Mùa hè vốn là “điểm nóng” dịch bệnh, do thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, không khí ô nhiễm. Theo thống kê những năm gần đây, từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, có tới 10 loại bệnh được đưa vào danh sách “đen” như: cúm, tiêu chảy, tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, thủy đậu, andenovirus, lỵ amip, Rubella, viêm não virut. Trong đó, đứng đầu về số ca mắc là cúm, sốt- ho-viêm họng, tiêu chảy và rôm sảy.
1. Tiêu chảy cấp
Mùa hè, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập vào cơ thể của bé và bùng phát thành dịch. Chứng bệnh này lây lan theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, do đó bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của bé.
Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ
– Bổ sung lượng nước đầy đủ cho bé. Với các trẻ bú mẹ nên tăng cường số lần bú, trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể bù nước cho trẻ bằng nước súp, nước dừa, nước sôi để nguội…Bên cạnh đó, cần uống thêm dung dịch Oresol để bù nước và điện giải vì khi trẻ đi ngoài và nôn ói nhiều lần sẽ bị mất một lượng nước và muối khoáng lớn. Lưu ý pha dung dịch Oresol phải đúng theo hướng dẫn trên bao bì và cho trẻ uống với liều lượng phù hợp độ tuổi của trẻ.
– Duy trì chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Thức ăn được chế biến dưới dạng mềm lỏng, dễ tiêu hóa và đủ các nhóm dưỡng chất chính như đường bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong giai đoạn này trẻ sẽ dễ bị nôn ói, vì thế cha mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và cho ăn với số lượng trẻ có thể chấp nhận được.
– Tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn hoặc uống nước giải khát, nước ngọt có gas vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy của trẻ trầm trọng hơn.
– Thức ăn phải được chế biến hợp vệ sinh, đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi. Dụng cụ chế biến, bình sữa và các vật dụng khác nên được tiệt trùng kỹ để tránh vi khuẩn gây bệnh.
– Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như trẻ bỏ ăn, bỏ bú, sốt cao liên tục 39-40oC, nôn ói quá nhiều, phân có lẫn máu, người mệt mỏi và ngủ li bì…thì ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời, phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Rôm sảy
Đầu hè nắng nóng, nhiều mẹ “đau đầu” vì con bị rôm sảy. Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ.
Hướng dẫn “bài thuốc” thiên nhiên trị rôm sảy cho bé:
Mướp đắng trị rôm sảy hiệu quả cho trẻ
– Mướp đắng : Mẹ có thể lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội sau đó lọc bỏ bã, lấy nước hoà vào nước tắm cho con. Mướp đắng mát, lành tính, mùi thơm nhẹ. Khi tắm cho bé, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da là dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.
– Lá kinh giới: Lá kinh giới tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nước lá kinh giới giúp rôm sảy “bay” nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại.
Trẻ bị rôm sảy, ngoài việc thường xuyên tắm rửa, giữ vệ sinh da thì mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ăn uống các thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu; không ăn nhiều đường, đồ nếp, hạn chế ăn các loại hoa quả gây nóng mít, xoài, nhãn, vải… Tăng cường các đồ ăn mát như nước cam, chanh, dưa hấu…
3. Viêm họng cấp ( sốt, ho, viêm họng)
– Biểu hiện: sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo là ho, nghẹt mũi (một hoặc hai bên mũi), đau rát họng khiến trẻ quấy khóc nhiều, đối với trẻ nhỏ thì bỏ ăn, bú ít… Các trẻ lớn có biểu hiện đau đầu, đau họng (nuốt đau), nghẹt mũi, ù tai, rát họng. Một số trẻ kêu bị đau nhức trong tai, kèm theo đó là chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn….
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm:Trẻ bị ho và chảy nước mũi, nguyên nhân và cách điều trị [/su_note]
– Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Trẻ nhỏ bị viêm họng trẻ thường quấy khóc, kém bú, chán ăn nên dễ bị nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng.
+ Đối với trẻ dưới 3 – 6 tháng tuổi, khi bé xuất hiện dấu hiệu bị sốt cha mẹ cần đưa đi khám ngay.
Cách phòng bệnh mùa hè từ PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi BV Bạch Mai:
– Mùa hè trẻ dễ nóng và đổ mổ hôi. Khi đổ nhiều mồ hôi trẻ sẽ nhiễm lạnh dễ bị viêm họng. Cần lau khô ngực, lưng nếu thấy trẻ ra nhiều mồ hôi; nên mặc quần áo bằng chất liệu cotton để ngấm mồ hôi.
– Sau khi chạy nhảy, ra nắng, có mồ hôi không cho trẻ tắm ngay. Đối với trẻ lớn, cần quản lý tốt tránh tắm lúc nắng to, tắm lâu,…điều này khiến trẻ dễ bị viêm họng hoặc cảm lạnh.
– Không bật quạt trực tiếp vào vùng mặt của trẻ. Nên bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon. Có thể bật và cho quạt quay nhẹ bên ngoài màn.
– Nằm ngủ phòng điều hòa cần hạn chế cho trẻ ra vào vì độ chênh lệch nhiệt độ rõ rệt khiến trẻ dễ mắc bệnh. Không cho bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp; nhiệt độ chỉ nên để 26 – 28oC là hợp lý.
– Hạn chế cho trẻ dùng đồ uống lạnh như kem, nước đá, ăn đồ để lạnh. Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đạm, tinh bột, trái cây, rau xanh. Cần tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Thường xuyên đánh răng và súc miệng hàng ngày sẽ giúp phòng bệnh hữu hiệu.
>>> SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ 500 PHẦN QUÀ GIAO MÙA:
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ Thực đơn khi ho khan, ho có đờm lâu ngày không khỏi
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi