB Đức
    Xuất xứ: CHLB Đức

    ĐÃ ĐĂNG KÝ:

    DMCA.com Protection Status

    • Prospan
    • Giới thiệu
    • Sản phẩm
      • Prospan Syrup
      • Prospan Forte
      • Prospan Liquid
      • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
    • Cẩm nang trị ho
      • Bệnh đường hô hấp
      • Ho người lớn
      • Ho trẻ em
    • Liên hệ
    • Điểm bán

      NHẬN NGAY CẨM NANG CHĂM SÓC
      VÀ XỬ TRÍ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ