Trẻ em ho có đờm lâu ngày không khỏi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày khiến cha mẹ lo lắng. Thực tế, ho có đờm lâu ngày chính là dấu hiệu quan trọng để bác sĩ căn cứ vào đó chẩn đoán một số bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp của trẻ. Vậy nguyên nhân ho đờm do đâu và cách điều trị như thế nào, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đánh giá đúng về tình trạng trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi
Theo các chuyên gia, ho là phản xạ tốt của cơ thể, giúp loại bỏ các tác nhân ở đường hô hấp của trẻ như vi khuẩn, bụi bẩn, virus, dị nguyên lạ… giúp cho đường thở thông thoáng, thoải mái hơn. Tuy nhiên, tình trạng ho có đờm dai dẳng, kéo dài lâu ngày khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ, đồng thời còn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.
Mẹ có thể dựa vào thời gian ho kéo dài của trẻ để đánh giá tình trạng sức khỏe. Cụ thể:
- Khi trẻ ho có đờm kéo dài dưới 3 tuần: Cộng thêm không có biểu hiện nguy hiểm như sốt cao, bỏ ăn, khó thở… Lúc này, đa số các triệu chứng ho của trẻ là do cảm cúm và cảm lạnh, mẹ chưa cần quá lo lắng, có thể cho bé sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm ho cho trẻ.
- Tình trạng ho có đờm kéo dài ở trẻ em trên 3 tuần: Lúc này có thể trẻ đã mắc bệnh lý khác về đường hô hấp. Mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân ho, từ đó điều trị giúp bé nhanh hết bệnh.
- Khi trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi trên 8 tuần: Nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài như vậy có thể do bé đã mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay và có những phương pháp xử lý kịp thời để hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Phần tiếp theo sẽ chỉ ra các nguyên nhân bệnh lý có thể gây ho đờm kéo dài lâu ngày không khỏi của trẻ. Mẹ có thể dựa vào để theo dõi tình trạng của con và đưa ra quyết định phù hợp.
2. 5 nguyên nhân khiến bé ho có đờm lâu ngày không khỏi
Đa số các trường hợp ho có đờm ở trẻ đều xuất phát từ các nguyên nhân đơn giản, nhưng do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên mới nghiêm trọng hơn. Khi những cơn ho có đờm kéo dài càng trở nên trầm trọng thì đây là dấu hiệu cảnh báo bé có thể bị mắc một trong 5 nguyên nhân sau:
2.1. Ho có đờm kéo dài ở trẻ em do hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em, khi đường dẫn khí bị viêm ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của bé. Khi gặp các các chất kích ứng, dị nguyên lạ như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá… phế quản của trẻ sẽ bị co thắt, phù nề chứa đầy chất nhầy gây tắc nghẽn hô hấp.
Khi bị hen phế quản, trẻ thường có một số triệu chứng điển hình như:
- Thời gian ho của trẻ kéo dài trên 8 tuần.
- Ho cả ngày lẫn đêm, ho nhiều hơn vào đêm khiến trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Thở khò khè do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo nên âm thanh khò khè.
- Khó thở, trẻ thở nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường hô hấp của trẻ bị thu hẹp, dẫn tới thở nhanh, gấp để lấy được nhiều oxy hơn cung cấp cho cơ thể.
- Sắc mặt tái nhợt, ra nhiều mồ hôi: Phế quản bị sưng, phù nề khiến cho hô hấp khó khăn và không đủ cung cấp oxy cho cơ thể. Do đó, trẻ sẽ có dấu hiệu mặt tái nhợt, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi…
2.2. Trẻ bị ho đờm kéo dài do giãn phế quản
Đây là một loại bệnh tương đối hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Phế quản của trẻ bị giãn khiến cho việc đưa các dịch tiết như chất nhầy, đờm từ đường hô hấp dưới lên trên khó khăn hơn. Các chất dịch lâu ngày đọng lại tạo một nơi cư trú lý tưởng và phát triển của nhiều loại vi trùng, khiến cho đường hô hấp sưng, viêm, khó thở và có thể gây ra suy hô hấp.
Trẻ bị giãn phế quản thường có một số triệu chứng như:
- Trẻ sốt cao trên 38 độ, kèm theo kéo dài có nhiều đờm lẫn mủ.
- Thở gấp, hụt hơi, khó thở, tức ngực.
- Ho thành từng cơn, ho nhiều về sáng và lúc mới ngủ dậy.
- Dịch đờm thường có mùi hôi và chia 3 lớp rõ rệt: lớp trên là bọt, lớp giữa là chất nhầy, lớp dưới cùng là mủ đặc quánh.
- Trẻ biếng ăn, ít bú dẫn tới sụt cân.
2.3. Trẻ ho có đờm lâu ngày do suy giảm miễn dịch bẩm sinh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân bé ho có đờm lâu ngày không khỏi là do bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Cơ thể trẻ không sản xuất đủ các kháng thể miễn dịch để bảo vệ cơ thể, sức đề kháng kém. Trẻ sẽ rất nhạy cảm trước các tác nhân gây bệnh lạ, dẫn tới nhiễm trùng cơ hội, bệnh nặng và kéo dài hơn so với trẻ bình thường khác.
Mặc dù là bệnh di truyền mạn tính nhưng nếu được điều trị sớm trong khoảng từ 3 – 6 tuổi thì tỉ lệ trẻ khỏi bệnh sẽ lên tới 80 – 90%.
Khi mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ thường có một số dấu hiệu điển hình sau, mẹ theo dõi xem bé nhà mình có bị không nhé!
- Trẻ ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi do vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
- Trẻ kém ăn, ít bú, có thể bị tiêu chảy.
- Chậm phát triển, ít tăng cân.
- Với trẻ sơ sinh thì chậm rụng rốn, kéo dài quá 30 ngày mà chưa rụng rốn.
- Trẻ bị nấm da, nấm miệng kéo dài.
2.4. Bé ho đờm lâu ngày không khỏi do viêm phổi hít
Viêm phổi hít (viêm phổi do hít phải, viêm phổi sặc) là một dạng nhiễm trùng phổi xảy ra do một lượng lớn vật chất từ dạ dày hoặc miệng đi vào hai bên phổi dẫn tới viêm nhiễm phổi. Điều này thường xảy ra khi cơ thực quản của trẻ hoạt động không bình thường dẫn đến các vấn đề về nuốt.
Viêm phổi hít có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: trẻ chưa thuần thục nhai nuốt, đùa nghịch trong lúc ăn khiến bé bị sặc, nước bọt, thức ăn đi ngược lên đường hô hấp. Các vi khuẩn, tác nhân gây bệnh có sẵn trong đó sẽ đi vào phổi và gây viêm nhiễm.
Mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm phổi hít thông qua một số dấu hiệu sau:
- Trẻ thở nhanh, thở khò khè.
- Có biểu hiện khó thở, đau tức ngực.
- Ho khan, ho có đờm kéo dài.
- Môi và các đầu chi tím tái.
- Tụt huyết áp.
2.5. Xơ nang làm trẻ bị ho đờm kéo dài
Cùng với viêm phổi hít, xơ nang cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi. Đây là loại bệnh rối loạn di truyền bẩm sinh khi cơ thể tiết quá mức mồ hôi và dịch nhầy, hiếm gặp ở trẻ, thường có biểu hiện trong những tháng đầu đời. Những chất nhầy có vai trò bôi trơn và bảo vệ hệ hô hấp, nhưng ở những trẻ mắc bệnh xơ nang, dịch nhầy tiết ra quá nhiều, dày và dính bất thường nên có thể gây ra nhiễm trùng phổi, tắc nghẽn hệ hô hấp.
Do đó, khi bé mắc bệnh xơ nang thường có một số biểu hiện như:
- Ho thường xuyên, có thể ho khan, ho có đờm.
- Ho ra máu.
- Thở khó, thở khò khè.
- Biếng ăn, bú ít, sụt cân.
Ngay khi phát hiện trẻ có các biểu hiện của những bệnh kể trên, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cả về sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Một số trường hợp trẻ chưa có các dấu hiệu bệnh trên nhưng tình trạng ho có đờm kéo dài có thể chuyển biến thành bệnh nguy hiểm. Do đó, mẹ cần tìm các phương pháp để chấm dứt tình trạng ho có đờm kéo dài của trẻ. Mẹ theo dõi phần tiếp theo nhé!
3. Cách chấm dứt tình trạng bé ho có đờm lâu ngày không khỏi
Để chấm dứt tình trạng ho đờm lâu ngày không khỏi ở trẻ nhỏ, mẹ vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho bé mỗi ngày, sử dụng các loại thuốc Tây trị ho hay các loại siro ho thảo dược để giảm ho tiêu đờm cho bé. Cụ thể:
3.1. Sử dụng thuốc trị ho đờm theo chỉ định
Trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi đa số do bệnh lý gây nên, do đó, mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và sử dụng thuốc trị ho phù hợp. Để trẻ nhanh hết bệnh đồng thời không xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹ nên tham khảo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ khi cho bé uống thuốc trị ho.
- Thuốc cần uống đúng liều lượng và liệu trình theo đơn để có hiệu quả, không tự ý ngưng sử dụng khi bé có dấu hiệu thuyên giảm.
- Nếu hết liệu trình thuốc mà vấn đề ho có đờm của trẻ vẫn không khỏi, mẹ không tự ý mua thêm thuốc mà cần đưa trẻ tái khám để xác định lại vấn đề.
3.2. Trẻ ho đờm lâu ngày cần được vệ sinh mũi, họng sạch sẽ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị ho, khi trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi mẹ nên vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày giúp thông thoáng đường thở, cho bé hô hấp dễ dàng hơn tăng hiệu quả trị . Đồng thời, khi chất dịch nhầy, đờm tích tụ nhiều, sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến cho tình trạng viêm nhiễm hô hấp nặng hơn dẫn tới tình trạng ho có đờm của trẻ lâu khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.
Mẹ có thể dễ dàng vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé, đúng chuẩn y tá tại nhà cho trẻ theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Cho trẻ nằm ở trên gối, kê cao đầu, sau đó cho trẻ nằm nghiêng để việc hút mũi dễ dàng hơn. Với những bé hiếu động, mẹ nên thực hiện khi đang ngủ để tránh bé quấy khóc, cựa quậy.
- Bước 2: Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào hốc mũi trẻ. Mẹ cần chờ 2 – 3 phút để nước muối sinh lý ngấm vào niêm mạc mũi giúp làm loãng, mềm chất nhầy để tránh cho bé bị đau khi mẹ thực hiện.
- Bước 3: Mẹ bóp nhẹ quả bóng hút mũi và đặt vào mũi trẻ, sau đó, nhẹ nhàng thả tay để đờm nhớt theo đó ra ngoài. Mẹ hút lần lượt từng bên một. Mẹ chú ý làm vệ sinh sạch sẽ quả bóp trước khi hút bên còn lại cho bé nhé!
- Bước 4: Sau khi hút xong, mẹ sử dụng tăm bông hoặc sử dụng giấy ăn mềm, dai làm bấc sâu kèn đưa vào mũi trẻ để vệ sinh và lấy hết chất nhầy còn dư trong mũi.
3.3. Dùng sản phẩm trị ho cho bé ho đờm lâu ngày không khỏi
Do sử dụng thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ và không tốt cho sự phát triển sau này của trẻ, do đó, mẹ có thể ưu tiên việc sử dụng các sản phẩm thảo dược khi trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi. Thuốc ho thảo dược vừa có khả năng long đờm, giảm ho, vừa có mùi vị dễ uống.
Prospan là sản phẩm trị ho được nhiều mẹ dùng cho trẻ. Prospan được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng dược nổi tiếng Engelhard Arzneimittel, chiếm thị phần thuốc ho số 1 tại Đức.
Với 3 cơ chế trị ho Long đờm – Chống co thắt – Giảm ho có tác dụng hóa lỏng chất nhầy đờm, giúp bé dễ dàng tống ra ngoài khi ho và hắt hơi. Bên cạnh đó, Prospan còn có tác dụng chống co thắt phế quản, mở rộng đường thở, từ đó giúp bé giảm ho và hô hấp dễ dàng hơn.
Prospan là thuốc ho thảo dược với thành phần chính là cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo chuẩn quy trình GACP. Ngoài ra, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chí 3 không: không chứa cồn, không chất tạo màu, không chứa đường nên rất lành tính, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để chấm dứt tình trạng ho có đờm dai dẳng lâu ngày không khỏi.
Lưu ý: Thuốc ho Prospan không sử dụng cho trẻ bất dung nạp fructose.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ đã phần nào hiểu rõ về tình trạng trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi. Mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây ho có đờm dai dẳng và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu ngày có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu cần thêm thông tin về cẩm nang trị ho cho bé, ba mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
Website: prospan.com.vn
Fanpage: Thuốc ho Prospan
Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: Điểm bán thuốc ho Prospan