Trẻ ho thở khò khè khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng không yên. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ hay là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng? Để hiểu rõ hơn về tình trạng ho thở khò khè, hãy cùng Propan tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân trẻ ho thở khò khè
Tiếng thở khò khè là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Sở dĩ có hiện tượng này là do trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi. Trong khi đó, kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và dễ bị tắc nghẽn khi bị cảm ho. Kết quả là tiếng thở của trẻ nghe khụt khịt.
Ngoài ra, ho thở khò khè ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:
- Trẻ bị bệnh hen suyễn (hen phế quản): Đây là bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm phổi và các vấn đề hô hấp. Hen suyễn do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm mốc, dị nguyên, di truyền, cơ địa,… Hen suyễn thường gặp ở trẻ trên 18 tháng tuổi với những biểu hiện như cảm giác nặng ngực, ho thở khò khè, khó thở, cánh mũi phập phồng, thở co kéo lồng ngực,…
- Trẻ bị viêm tiểu phế quản: Chủ yếu do virus xâm nhập vào các đường dẫn khí nhỏ trong phổi, điển hình là virus hợp bào hô hấp (RSV). Viêm tiểu phế quản thường xảy ra vào mùa đông, ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ có những biểu hiện như nghẹt mũi, hắt hơi, thở nhanh, khó thở ra, ho thở khò khè, sốt,…
- Ho gà: Đây là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng biểu hiện nghiêm trọng nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ban đầu, trẻ có biểu hiện như sổ mũi, ho, sốt. Sau vài tuần, trẻ có biểu hiện nặng hơn như ho thở khò khè, khó thở, da hơi xanh hoặc tím quanh miệng, mất nước, nôn mửa,…
- Trẻ bị hóc dị vật gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới – từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ.
- Bệnh viêm phế quản, viêm phổi.
- Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Dịch acid trong dạ dày trào ngược và đi vào phổi gây ra các biểu hiện như ợ chua, đau ngực, ho thở khò khè, khó thở,…
- Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa, khói bụi, nấm, côn trùng đốt,… có thể khiến trẻ ho thở khò khè.
- Một số nguyên nhân hiếm gặp là lao, phù phổi, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản). Trong trường hợp này, trẻ thường xuất hiện dấu hiệu trẻ khò khè khó thở dai dẳng, kéo dài.

2. Tình trạng trẻ ho thở khò khè liệu có nguy hiểm?
Tùy từng trường hợp, trẻ ho thở khò khè có thể tự khỏi khi loại bỏ các tác nhân gây hại nhưng cũng có trường hợp cần được theo dõi và điều trị tại các cơ sở y tế. Mẹ theo dõi phần dưới đây để xác định chính xác trẻ ho thở khò khè thuộc trường hợp nào nhé!
2.1. Khò khè có âm phát ra như tiếng huýt sáo
Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ bị tắc nghẽn mũi do dịch nhầy mũi hoặc sữa, dịch acid bị trào ngược từ dạ dày. Mũi của trẻ có lỗ lông khí nhỏ nên chỉ cần một chút sữa, dịch acid, nhầy mũi,… cũng có thể làm lỗ thông khí này bị tắc nghẽn, làm cản trở quá trình lưu thông khí và gây ra những tiếng khò khè có âm phát ra như tiếng sáo.
Với trường hợp này mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần vệ sinh mũi cho trẻ thật sạch sẽ là tiếng thở khò khè cũng biến mất.
2.2. Trẻ bị khò khè có âm thanh phát ra tiếng khàn khàn
Trẻ bị khò khè có âm thanh phát ra tiếng khàn khàn là do vùng thanh quản bị tắc nghẽn đờm, nhầy. Tình trạng này thường gặp trong bệnh viêm thanh khí phế quản, đặc trưng bởi tình trạng thanh quản, khí quản bị phù nề khiến quá trình lưu thông khí gặp khó khăn.
Trong trường hợp này mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ. Nếu có những biểu hiện bất thường mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2.3. Trẻ thở khò khè
Trẻ thở khò khè là biểu hiện đặc trưng của tình trạng đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn trong các bệnh viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Bên cạnh đó, thở khò khè kéo dài dăng dẳng cũng là dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp bị tắc nghẽn do dị vật hoặc dị tật bẩm sinh ở phế quản hoặc phế quản bị chèn ép. Khi trẻ bị thở khò khè, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
2.4. Trẻ thở dốc
Trẻ thở dốc và thở nhanh bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm phổi. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện ho dai dẳng, da xanh tím. Khi trẻ có biểu hiện thở dốc, khó thở, mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị nhằm ngăn ngừa xảy ra các biến chứng.

3. Điều ba mẹ nên làm khi trẻ ho thở khò khè
Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng ho, thở khò khè cho trẻ.
3.1. Chăm sóc trẻ khoa học
Tình trạng trẻ ho thở khò khè ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng một số biện pháp chăm sóc tại nhà sau:
- Vệ sinh mũi cho trẻ: Nếu trẻ ho thở khò khè kèm theo chảy nước mũi, mẹ cần vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ. Trong trường hợp nước mũi loãng, ít, mẹ chỉ cần dùng giấy mềm lau sạch dịch mũi chảy ra. Ngược lại, dịch mũi đặc khô hoặc sau khi bị sặc sữa, thức ăn, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ.
- Chế độ ăn uống:
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm: Uống nước ấm không chỉ ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ mà còn giúp dịu cảm giác ngứa rát cổ họng, làm loãng đờm nhầy, dịch mũi giúp trẻ dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi đường hô hấp.
- Ưu tiên những món loãng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh giúp trẻ hấp thu dễ dàng hơn. Thêm vào đó, nếu trẻ ho nhiều, mẹ nên chia nhiều bữa nhỏ để trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
- Làm ẩm không khí: Mẹ có thể làm ẩm không khí bằng cách đặt máy phun sương, máy làm ẩm không khí trong không gian trẻ tiếp xúc thường xuyên. Biện pháp này góp phần làm giảm tình trạng ho khò khè do hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh hoặc ho khò khè do tắc nghẽn mũi.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm tấn công và gây nên các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ họng.
- Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng cho trẻ như khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,… đồng thời, dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
- Sử dụng thuốc hoặc siro ho: Mẹ tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn để sử dụng thuốc hoặc siro trị ho phù hợp cho trẻ.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm siro ho với đa dạng chủng loại và nguồn gốc, xuất xứ. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn cho trẻ những sản phẩm siro ho có uy tín, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và quan trọng hơn cả là phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Một trong những siro ho luôn nhận được sự tin tưởng của đông đảo các mẹ đó là Siro ho thảo dược Prospan. Prospan là sản phẩm được sản xuất trực tiếp bởi hãng dược phẩm Engelhard Arzneimittel – CHLB Đức và được nhập khẩu nguyên chai về Việt Nam bởi công ty SOHACO.

Thuốc ho thảo dược Prospan có công dụng giảm ho, tiêu nhầy, chống co thắt được dùng trong trường hợp viêm đường hô hấp cấp kèm theo ho và điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản cấp.
Prospan dành cho trẻ gồm 2 loại:
- Prospan Syrup: Dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Prospan Forte: Dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.

Thành phần chính của thuốc ho Prospan là Cao khô lá thường xuân, được thu hái theo quy trình GACP. Sản phẩm có cơ chế trị ho là long đờm, giãn phế quản, kháng viêm, từ đó giảm ho cho trẻ. Không những thế, sản phẩm này còn chứa nhiều ưu điểm nổi bật như không chứa cồn, đường và không chất tạo màu. Đặc biệt, Prospan có hương vị ngọt dịu, chất siro có độ sánh vừa phải, dễ uống, đặc biệt thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lưu ý: Prospan có chứa thành phần sorbitol có thể gây nhuận tràng với trẻ quá nhạy cảm với sorbitol. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa fructose nên chống chỉ định cho trẻ bị bất dung nạp fructose.
3.2. Trường hợp đưa bé đi khám bác sĩ ngay
Ho, thở khò khè đôi khi chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể. Vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:
- Thở nông hoặc/và thở nhanh (50 nhịp/ phút hoặc hơn)
- Thời gian trẻ bị ho thở khò khè kéo dài trên 4 tuần.
- Da xanh xao, nhợt nhạt.
- Trẻ không chịu uống nước và có dấu hiệu mất nước.
- Trẻ bị ho, thở khò khè, khó thở, kèm theo sốt.
- Trẻ bị ho thở khò khè ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, uống thuốc, ăn đồ ăn gây dị ứng, côn trùng đốt,…
Qua bài viết trên, hy vọng rằng các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình phát hiện và chăm sóc trẻ bị ho thở khò khè. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng trẻ ho thở khò khè cũng như cần tư vấn thêm thông tin về thuốc ho Prospan, có thể liên hệ 1900 6424 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời.