Trẻ thường bị chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân, nhiều mẹ bị rối trí khi thấy những biểu hiện khác nhau của bé. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể phán đoán nguyên nhân gây chảy nước mũi ở trẻ dựa trên những dấu hiệu khác đi kèm. Hãy cùng Prospan ghi nhớ triệu chứng các bệnh thường gặp của trẻ và có cách chăm sóc phù hợp để bé nhanh khỏi bệnh.
1. Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể sốt.
Nguyên nhân: Có thể do cảm lạnh.
Các chăm sóc khi bé bị cảm lạnh:
– Giúp bé thở dễ dàng hơi bằng cách dùng nước muối sinh lý vệ sinh bên trong mũi, dùng dụng cụ hút mũi làm sạch dịch nhày từ mũi nghẹt của bé.
– Khi trẻ nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt nhất là phần đầu nâng cao lên 1 chút. Hãy đặt thêm khăm dưới gối điều chỉnh độ cao phù hợp để cải thiện giấc ngủ cho bé; chú ý đặt vai của bé lên gối để bé không bị mỏi cổ.
– Cho bé bú nhiều sữa hơn, uống nhiều nước hơn khi trẻ bị cảm lạnh.
-. Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, cần đứa trẻ đi khám ngay khi thấy có những dấu hiệu đầu tiên của cảnh lạnh. Đối với trẻ lớn hơn, cần cho trẻ gaowj bác sĩ nếu có biểu hiện sốt cao, mất nước, các cơn ho ngày một nặng hơn hoặc khó thở; hoặc thấy các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài quá 1 tuần
2. Chảy nước mũi, kèm ho có đờm , sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, mất cảm giác thèm ăn ( ăn, bú kém)
Nguyên nhân: Có thể do cảm cúm. Cảm cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
Chăm sóc khi bé bị cảm cúm:
– Dinh dưỡng đúng cách giúp bé tăng sức đề kháng: Nên cho con bạn ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các món có nhiều dầu mỡ. Nên dùng thức ăn có nhiều khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng (nhất là các loại súp, trái cây, rau củ quả như khoai lang, cam, bưởi,..).
– Cho trẻ uống nhiều nước vì khi sốt cao cơ thể cần nhiều nước hơn. Nên cho bé uống nước chanh ấm, nước táo ấm, trà mật ong (với bé lớn).
– Giữ yên tĩnh để trẻ có thể nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Sau những giấc ngủ sâu, trẻ sẽ có sức lực chiến đấu với virus cúm và mau lành bệnh.
3. Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước. Có thể kèm theo ho.
Nguyên nhân: Có thể do dị ứng.
Chăm sóc khi bé bị dị ứng: Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời.
4. Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm). Đau ở xương gò má hoặc một bên mũi. Sốt nhẹ
Nguyên nhân: Có thể do viêm xoang.
Chăm sóc khi bé bị viêm xoang: Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
5. Chảy nước mũi ở một bên mũi. Đôi khi, dịch mũi tiết mùi khó chịu.
Nguyên nhân: Có thể do dị vật nằm trong mũi.
Mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
Lưu ý : Khi trẻ có các triệu chứng bệnh kèm ho, có đờm, khò khè, mẹ cần kết hợp cho bé uống siro ho Prospan từ dịch chiết Lá thường xuân, có tác dụng làm giãn phế quản, kháng viêm, long đờm từ đó điều trị ho hiệu quả , loại bỏ được nguyên nhân gây ho, an toàn cho trẻ.
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi