Khò khè là biểu hiện do có đờm và co thắt đường hô hấp dưới. Theo các bác sĩ nhi khoa, các nguyên nhân gây khò khè thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: 360 độ kiến thức viêm phế quản trẻ em mẹ cần biết[/su_note]
Nếu để tình trạng khò khè tiếp diễn lâu dài sẽ rất nghiêm trọng vì khiến trẻ khó chịu, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng,… Các mẹ lưu ý những cách hay dưới đây để trị khò khè cho bé nhé
1. Dầu khuynh diệp
Một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất khi thở khò khè là dầu khuynh diệp nguyên chất
Một trong những cách trị khò khè là dầu khuynh diệp nguyên chất, trị bệnh hen suyễn cực hiệu quả. Lý do là dầu khuynh diệp có chứa chất thông mũi có thể phá vỡ các chất nhầy. Mẹ chỉ cần đặt một vài giọt dầu khuynh diệp trong một chiếc khăn giấy, bên cạnh đầu của con khi ngủ. Mẹ cũng có thể đun sôi một vài giọt dầu và cho con hít hơi vào, hay xoa dầu vào gan bàn chân của con. Làm phương pháp này mỗi ngày sẽ cho kết quả tốt nhất
2. Gừng
Gừng là một thành phần rất bình thường trong nhà bếp và an toàn cho hầu hết mọi người. Loại gia vị này nổi tiếng trong điều trị bệnh hen suyễn, có thể làm giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp và ngăn cản sự co lại của đường thở.
Cách làm: Trộn hỗn hợp mật ong, nước ép lựu, và nước ép gừng với tỉ lệ bằng nhau. Uống một muỗng canh hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.
3. Nước muối sinh lý
Khi bé bị khò khè, có đờm trong đường thở, mẹ lưu ý thực hiện các bước:
Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.
Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2-3 giây. Mẹ nên chọn lọ nước muối biển mà khi ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.
Bước 3 : Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
– Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi mẹ mới cho bé ăn.
– Vệ sinh mũi cho trẻ lớn hơn cũng gồm 3 bước như trên. Nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi.[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Tuyệt chiêu giúp trẻ khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa[/su_note]
4. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Nếu bạn thở khò khè, bạn nên ăn nhiều trái cây như dâu tây, quả việt quất, đu đủ, ca, vì đây là những loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe của bạn cũng như giúp bạn trị khò khè và thở dễ dàng hơn.
Nếu làm cách này, cơ thể bạn sẽ có đầy đủ khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng chống lại các bệnh khi bị khò khè
5. Thuốc ho thảo dược từ dịch chiết Lá thường xuân
Khi trẻ khò khè , ho có đờm thì tuyệt đối không nên cho trẻ dùng thuốc cắt cơn ho có tác dụng ức chế hệ thần kinh, làm mất phản xạ ho, gây buồn ngủ, rối loạn thị giác. Thuốc ho thảo dược Prospan từ dịch chiết Lá thường xuân có tác dụng làm giãn phế quản, kháng viêm, long đờm từ đó điều trị ho mà không gây ức chế thần kinh và loại bỏ được nguyên nhân gây ho và hiện tượng khò khè – như vậy sẽ giúp tránh được nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp của trẻ.
Lưu ý: Nếu trẻ có khò khè , kèm thở mệt; nôn ói, sốt; trẻ có tiền sử bị suyễn đột ngột khó thở, khò khè; trẻ khò khè lâu ngày, ăn uống kém, chậm lên cân, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ Ô CỬA BÍ MẬT NHẬN HÀNG TRĂM QUÀ TẶNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút