Sản phẩm trị ho Prospan đã xuất hiện trên thị trường Việt từ cách đây hơn 10 năm. Nhiều người dùng thắc mắc Prospan là thuốc hay thực phẩm chức năng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ Prospan là thuốc và biết cách sử dụng sản phẩm này hiệu quả.
1. Các yếu tố chứng minh Prospan là thuốc
Prospan là thuốc trị ho thảo dược do hãng dược Engelhard Arzneimittel nổi tiếng của Đức sản xuất. Tại Việt Nam, tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO là đơn vị duy nhất nhập khẩu Prospan nguyên chai trực tiếp từ nhà sản xuất. Prospan là thuốc, không phải thực phẩm chức năng vì những lý do sau.
1.1. Yếu tố về công dụng
Trên tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp đựng sản phẩm đã ghi rõ Prospan là thuốc. Thuốc ho Prospan được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm đường hô hấp cấp kèm theo ho và điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính.
Công dụng đó cho thấy Prospan là thuốc, vì chỉ có thuốc mới tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyển hóa chất trong cơ thể bệnh nhân, làm thay đổi cấu trúc sinh lý hoặc bệnh lý người bệnh đang mắc phải. Hơn nữa, chỉ có thuốc mới điều trị các triệu chứng của bệnh cũng như chữa lành những tổn thương trong cơ thể, nhờ đó, đẩy nhanh quá trình hồi phục cho người bệnh.
Trong khi đó, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ chức năng cho các bộ phận trong cơ thể chứ không hề có chức năng điều trị bệnh. Ngoài ra, loại sản phẩm này cũng chỉ được sử dụng nhằm tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh và tạo sự thoải mái cho cơ thể.
1.2. Yếu tố về bao bì
- Prospan được xác định là thuốc vì trên bao bì sản phẩm có ghi số đăng ký (SĐK) theo quy tắc dành cho thuốc. Cụ thể, SĐK thuốc phải tuân theo thứ tự sắp xếp thông tin gồm chữ – số đăng ký – năm cấp. Theo đó, số đăng ký Prospan viết trên hộp giấy sản phẩm là VN-17873-14. Trong cụm ký tự này, VN là chữ, 17873 là số và 14 là năm cấp (2014).
- Quy tắc ghi SĐK của thuốc khác với quy tắc ghi SĐK thực phẩm chức năng. Đối với thực phẩm chức năng, SĐK phải ghi đúng những định dạng sau:
- Quy tắc đặt số đăng ký do Bộ Y tế (Cục VSATTP) cấp: Số thứ tự/năm cấp/ATTP-CNTC (ATTP-TNCB có nghĩa là An toàn thực phẩm – Tiếp nhận công bố.)
- Quy tắc đặt số đăng ký do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố cấp: Số thứ tự/năm cấp//YT+Tên viết tắt tỉnh, thành phố-TNCB và số thứ tự/năm cấp/YT+tên viết tắt tỉnh, thành phố-XNCB. (Trong đó, TNCB nghĩa là Tiếp nhận công bố, XNCB nghĩa là Xác nhận công bố).
- Nếu là thực phẩm chức năng, trên bao bì của sản phẩm, ngoài số công bố tiêu chuẩn sẽ kèm theo dòng chữ: Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Thực phẩm chức năng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đây là dòng chữ không hề xuất hiện trên bao bì của thuốc ho Prospan.
- Prospan là thuốc nhưng không phải kháng sinh. Kháng sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó, Prospan là thuốc ho thảo dược có thành phần chính là dịch chiết EA 575 từ lá cây thường xuân, hoàn toàn không chứa kháng sinh.
Qua 2 dẫn chứng trên thì băn khoăn Prospan là thuốc hay thực phẩm chức năng đã được giải đáp. Cùng theo dõi tiếp về đối tượng sử dụng thuốc ho này nhé!
2. Thuốc ho Prospan có thể sử dụng cho đối tượng nào?
Thuốc ho Prospan có thể dùng cho trẻ em, người lớn, người già với 3 loại sản phẩm dành cho đối tượng sử dụng chuyên biệt.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Có 2 loại trị ho chuyên biệt cho trẻ em là Prospan Syrup (dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi) và Prospan Liquid (phù hợp cho trẻ trên 6 tuổi cần mang theo thuốc khi đi học). Prospan Syrup có vị anh đào dịu ngọt, Prospan Liquid có vị menthol the mát.
- Người lớn, người già: Có loại Prospan trị ho cho người lớn là Prospan Forte, vị menthol.
Xem thêm: PROSPAN loại nào tốt | Hỏi – đáp cùng chuyên gia
3. Cơ chế trị ho của Prospan
Prospan trị ho bằng cơ chế 3 sức mạnh: Long đờm – Giãn phế quản – Giảm ho.
Cụ thể, Prospan hóa lỏng chất đờm, nhầy do quá trình viêm tạo ra, khiến chúng dễ dàng bị long và tống xuất ra ngoài khi bệnh nhân ho. Đồng thời, thuốc còn chống co thắt phế quản, mở rộng đường thở cho bệnh nhân. Từ đó, những cơn ho do đường thở bị cản trở được chấm dứt.
Thuốc ho Prospan tác động vào nguyên nhân gây ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Các loại thuốc này thường ức chế ho, giảm ho tạm thời, không điều trị triệt để nguyên nhân gây ho. Do vậy, đờm nhớt vẫn bị giữ lại, tràn xuống đường hô hấp dưới dễ gây viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Hiệu quả của cơ chế trị ho trên đã được kiểm chứng lâm sàng thông qua nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu tiến hành tại Đức vào năm 2004, 310 cơ sở y tế đã sử dụng siro Prospan để điều trị ho 52.478 trẻ em, có 66% trẻ dưới 6 tuổi và 11% trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Kết quả cụ thể như sau:
- 65% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng trong vòng 7 ngày
- 100% cơn ho biến mất sau 14 ngày
- 95% bệnh nhân cải thiện triệu chứng viêm phế quản (cấp và mãn tính)
Nhờ cơ chế trị ho vượt trội đó, Prospan được nhiều phụ huynh và hot mom lựa chọn là bạn đồng hành trên hành trình trị ho cho con và phản hồi tích cực.
- Diễn viên L.P chia sẻ: “Thay vì ép con uống thuốc, mình ưu tiên dùng thuốc có mùi vị dễ uống như siro Prospan. Mình rất tin tưởng vì đây là thuốc ho bán chạy nhất tại Đức và được nhập khẩu nguyên chai về Việt Nam. Ở Việt Nam, mình thấy hầu như mẹ nào cũng biết đến Prospan.”
- Hot Mom L.H – mẹ Cam Cam tâm sự: “Từ hồi bé tí, Cam hay ho húng hắng. Mỗi lần mình đưa bé đi khám, bác sĩ hay kê Prospan cho Cam. Prospan có vị Cherry dịu ngọt nên Cam rất thích. Vì thành phần của thuốc là dịch chiết độc quyền EA 575TM từ lá thường xuân nên mình cũng khá yên tâm.”
4. Dùng Prospan đúng cách
- Liều dùng
- Prospan Syrup: 2,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Prospan Forte: 5 – 7,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Prospan Liquid: 5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Thời gian dùng thuốc: Bạn nên sử dụng thuốc ho Prospan đều đặn trong ít nhất 1 tuần. Để đảm bảo tác dụng của thuốc ở mức cao nhất, nên dùng thuốc thêm 2-3 ngày sau khi đã hết các triệu chứng của bệnh.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ
- Chống chỉ định: Thuốc ho Prospan chống chỉ định cho người bất dung nạp fructose
- Tác dụng phụ của Prospan:
- Người nhạy cảm với sorbitol có thể gặp phản ứng nhuận tràng. Tình trạng này sẽ hết sau khi ngưng dùng thuốc 1-2 ngày.
- Phản ứng rất hiếm gặp: Người dùng có thể bị dị ứng, khó thở, sưng, đỏ da hoặc ngứa sau khi sử dụng thuốc có chứa cao khô lá thường xuân.
- Hạn sử dụng và bảo quản: Prospan có hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày sản xuất. Sau khi mở nắp, thuốc chỉ nên được sử dụng trong tối đa là 90 ngày (tính từ ngày mở nắp).
Xem thêm: PROSPAN mở nắp dùng trong bao lâu | Hướng dẫn bảo quản đúng
5. Hỏi đáp về cách sử dụng thuốc ho Prospan
- Prospan uống trước hay sau ăn?
Nên dùng Prospan sau khi ăn để tăng khả năng hấp thụ thuốc và tránh được các hoạt chất có trong sản phẩm gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày..
- Dùng Prospan quá liều có làm sao không?
Khi dùng Prospan, bạn có thể gặp hiện tượng tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết ngay sau 1-2 ngày ngưng sử dụng thuốc. Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện thêm dấu hiệu bất thường khác, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.
- Kết hợp Prospan với các phương pháp trị ho khác được không?
Bạn có thể kết hợp Prospan với các phương pháp trị ho khác nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Prospan có dùng được cho bà bầu, mẹ cho con bú không?
Việc dùng thuốc cho bà bầu hay mẹ cho con bú nên có sự tư vấn từ bác sĩ.
Xem thêm: Nên mua thuốc ho Prospan ở đâu uy tín, giá tốt?
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ Prospan là thuốc ho thảo dược, không phải thực phẩm chức năng. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề Prospan là thuốc hay thực phẩm chức năng, bạn có thể liên hệ Prospan để được chuyên gia giải đáp.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Hotline: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage:https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam