Propan
Tổng đài : 1900 6424
No Result
View All Result
  • Prospan
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Prospan Syrup
    • Prospan Forte
    • Prospan Liquid
    • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
  • Cẩm nang trị ho
    • Bệnh đường hô hấp
    • Ho người lớn
    • Ho trẻ em
  • Liên hệ
  • Điểm bán
  • Prospan
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Prospan Syrup
    • Prospan Forte
    • Prospan Liquid
    • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
  • Cẩm nang trị ho
    • Bệnh đường hô hấp
    • Ho người lớn
    • Ho trẻ em
  • Liên hệ
  • Điểm bán
Propan
Trang chủ > Cẩm nang trị ho > Ho trẻ em > [HỎI – ĐÁP] Trẻ bị ho đờm có tiêm phòng được không?
Chuyên mục khác

TẤT CẢ CÁC CHUYÊN MỤC

  • Bệnh đường hô hấp
  • Ho người lớn
  • Ho trẻ em

[HỎI – ĐÁP] Trẻ bị ho đờm có tiêm phòng được không?

Prospan
13/07/2021
13/07/2021

 735 

Nội dung

  1. 1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?
  2. 2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?
  3. 3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng
    1. 3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?
    2. 3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?
    3. 3.3. Bé bị ho kèm sổ mũi có tiêm phòng được không?
    4. 3.4. Trẻ bị ốm và nhỡ lịch tiêm phòng có làm mất hiệu quả vaccine?
  4. 4. Kết luận
Đánh giá

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ bị ho đờm có tiêm phòng được không. Chuyên gia sẽ căn cứ vào nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị ho đờm để có cách xử lý khác nhau. Mẹ hãy cùng Prospan tìm hiểu, giải đáp chi tiết vấn đề này qua bài viết sau.

1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?

Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không? Đáp án cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện ho đờm của bé.  

Ho do vi khuẩn và ho do virus là 2 nguyên nhân gây ho phổ biến ở trẻ. Trường hợp ho do nhiễm vi khuẩn, bé cần được được thăm khám, điều trị khỏi rồi mới được tiêm phòng. Trường hợp bé ho do virus thì bé có thể tự khỏi, không cần sử dụng kháng sinh và có thể tiêm phòng bình thường. 

Để xác định nguyên nhân khiến bé ho do vi khuẩn hay virus, bạn cần đưa bé đi khám ở các bệnh viện, phòng khám. Khi đi tiêm phòng cho bé, bạn cũng cần thông báo với nhân viên y tế để khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm chủng cho bé.

Xem thêm: Mách mẹ cách phân biệt trẻ ho do vi khuẩn gây viêm và ho do vi-rút

Trẻ bị ho đờm có tiêm phòng được không cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Mẹ không nên tự quyết định cho bé tiêm phòng hay không mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quyết định phù hợp

2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?

Theo Quyết định số 2470/QĐ-BYT hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em do Bộ Y tế ban hành ngày 14/6/2019, các trường hợp chống chỉ định, tạm hoãn tiêm chủng được quy định như sau:

Trường hợp chống chỉ định
  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần), sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch (mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Trường hợp tạm hoãn Với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…). Tiêm chủng trở lại khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednisone ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng thuộc nhóm tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°C…): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện
  • Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednisone  ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥ 40mmHg).
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Trước khi tiêm phòng mẹ nên thông báo đến nhân viên y tế tình trạng sức khỏe và các loại thuốc bé đang dùng
Trước khi tiêm phòng mẹ nên thông báo đến nhân viên y tế tình trạng sức khỏe và các loại thuốc bé đang dùng 

3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng

Dưới đây, Prospan xin gửi đến mẹ một số câu hỏi phổ biến liên quan đến tiêm phòng và hiện tượng ho ở bé.

3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?

Thành phần siro ho không gây ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine. Do đó, trẻ đang uống siro ho vẫn có thể tiêm phòng theo lịch. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sức khỏe của bé, trước khi tiêm phòng bạn cũng cần thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe, sử dụng thuốc của bé để nhận được các tư vấn chính xác, phù hợp nhất.

3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?

Bạn nên thông báo tình trạng ho của bé để nhận được tư vấn của nhân viên y tế. Ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, khi chưa có kết luận về nguyên nhân gây ho cho bé, bạn không nên quyết định tiêm phòng hay không.

3.3. Bé bị ho kèm sổ mũi có tiêm phòng được không?

Nếu bé ho, sổ mũi nhẹ, không có dấu hiệu sốt thì bạn vẫn có thể tiêm chủng cho bé theo lịch. Tuy nhiên, nếu mũi tiêm phòng không phải đã quá trễ, bạn nên chờ bé khỏe mạnh hẳn rồi mới tiêm.

Trường hợp bé ho, sốt do nhiễm trùng, bạn cần đưa bé đi khám chữa bệnh. Khi bé khỏi hoàn toàn, bạn mới nên tiêm phòng cho bé.

3.4. Trẻ bị ốm và nhỡ lịch tiêm phòng có làm mất hiệu quả vaccine?

Trẻ bị ốm và nhỡ lịch tiêm phòng không làm mất hiệu quả vaccine. Có điều này là do:

  • Độ tuổi tối thiểu: Các mũi tiêm phòng được khuyến cáo nên tiêm theo đúng độ tuổi và có chỉ định độ tuổi tối thiểu để tránh các rủi ro bé bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bé ốm sốt và không thể tiêm đúng độ tuổi khuyến cáo cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả vaccine.
  • Khoảng cách tối thiểu: Theo khuyến cáo tiêm phòng, bạn chỉ cần lưu ý về khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm. Không có quy định về khoảng cách tối đa giữa 2 mũi tiêm. Nếu bé đã tiêm mũi 1 nhưng đến lịch tiêm mũi 2, 3 bị ốm sốt thì bạn có thể hoãn lại tiêm sau cũng không ảnh hưởng gì.
Tiêm phòng cho trẻ đúng khoa học
Tiêm phòng cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa nhi

4. Kết luận

Như vậy, qua phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy bé bị ho đờm vẫn có thể tiêm phòng được trong một số trường hợp như:

  • Bé ho do virus, có thể tự khỏi, không cần sử dụng kháng sinh 
  • Bé ho, sổ mũi nhẹ, không có dấu hiệu sốt 
  • Bé đang uống siro ho không ảnh hưởng gì tới tác dụng của vaccine

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả tiêm chủng cao nhất, bạn rất cần đến các trung tâm tiêm chủng, bệnh viện, phòng khám để nhận được tư vấn y khoa chuẩn xác nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi mục “[HỎI – ĐÁP] Trẻ bị ho đờm có tiêm phòng được không?” Prospan chúc bé nhà bạn sớm khỏi ho đờm.

Đánh giá

SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: RA MẮT THƯ VIỆN TIẾNG HO ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng ký tư vấn miễn phí





    Bài viết được quan tâm

    Trẻ ho dị ứng thời tiết là một phản ứng miễn dịch của cơ thể với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, thời tiết bên ngoài môi trường.
    Trẻ ho do dị ứng thời...

    Trẻ ho dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến và thường gặp, nhất là thời điểm giao mùa. ...

    Xem thêm...
    [GIẢI ĐÁP] Siro ho nên uống trước hay sau ăn?
    [GIẢI ĐÁP] Siro ho nên uống...

    Siro nên uống trước ăn hay sau ăn là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều người dùng khi siro ...

    Xem thêm...
    Hiểu đúng về thuốc thảo...

    Ngày nay, cùng với nhu cầu sử dụng dược phẩm từ thiên nhiên ngày càng tăng cao, với sự tiến ...

    Xem thêm...
    Bài viết mới nhất
    TOP 5 loại thuốc ho trẻ em của Đức | Nên chọn loại nào?
    Thuốc Siro ho Prospan của Đức – Mua hàng xách tay liệu có tốt?
    Nội dung1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?3.3. Bé bị […]
    Xem thêm...
    Siro ho viêm họng cho bé | TOP 8 loại siro tốt mẹ nên chọn
    Siro ho viêm họng cho bé | TOP 8 loại siro tốt mẹ nên chọn
    Nội dung1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?3.3. Bé bị […]
    Xem thêm...
    Cách dùng thuốc ho Prospan – Hướng dẫn từ nhà sản xuất
    Nội dung1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?3.3. Bé bị […]
    Xem thêm...
    Tuyệt chiêu giúp trẻ khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
    Nội dung1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?3.3. Bé bị […]
    Xem thêm...
    Gừng giúp làm dịu tình trạng ho ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
    11 vị thuốc trị ho cho trẻ em được nhiều cha mẹ áp dụng nhất
    Nội dung1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?3.3. Bé bị […]
    Xem thêm...
    TOP 11 loại siro ho tiêu đờm cho cả gia đình nhanh, hiệu quả
    TOP 11 loại siro ho tiêu đờm cho cả gia đình nhanh, hiệu quả
    Nội dung1. Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?2. Những trường hợp nào không được tiêm phòng?3. Hỏi – Đáp vấn đề liên quan bé ho và tiêm phòng3.1. Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?3.2. Bé bị ho có tiêm phòng viêm não Nhật Bản được không?3.3. Bé bị […]
    Xem thêm...

    VỀ PROSPAN

    • Giới thiệu về Prospan
    • Liên hệ
    • Điều khoản sử dụng
    • Sơ đồ trang
    • Điểm bán

    SẢN PHẨM PROSPAN

    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Cough Syrup
    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Forte dạng chai
    • Thuốc ho thảo dược PROSPAN Forte dạng gói
    • Viên ngậm PROSPAN

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    • Ho trẻ em
    • Ho người lớn
    • Bệnh đường hô hấp
    • Cảm nhận khách hàng
    • Tham vấn y khoa

    CHÍNH SÁCH

    • Chính sách bảo hành
    • Chính sách bảo mật thông tin
    Nhà nhập khẩu và phân phối
    CTCP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO
    Mã số thuế 0102043274
    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102043274 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 10 năm 2006.
    Trụ sở chính: Số 5 Láng Hạ, phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội
    Tổng đài CSKH 19006424
    Nhà sản xuất:
    Engelhard Arzneimittel GmbH & Co. KG, Herzbergstrasse 3,
    D-61138 Niederdorfelden, CHLB Đức
    Xuất xứ: CHLB Đức

    ĐÃ ĐĂNG KÝ:

    DMCA.com Protection Status

    • Prospan
    • Giới thiệu
    • Sản phẩm
      • Prospan Syrup
      • Prospan Forte
      • Prospan Liquid
      • VIÊN NGẬM HO PROSPAN
    • Cẩm nang trị ho
      • Bệnh đường hô hấp
      • Ho người lớn
      • Ho trẻ em
    • Liên hệ
    • Điểm bán

      NHẬN NGAY CẨM NANG CHĂM SÓC
      VÀ XỬ TRÍ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ