Ho do viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và ho cảm lạnh, cảm cúm thông thường có nhiều triệu chứng tương tự, đôi khi cha mẹ chủ quan không đưa con đến bệnh viện khám, hoặc tự ý cho trẻ dùng kháng sinh với các trường hợp không cần thiết gây nguy hiểm. Kháng sinh không có bất kỳ ảnh hưởng đến ho do vi-rút và không phải là một phương pháp điều trị hữu ích.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Nguyên nhân gây ho[/su_note]
Thêm vào đó, sử dụng kháng sinh không cần thiết có thể gây ra miễn dịch đối với thuốc và sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.
Nếu có con đang bị ho, mẹ nên theo dõi 3 đặc điểm sau để phân biệt ho vi khuẩn, và ho vi-rút cảm thông thường nhằm có biện pháp chăm sóc trẻ đúng đắn.
1. Nhiệt độ cơ thể
Hầu hết trẻ em bị ho do vi khuẩn gây viêm đều kèm theo sốt, nhưng chủ yếu là trên 38,5 ℃, với thời gian dài hơn, dù có cho uống thuốc hạ sốt, bé cũng chỉ mát người được một thời gian, và sau đó lặp đi lặp lại. Trẻ em bị cảm lạnh do vi-rút, có thể ho kèm sốt nhẹ nhưng thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn
2. Nhìn kiểu ho và hô hấp
Hầu hết trẻ em bị viêm có ho hoặc thở khò khè nặng, và nghiêm trọng hơn, có thể gây khó thở. Ngược lại, ho hoặc thở khò khè do vi-rút thường nhẹ, không gây khó thở.
3. Nhìn chế độ ăn uống
Trẻ em bị ho do viêm đường hô hấp thường chán ăn, không muốn ăn, không ăn và thường xuyên khóc quấy. Trẻ bị ho do vi-rút vẫn ăn uống bình thường, hoặc ăn, bú có giảm nhẹ, nhưng tình hình nói chung không phải là rất nghiêm trọng.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: 4 Thực phẩm vàng cho trẻ bị ho[/su_note]
4. Trạng thái tinh thần
Trạng thái tinh thần chung của trẻ bị ho do viêm thường dễ cáu gắt, hay khóc, hay buồn ngủ… Với trẻ bị cảm thường do vi-rút trạng thái tinh thần bình thường vẫn có thể chơi đùa.
5. Nghe tiếng thở
Do thành ngực của trẻ mỏng,nên việc nghe phôi tương đối dễ dàng. Cha mẹ có thể chọn khoảng thời gian yên tĩnh hoặc khi em bé ngủ, áp tại lại gần hơn với thành ngực trên cả hai mặt trước và sau, lắng nghe một cách cẩn thận. Nếu nghe thấy âm thanh “gru, gru” trong lồng ngực thì là dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ em có thể đang có dấu hiệu bị viêm phổi, viêm phế quản. Và trẻ em bị cảm lạnh, cảm cúm do vi-rút thông thường không nghe thấy âm thanh này.
Trường hợp trẻ cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến chảy mũi, ho,… nguyên nhân do vi-rút, không cần uống kháng sinh mà chỉ cần uống thuốc và chăm sóc tại nhà. Khi trẻ ho kèm các biểu hiện của viêm đường hô hấp, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
Làm thế nào để chăm sóc trẻ bị ho do cảm lạnh, cảm cúm thông thường?
– Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào hốc mũi để giảm nghẹt mũi cho bé.
– Chạy máy giữ độ ẩm và thoáng mát để làm tăng độ ẩm của không khí
– Cho trẻ uống Prospan giúp trẻ long đàm nhớt, giảm ho, chống co thắt phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn.
– Tắm nước ấm hoặc nằm đệm sưởi để làm bớt tình trạng đau mỏi cơ cho bé.
– Bổ sung vitamin : Theo các chuyên gia về sức khỏe, vitamin C còn có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa các biến chứng của cúm như viêm phổi. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con từ cá loại thực phẩm như nấm, sữa chua, súp lơ, rau bắp cải, rau, hoa quả có múi.
– Bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh, cho trẻ ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp…
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
[su_table]
Chỉ định: Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính. Chống chỉ định: Những trường hợp bất dung nạp fructoseThận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú: Bởi vì tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai vẫn chưa được xác định, do đó chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú dưới sự chỉ dẫn và kê toa của bác sĩ.Liều dùng và cách dùng:– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ( dưới 6 tuổi) : 2,5 ml/lần x 3 lần mỗi ngày)- Trẻ ở độ tuổi đi học ( 6- 9 tuổi) và thiếu niên ( > 10 tuổi) : 5ml/lần x 3 lần mỗi ngày- Người lớn: 5 – 7,5 ml/lần x 3 lần mỗi ngày.Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của các triệu chứng, nhưng phải dùng ít nhất là 1 tuần, ngay cả khi chỉ bị nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ. Để đảm bảo việc điều trị được thành công, nên dùng thuốc thêm 2 – 3 ngày sau khi đã hết các triệu chứng bệnh |
[/su_table]
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút