Prospan là thuốc thảo dược do hãng dược phẩm Engelhard Arzneimittel (Đức) sản xuất. Prospan tác dụng trị ho, chỉ định cho những trường hợp bệnh lý cụ thể được nêu trong bài viết sau.
1. Prospan tác dụng trị ho với 4 sức mạnh
Prospan trị ho trong các trường hợp viêm đường hô hấp cấp kèm theo ho và điều trị các triệu chứng trong bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Sức mạnh trị ho của Prospan bao gồm 4 tác dụng Long đờm – Giãn phế quản – Kháng viêm – Giảm ho.
1.1. Long đờm
Dịch chiết độc quyền EA575™ – thành phần chính trong Prospan – chứa hederacosid C ở dạng tiền chất và khi vào cơ thể sẽ chuyển thành alpha hederin ở dạng hoạt chất. Hoạt chất này giúp tiêu nhầy, làm loãng chất nhầy, khiến đờm, nhầy dễ bị long ra khi bệnh nhân ho.
Alpha hederin giúp long đờm, tiêu nhầy bằng cách tác động làm tăng đáp ứng của adrenalin trên tế bào phế nang typ II, từ đó tăng tiết chất diện hoạt giúp đờm trơn, chống bám dính vào niêm mạc và dễ dàng long đờm.
1.2. Giãn phế quản
Alpha hederin trong dịch chiết EA575™ không chỉ giúp tiêu nhầy mà còn chống co thắt phế quản. Chất này kích hoạt thụ thể β2-adrenergic trên màng tế bào tại đường hô hấp, gián tiếp làm tăng đáp ứng của adrenalin, làm giãn cơ trơn hô hấp và giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

1.3. Kháng viêm
Dịch chiết EA575™ chứa Alpha hederin, flavonoids và các acid phenol carboxylic làm giảm viêm, giúp bệnh nhân thở sâu hơn. EA575™ kháng viêm bằng cách ức chế hoạt động của yếu tố kiểm soát quá trình phiên mã và dịch mã các gen gây viêm (NFkB – Nuclear Factor – kappa B).
1.4. Giảm ho
Prospan làm loãng chất nhầy, giúp đờm nhớt dễ bị tống xuất ra ngoài. Nhờ vậy, đường hô hấp của bệnh nhân sẽ dần được làm sạch và chứng ho giảm dần. Cũng nhờ có tác dụng giãn phế quản, đường thở của bệnh nhân được mở rộng. Từ đó, những cơn ho do đường thở bị cản trở giảm dần.
Các tác dụng nêu trên của Prospan đều đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu năm 2018 tại Đức cho thấy sản phẩm này đạt hiệu quả trị ho vượt trội và nhanh chóng chỉ trong vòng 7 ngày.
Xem thêm: Nghiên cứu lâm sàng tác dụng điều trị ho của Prospan
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của Prospan
Prospan tác dụng trị ho với 4 sức mạnh Long đờm – Giãn phế quản – Kháng viêm – Giảm ho. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý những yếu tố có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
2.1. Liều dùng
Bệnh nhân phải dùng Prospan đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng thuốc từ nhà sản xuất. Nếu dùng không đúng liều lượng, tác dụng thuốc có thể sẽ không rõ rệt.

Xem thêm: Liều dùng thuốc ho Prospan
2.2. Thời gian dùng thuốc
Thời gian dùng Prospan phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên dùng thuốc trong ít nhất 1 tuần, ngay cả khi chỉ bị viêm đường hô hấp nhẹ để Prospan phát huy tác dụng. Kể cả khi đã mất các triệu chứng, bạn vẫn nên dùng thuốc thêm 2-3 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Về thời điểm sử dụng thuốc, bạn nên uống Prospan sau khi ăn để giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn, thuốc phát huy tác dụng trị ho rõ rệt hơn.
2.3. Đối tượng sử dụng
Prospan chỉ cho thấy tác dụng điều trị với đối tượng sử dụng phù hợp là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn và người già không mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Sản phẩm có thể không có tác dụng và gây ra phản ứng không mong muốn nếu sử dụng cho bệnh nhân bất dung nạp fructose, nhạy cảm với thành phần sorbitol và cao khô lá thường xuân.
Xem thêm: PROSPAN thành phần là gì | Công dụng và mức độ an toàn
Prospan chống chỉ định cho trường hợp bất dung nạp fructose. Trong trường hợp bệnh nhân nhạy cảm với sorbitol, Prospan có thể gây ra tác dụng phụ là nhuận tràng.
Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú là những đối tượng đặc biệt, nên thận trọng khi dùng Prospan. Nếu muốn sử dụng thuốc cho các trường hợp này, bạn nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ.

2.4. Hạn sử dụng và hạn mở nắp
Prospan có hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất. Hạn sử dụng chỉ có ý nghĩa khi thuốc chưa bị mở nắp và được bảo quản đúng cách. Bạn không nên dùng Prospan quá hạn sử dụng vì lúc này thuốc đã mất tác dụng.
Hạn mở nắp của Prospan là trong vòng 90 ngày. Quá 90 ngày, bạn không nên tiếp tục sử dụng vì lúc này thuốc có thể đã biến chất, giảm hoặc mất tác dụng điều trị.
Xem thêm: [NHẬN BIẾT] Thuốc ho Prospan THẬT GIẢ và lưu ý khi chọn mua
2.5. Cách bảo quản
Bảo quản sai cách có thể khiến thuốc giảm hoặc mất tác dụng. Bạn nên bảo quản thuốc theo hướng dẫn sau:
- Thuốc ho Prospan cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sau khi mở nắp, bạn nên bảo quản Prospan ở môi trường có nhiệt độ từ 20 – 25 độ C
- Trong trường hợp đã mở nắp chai siro và không dùng hết thuốc, bạn nên vặn chặt nắp chai, vệ sinh cốc định lượng và đặt lại vào hộp giấy như ban đầu.
Xem thêm: Cách bảo quản thuốc ho Prospan đúng
3. Hỏi đáp liên quan đến tác dụng Prospan
- Prospan tác dụng phụ là gì?
Tác dụng phụ không mong muốn của Prospan là nhuận tràng do thuốc chứa sorbitol. Người dùng nhạy cảm với sorbitol sẽ gặp hiện tượng đi đại tiện nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng nhuận tràng sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau 1 – 2 ngày ngưng sử dụng thuốc.
Xem thêm: Thuốc ho Prospan tác dụng phụ | 3 lưu ý để sử dụng an toàn
- Prospan có phải kháng sinh không?
Prospan không phải kháng sinh mà là thuốc ho thảo dược chứa dịch chiết độc quyền EA575 từ lá thường xuân. Thuốc đã được kiểm chứng lâm sàng trên diện rộng và chứng minh mức độ an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ sơ sinh 0 ngày tuổi.
- Prospan trị hen suyễn được không?
Prospan điều trị triệu chứng ho trong viêm đường hô hấp. Do đó, thuốc không có tác dụng điều trị hen suyễn.

- Prospan dùng cho trường hợp không ho, không có đờm, chỉ bị khản tiếng được không?
Prospan tác dụng điều trị triệu chứng ho, ho khan, ho đờm trong các bệnh viêm đường hô hấp, khi ho mới sử dụng. Trong trường hợp chỉ bị khản tiếng, bạn không cần dùng Prospan. Thay vào đó, bạn có thể dùng chanh mật ong, chanh muối, bổ sung vitamin…
- Prospan dùng cho trường hợp bé khụt khịt, không ho được không?
Trường hợp trẻ chỉ bị khụt khịt, không ho thì bạn không cần cho bé uống thuốc trị ho, kể cả Prospan. Khụt khịt là tình trạng phổ biến ở đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, phụ huynh thường không phân biệt được tiếng khụt khịt hay tiếng khò khè.
Nếu trẻ chỉ bị khụt khịt bình thường, bạn nên duy trì rửa mũi sinh lý cho con. Bên cạnh đó, bạn nên tránh các tác nhân gây ho, viêm hô hấp cho bé như khói bụi, lông thú vật, tránh để điều hòa quá lạnh.
- Pha loãng siro Prospan với nước có làm giảm tác dụng thuốc không?
Nếu bạn chỉ pha Prospan với một chút nước ấm thì tác dụng thuốc vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, người dùng không nên pha với sữa hay bất kỳ loại nước ngọt nào vì việc này có thể khiến thuốc mất tác dụng.
Trên đây, bạn đã cùng Prospan tìm hiểu và giải đáp thắc mắc Prospan tác dụng là gì. Nếu bạn còn thắc mắc về tác dụng của thuốc, hãy liên hệ hotline 1900 6424 để được chuyên gia giải đáp.