Viêm tiểu phế quản thường gặp ở bé dưới 2 tuổi, 80% các trường hợp là do virut RSV. Khi viêm tiểu phế quản, trẻ có thể bị 1 số vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm phế quản. Khi mắc bệnh, bé dễ mệt mỏi, khó chịu và cáu gắt, dịch nhầy tiết nhiều gây cản trở hô hấp.
Các bé có nguy cơ cao có thể biến chuyển thành thể nặng: Bé sinh non, bé dưới 2 tháng, bé có tiền sử bệnh tim phổi, có biểu hiện suy kiệt – bỏ bú, bé thở nhanh từ mức trung bình trở lên.
Tuy nhiên, đa phần các trường hợp thể nhẹ và trung bình có thể được chuyên gia kê đơn hoặc không kê đơn để điều trị tại nhà. Thuốc điều trị chủ yếu làm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ hô hấp, bệnh sẽ khỏi khi hết dần triệu chứng.
Hãy cùng các chuyên gia Prospan giải đáp các thắc mắc về bệnh Viêm tiểu phế quản để phòng bệnh và giúp mẹ trang bị kiến thức cần thiết khi con có biểu hiện của bệnh :
BỆNH CÓ THỂ NGĂN NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? CHA MẸ CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?
Bệnh rất khó để ngăn ngừa và điều trị triệt để do tác nhân là vi rút. Tuy nhiên, bệnh có thể hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh dưới 2 tuổi nếu cha mẹ làm tốt những điều sau:
– Cho bé bú mẹ (ngay từ lúc mới sinh), sau đó duy trì ít nhất đến 6 tháng tuổi, và cố gắng đến 2 tuổi
– Bé từ 6 tháng tuổi nên ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo và rau củ quả để giúp cơ thể bé luôn đủ năng lượng và tăng cường các tác nhân phòng vệ của cơ thể. Ví dụ: để tạo ra các kháng thể thì cơ thể cần các amino axit từ thịt/cá/trứng sữa. Để tăng hoạt động các enzyme trong các chuyển hóa phòng vệ thì cơ thể cần nguyên tố kẽm trong nấm, hải sản, tôm. Do đó, ăn uống cân bằng là liều thuốc hữu hiệu và an toàn trong điều trị và ngăn ngừa viêm tiểu phế quản .
– Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh. Đừng ngại cho bé khám phá thế giới xung quanh. Do hệ miễn dịch của bé cũng cần phải học cách đáp ứng, cha mẹ chỉ cần chú ý những điều sau:
1. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé sau các hoạt động. Vì khi bạn giữ vệ sinh bé sạch sẽ sẽ giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh cho bé, hệ miễn dịch của bé sẽ có ưu thế hơn trong việc luyện tập tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh như vi rút hoặc vi khuẩn.
2. Không bao giờ cho bé chơi quá mệt, quá lâu vì cơ thể bé sẽ mệt mỏi, hệ miễn dịch sẽ trở nên yếu đi. Nên ngưng khi bé có dấu hiệu mệt, nhưng đừng ngưng quá sớm làm bé mất hứng thú.
3. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá nặng thì nên ít tiếp xúc bé như hôn gần các đường hô hấp của bé.
4. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi bạn vừa trở về từ công sở, nơi đông người (như siêu thị, bệnh viện), hoặc vừa hắt hơi sổ mũi. Bệnh cũng có thể lây lan cho các bé khi bé vừa đi khám bác sĩ về hoặc tiêm phòng về vì vi rút RVS tồn đọng khá lâu trong không khí ở môi trường nguy cơ cao như bệnh viện, phòng khám. Do đó, mẹ nên tắm rửa bé sạch sẽ ngay khi đi khám bệnh về, đặc biệt trước khi cho bé bú hoặc ăn.
5. Miền Bắc nên chú ý dọn phòng bé thông thoáng, sạch sẽ, ở các mùa lập đông, hoặc chuyển sang xuân. Miền Nam thì chú ý chăm sóc bé kĩ hơn ở cuối mùa mưa.
6. Tiêm phòng đúng lịch tiêm phòng quốc gia.
CÓ NÊN DÙNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN?
Viêm tiểu phế quản đa phần là do vi rút RSV gây nên, do đó việc điều trị kháng sinh là không hiệu quả. Tuy nhiên, kháng sinh có thể được kê trong trường hợp nếu có sự viêm phế quản bội nhiễm do một số vi khuẩn cơ hội tấn công khi phế quản bị suy yếu do vi rút trước đó. Sự đồng tấn công giữa vi rút và vi khuẩn làm tình trạng bệnh có thể trở nặng.
Mẹ nên theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn đoán chính xác tình trạng bé ở mức độ nào.
VÌ SAO BÉ KHỎI BỆNH MÀ VẪN HO KÉO DÀI HOẶC THỞ KHÒ KHÈ?
Nếu bé đã được kết luận là đã kiểm soát được vi rút ( bé đã hồi phục), nhưng các triệu chứng sẽ kéo dài một khoảng thời gian có thể lên 4-5 tuần. Các mẹ chú ý thực hướng các hướng dẫn ở trên giúp bé nhanh khỏi bệnh và hạn chế tái nhiễm.
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút