Thời tiết chuyển mùa cũng là lúc các bệnh lý về hô hấp gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm không chỉ làm suy yếu hệ miễn dịch mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhận biết, phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe hô hấp cho cả gia đình.
1. Tại sao thời tiết chuyển mùa ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp?
Sự thay đổi giữa mùa nóng và lạnh thường kèm theo sự gia tăng độ ẩm, bụi bẩn trong không khí và nhiệt độ thất thường. Đây là những yếu tố chính tác động đến hệ hô hấp:
- Không khí lạnh: Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.
- Siêu vi gây bệnh đường hô hấp: Ví dụ như virus cúm phát triển dễ dàng hơn vào thời tiết lạnh so với mùa nóng.
- Ô nhiễm không khí: Tăng lượng bụi mịn và các chất gây dị ứng, ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp.
2. Các bệnh hô hấp thường gặp khi chuyển mùa
2.1. Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh lý phổ biến trong mùa giao mùa. Cả người lớn và trẻ em đều có khả năng nhiễm virus cúm rất cao, có thể lên tới 90%. Triệu chứng thường bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, sốt và ho khan. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài và gây biến chứng.
Các bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra rất khó phân biệt với các bệnh do các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.
2.2. Viêm họng
Sự thay đổi nhiệt độ có thể gây khô hoặc kích ứng cổ họng, dẫn đến ho và đau rát. Đây là triệu chứng thường gặp của viêm họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Một số triệu chứng người mắc viêm họng thường gặp phải là sốt cao, thường dao động từ 38 – 39 độ C; Cổ họng khô rát, đau khi ăn uống, thậm chí là nuốt nước bọt; giọng khàn, nặng hơn có thể mất tiếng; ho khan, ho có đờm kéo dài.
Viêm họng nếu không can thiệp điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm khác như áp xe thành họng, viêm mũi…
2.3. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường thở bị viêm nhiễm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Đây là một trong những bệnh lý về hô hấp phổ biến trong thời tiết chuyển mùa.
Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm: ho kéo dài, ho ra chất nhầy, thậm chí có lẫn máu; mệt mỏi; khó thở, thở khò khè; sốt; tức ngực… Diễn tiến viêm phế quản thường lành tính tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.
2.4. Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản, gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản. Phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ… là nguyên nhân đầu tiên khiến những người có cơ địa dị ứng, nhất là bệnh nhân hen tái phát hoặc phát bệnh.
3. Cách phòng ngừa bệnh hô hấp khi thời tiết chuyển mùa
Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả bạn có thể áp dụng để bảo vệ cho cả gia đình
– Giữ ấm cơ thể: Khi nhiệt độ giảm đột ngột, hãy giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và bàn chân. Đây là cách đơn giản để ngăn ngừa các bệnh hô hấp do thời tiết.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giảm thiểu bụi bẩn và nấm mốc – nguyên nhân gây kích ứng đường hô hấp.
– Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi) để tăng cường hệ miễn dịch. Uống đủ nước cũng giúp niêm mạc đường thở duy trì độ ẩm, giảm nguy cơ kích ứng. Bên cạnh đó đừng quên vận động, tập thể dục thường xuyên.
– Đeo khẩu trang: Khi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, vi khuẩn và các chất gây dị ứng.
4. Biện pháp giảm triệu chứng ho khi mắc bệnh hô hấp
Một trong những triệu chứng gây phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh khi mắc các bệnh hô hấp đó chính là ho kéo dài. Để giảm thiểu tình trạng này bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả ngay tại nhà dưới đây:
- Sử dụng thuốc ho thảo dược: Bạn có thể tham khảo bộ đôi siro và viên ngậm ho Prospan tùy theo độ tuổi của các thành viên trong gia đình. Đây là thuốc ho được nhập khẩu từ CHLB Đức, được phân phối tại 105 quốc gia và là thuốc ho có thị phần bán chạy số 1 tại Đức. Với thành phần từ cao khô lá thường xuân, siro Prospan tăng khả năng trị ho, long đờm hiệu quả nhờ 3 cơ chế tác động: Tiêu nhầy (long đờm) – Chống co thắt – Giảm ho.
- Siro ho Prospan: Dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và mọi đối tượng
- Viên ngậm Prospan: Dùng cho trẻ từ 6+ và người lớn
- Súc miệng bằng nước muối ấm 2-3 lần mỗi ngày giúp kháng khuẩn, giảm viêm và làm dịu triệu chứng ngứa họng.
- Uống nước ấm và trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm các cơn ho khó chịu.
- Xông hơi với nước nóng hoặc tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà giúp làm sạch đường thở, giảm nghẹt mũi và hỗ trợ giảm ho hiệu quả.
-
Duy trì điều trị, tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ đối với các bệnh mạn tính để ngăn ngừa tái phát.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù các biện pháp tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng, nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu:
- Triệu chứng ho kéo dài hơn 10 ngày.
- Sốt cao không giảm hoặc khó thở.
- Đau ngực hoặc tức ngực nghiêm trọng.
Kết luận
Thời tiết chuyển mùa là thời điểm dễ phát sinh các bệnh về hô hấp. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, và chủ động phòng ngừa, áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn và gia đình tránh được những biến chứng nguy hiểm.