Môi trường ngày càng ô nhiễm, lối sống công nghiệp bận rộn, căng thẳng, thời tiết biến đổi bất thường cũng có thể khiến bạn mắc phải những chứng bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, Có những loại thuốc lúc nào cũng nên thủ sẵn khi nhà có Trẻ nhỏ, đề phòng các trường hợp trẻ bị: Sốt bất chợt, tiêu chảy, đầy bụng, đau mắt, ho hay sỗ mũi, …
Tủ thuốc gia đình sẽ giúp các mẹ có thể tự xử lý ngay tại nhà các vấn đề đơn giản, hay các bệnh mới chớm ở trẻ.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Hiểu và dùng đúng thuốc trị ho[/su_note]
1. Thuốc hạ sốt
Nếu bé sốt nhẹ, sốt dưới 38,5 độ, mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.
Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn (đặt ở hậu môn). Loại này, trước khi đặt thuốc cho bé, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Cần chú ý thực hiện đúng thao tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước, sâu khoảng 2 cm và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây để tránh cho viên thuốc bị rơi ra ngoài. Với dạng viên thuốc đặt hậu môn, để bảo quản hãy cho thuốc hẳn vào tủ lạnh.
Mẹ nên mua 3 dạng: Dạng viên nén, viên đạn, và cả dạng gói bột để sẵn ở nhà, đê dùng cho các trường hợp khác nhau.
Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt. Khi trẻ liên tục sốt cao, việc dùng paracetamol phải tuân theo liều lượng quy định là 10 – 15mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ trong từ 4 – 6 giờ. Tức là ít nhất phải cách 4 giờ mới cho trẻ dùng thuốc một lần.
2. Thuốc cảm ho, siro ho trẻ em
Mẹ nên sử dụng loại thuốc ho từ thảo dược, đã được chứng minh cơ chế rõ ràng và được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ, cần đọc kĩ thành phần thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ uống.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Hiểu đúng về thuốc thảo dược[/su_note]
3. Nước muối sinh lý ( Nacl 0,9%)
– Dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho con hàng ngày rất an toàn, không có tác dụng phụ hay chống chỉ định gì (trong toa có ghi rõ). Nên nhỏ mắt và mũi cho bé mỗi buổi sáng hoặc sau khi tắm.
Khi thấy con có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi là nhỏ ngay cho con ngày 3-4 lần, nhỏ mỗi bên mũi từ 1-2 giọt. Khi muốn lấy gỉ mũi cho bé, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý vào sẽ làm dung dịch mũi loãng ra, sau 2-3 phút lấy bông tai trẻ em từ từ kéo cục gỉ ra.
Mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé. Khi bé bị vật gì rơi vào mắt hoặc có gỉ mắt, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật cho bé.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng muối biển sinh lý để lau vết trầy xước khi bé bị ngã.
4. Dầu nóng
Dầu nước xanh (con ó) dành cho người lớn phòng khi đau bụng, cảm lạnh.
Dầu khuynh diệp dành cho trẻ em.
Dầu khuynh diệp còn giúp giữ ấm gan bàn chân cho trẻ
5. Kem /thuốc chữa và ngừa côn trùng đốt
Vaseline, thuốc mỡ giúp làm lành những vùng da, môi bị nứt nẻ hoặc để bôi một lớp mỏng ở mũi để giảm xót, giảm xước do việc dùng khăn giấy chùi khi bị cảm cúm sổ mũi (nhưng hãy bảo đảm đừng bôi vào trong mũi con).
6. Thuốc đau bụng, Oresol, Smecta, hydrite là những thuốc đau bụng nên có trong tủ thuốc gia đình để phòng trường hợp có người trong gia đình bị bệnh tiêu chảy và mất nước.
7. Dụng cụ y tế cần thiết
Nhiệt kế, bông, băng, gạc, chai cồn loại 70 độ, băng cá nhân 2 – 3 kích cỡ, rất cần thiết để lau chùi và che chắn vết thương, tránh khói bụi, vi khuẩn bên ngoài.
Cần đặc biệt thận trọng với những thứ thường có trong tủ thuốc của các gia đình:
• Aspirin: Tuyệt đối không được cho trẻ con dùng aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ bởi loại thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye nguy hiểm, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Và không chỉ với trẻ nhỏ mà Aspirin cũng cần rất thận trọng khi dùng cho người lớn.
[su_note note_color=”#F0F0F0″ text_color=”#d31818″]Xem thêm: Thận trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ em[/su_note]
• Nhiệt kế thủy ngân: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên thay loại nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử bởi loại nhiệt kế cũ khi bị vỡ có thể gây nhiều nguy hiểm (cả về vật lý lẫn hóa học).
>>>SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT: KHÁM PHÁ Ô CỬA BÍ MẬT NHẬN HÀNG TRĂM QUÀ TẶNG
KIẾN THỨC KHÁC, MẸ CẦN BIẾT: (click để xem thông tin)
➡ 8 mẹo đơn giản chữa ho dứt điểm
➡ Gửi câu hỏi cho chuyên gia tư vấn
➡ 4 lưu ý chăm sóc trẻ ho A -> Z giúp bé mau khỏi bệnh
➡ Cẩm nang điều trị ho – sổ mũi – nghẹt mũi
➡ Bác sỹ tư vấn: Cách phân biệt trẻ ho di vi khuẩn và ho do vi-rút