Cơn ho ban đêm gián đoạn giấc ngủ của con khiến phụ huynh lo lắng. Sử dụng thuốc ho đêm cho bé có thể hỗ trợ cải thiện trình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết khi nào nên dùng thuốc chữa ho đêm cho trẻ và gợi ý một vài loại thuốc trị ho hiệu quả.
1. Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm
Trẻ ho về đêm là hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể xuất phát từ tác nhân bên trong cơ thể của bé hoặc từ bên ngoài môi trường.
Nguyên nhân bên trong:
- Do bệnh lý: Ho về đêm ở trẻ có thể là kết quả của các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, trào ngược dạ dày thực quản,…
- Tư thế ngủ của trẻ: Việc bố mẹ không cho bé nằm gối hoặc gối quá thấp có thể dẫn tới chứng ho đêm ở trẻ. Bởi vì, khi đầu bé đặt ở tư thế thấp, các chất đờm nhớt từ mũi sẽ tràn xuống họng, ngăn cản đường hô hấp, kích thích bé ho nhiều hơn.
Nguyên nhân bên ngoài
- Phòng ngủ thiếu vệ sinh, không thông thoáng: Phòng ốc quá kín, bí, không thường xuyên hút bụi, lông thú hoặc không lau chùi đồ vật bé thường sử dụng là những nguyên nhân khiến cơn ho về đêm của trẻ thêm dai dẳng.
- Nhiệt độ trong phòng/ngoài trời xuống thấp: Trẻ em có sức đề kháng chưa hoàn thiện dễ bị cảm và ho khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi. Ngoài ra, nếu bố mẹ để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, trẻ cũng dễ có nguy cơ bị ho vì lạnh.
Nếu trường hợp mẹ biết được cụ thể trẻ bị ho khan, tức là trẻ ho không có đờm, dịch nhầy, tình trạng trẻ ho nhiều về ban đêm liên tục. Lúc này mẹ tham khảo bài viết trẻ ho khan về đêm để có hướng chăm sóc bé khoa học, kịp thời giúp bé nhanh khỏi tình trạng ho khan.
2. Cân nhắc dùng thuốc ho đêm cho bé trong trường hợp nào?
Khi thấy con ho đêm nhiều, nhiều phụ huynh thường sốt sắng cho bé uống thuốc trị ho ngay. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn chưa cần dùng thuốc, chỉ nên giảm ho cho con bằng phương pháp chăm sóc, cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt.
2.1. Trường hợp không nhất thiết phải dùng thuốc ho đêm
Dưới đây là những trường hợp cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc trị ho đêm ngay:
- Ho ngắn ngày, không có biểu hiện nguy hiểm: Nếu bé chỉ ho trong một vài đêm, không dai dẳng, không kèm triệu chứng nghiêm trọng thì bố mẹ không nên vội cho con uống thuốc.
- Ho do tác nhân bên ngoài: Bé ho vào ban đêm có thể do các tác nhân vật lý, dị ứng hoặc do hít phải khói thuốc,… Lúc này, bạn có thể chỉ cần vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, tránh cho trẻ không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Để giảm ho đêm ở trẻ mà không cần dùng thuốc, bố mẹ có thể thực hiện những phương pháp sau:
Điều chỉnh chế độ ăn
- Thực phẩm nên ăn: Bé cần ăn đầy đủ 4 chất gồm tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ. Bố mẹ nên chọn thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, sắt như thịt bò, thịt gà, trứng và các món nhiều nước để tăng cường sức khỏe cho con.
- Thực phẩm nên kiêng: Những món nhiều dầu mỡ, chiên xào hay chế biến từ cá vẫn còn mùi tanh dễ khiến bé khó chịu, nôn trớ và càng làm tình trạng ho thêm nghiêm trọng.
- Thời điểm cho bé ăn: Phụ huynh không nên cho bé ăn sát giờ ngủ vì thức ăn không kịp tiêu hóa sẽ làm bé bị chướng bụng hoặc trào ngược. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ho đêm.
Điều chỉnh tư thế ngủ
- Bố mẹ nên kê đầu và vai của con cao hơn thân khi bé ngủ. Việc này giúp ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng của bé.
Giữ ấm cho trẻ:
- Mặc quần áo phù hợp: Bé cần mặc quần áo phù hợp và thoải mái để duy trì nhiệt độ cơ thể tốt nhất. Bố mẹ chú ý cho bé mặc đủ ấm khi thời tiết trở lạnh.
- Giữ ấm khi ngủ: Bụng, bàn chân, bàn tay, thóp và ngực của bé cần được che kín.
Xem thêm: Trẻ em hay ho nhiều về ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho bé bằng nước muối ấm: Phụ huynh đặt bé nằm nghiêng đầu một chút rồi nhỏ 5-10 giọt dung dịch nước muối 0.9% vào mũi bé. Vệ sinh mũi, họng làm thông đường thở cho bé, ngăn những cơn ho quấy nhiễu trẻ về đêm.
Dùng mẹo trị ho đêm dân gian
- Một số bài thuốc dân gian: Chưng quả tắc cùng đường phèn, pha nước chanh mật ong, đun nước uống từ húng chanh, hấp cánh hoa hồng với đường phèn,… Mẹ có thể áp dụng các nguyên liệu tự nhiên này để giảm ho đêm cho con.
- Lưu ý khi sử dụng phương pháp trị dân gian: Các bài thuốc dân gian không có tác dụng làm giảm ho nhanh, tức thời mà cải thiện chứng ho từ từ.
Xem thêm: Thuốc ho dễ uống cho bé | Tiêu chí và gợi ý loại thuốc dễ uống
2.2. Trường hợp có thể cân nhắc dùng thuốc ho đêm cho bé
Cha mẹ nên cân nhắc cho con dùng thuốc ho đêm cho bé nếu bé ho do bệnh lý, ho dai dẳng, tình trạng nghiêm trọng trên 7 đêm.
Ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên – Cổ họng, mũi, vòm họng, thanh quản, xoang, khí quản bị vi khuẩn và vi-rút tấn công sẽ làm bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khi gặp trường hợp này, cha mẹ có thể xử lý như sau:
- Cho con uống thuốc ho dạng siro lỏng: Bố mẹ nên dùng các loại siro ho có thành phần tự nhiên có tác dụng giảm cơn ho, giảm đau họng, làm loãng và dễ long đờm mà không gây ảnh hưởng tới cơ chế ho tự nhiên ở trẻ.
- Trong trường hợp này, bố mẹ không nên dùng kháng sinh cho bé vì có thể làm cơ thể trẻ thêm yếu và sinh ra nhờn thuốc.
Xem thêm: 7+ loại thuốc thuốc ho loãng đờm cho bé hiệu quả
Ho do viêm mũi dị ứng
- Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra khi bé tiếp xúc nhiều với lông động vật, phấn hoa, khói thuốc, bụi bẩn… hoặc do bé có cơ địa dị ứng.
- Ở trường hợp này, dùng thuốc xịt mũi chữa dị ứng, thuốc có Chlorpheniramine hay Diphenhydramine có thể làm giảm cơn ho cho bé.
Ho do viêm phế quản – Nếu bé ho do viêm phế quản mãn tính, phụ huynh có thể dùng các loại thuốc ho điều trị các triệu chứng của bệnh lý, chẳng hạn như Prospan.
Ho do viêm họng, viêm phổi
- Bé sẽ bị ngứa họng, đau rát họng, ho khan, biếng ăn, mất tiếng,… khi bị viêm họng.
- Trường hợp bị viêm phổi, bé có thể ho nhiều dần dần kèm theo sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước mũi nhiều, thở khò khè,…
- Với những bé bị viêm họng, viêm phổi, bố mẹ cần cho bé đi khám và uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
3. TOP 9 loại thuốc ho về đêm cho bé hiệu quả
Trên thực tế, không có loại thuốc trị ho chuyên biệt về đêm cho bé. Các thuốc ho dành riêng cho trẻ hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này.
3.1. Prospan
- Nguồn gốc xuất xứ: Prospan là thuốc ho thảo dược có thị phần số 1 tại CHLB Đức do công ty Engelhard Arzneimittel sản xuất. Tại Việt Nam, sản phẩm do SOHACO nhập khẩu và phân phối thuốc tới các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc.
- Công dụng: Thuốc ho Prospan được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm đường hô hấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính và cấp tính.
- Loại sản phẩm: Prospan có hai loại sản phẩm dành cho trẻ em
Loại sản phẩm | Đối tượng sử dụng | Liều dùng |
Prospan Syrup (Chai 100ml) | Trẻ em sơ sinh từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi | 2,5ml x 3 lần mỗi ngày |
Prospan Liquid (Hộp 21 gói, mỗi gói 5ml) | Trẻ từ 6 tuổi trở lên | 5ml/lần x 3 lần mỗi ngày |
- Thành phần an toàn
- Thành phần chính: Prospan chứa dịch chiết EA575™ độc quyền từ lá thường xuân. Dịch chiết được cấp bằng sáng chế và bảo hộ độc quyền bởi Cơ quan Sáng chế Châu Âu (EPO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
- Engelhard Arzneimittel đã chọn lọc giữa 15 loài thường xuân khác nhau trên thế giới để tìm ra loại lá chất lượng nhất đưa vào chuẩn hóa nguồn nguyên liệu.
- Dịch chiết EA575™ chứa 17 thành phần định tính hỗ trợ nhau, tăng hiệu quả trị ho của thuốc đồng thời hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
- Thành phần khác: Tá dược
- Tiêu chí “3 không”: Thuốc ho Prospan không chứa đường – không chứa cồn – không chứa chất tạo màu, an toàn cho cả trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
- Thành phần chính: Prospan chứa dịch chiết EA575™ độc quyền từ lá thường xuân. Dịch chiết được cấp bằng sáng chế và bảo hộ độc quyền bởi Cơ quan Sáng chế Châu Âu (EPO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
- Cơ chế trị ho của Prospan
- Prospan trị ho hiệu quả bằng cơ chế vượt trội 4 sức mạnh gồm Long đờm – Giãn phế quản – Kháng viêm – Giảm ho. Prospan tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ho mà không ức chế thần kinh, không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
- Thuốc ho Prospan hóa lỏng dịch nhầy ứ đọng trong phế quản, giúp bé dễ tống xuất chúng khỏi cơ thể. Mặt khác, siro Prospan chống co thắt cơ phế quản, mở rộng đường thở, giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng, cải thiện tình trạng ho.
- Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của cơ chế trị ho: Năm 2004, 310 cơ sở ý tế tại Đức đã tiến hành dùng siro Prospan trị ho cho 52.478 trẻ em. Kết quả ghi nhận:
- 90% bác sĩ, 87,1% bệnh nhân đánh giá hiệu quả trị ho ở mức tốt và rất tốt.
- 65% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng chỉ trong vòng 7 ngày.
- 100% cơn ho biến mất sau 14 ngày.
- 95% bệnh nhân cải thiện triệu chứng viêm phế quản.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ
- Prospan chống chỉ định cho trường hợp bé bất dung nạp fructose.
- Trẻ quá nhạy cảm với sorbitol có thể gặp tác dụng phụ là nhuận tràng khi uống thuốc ho Prospan. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ hết sau 2 – 3 ngày ngưng thuốc.
- Phản ứng hiếm gặp như dị ứng, khó thở, sưng, đỏ da hoặc ngứa có thể xảy ra khi sử dụng thuốc có chứa cao khô lá thường xuân.
- Mức giá tham khảo: 70.000 – 130.000 đồng tùy loại
3.2. Astex
- Nguồn gốc xuất xứ: Astex là chế phẩm thuốc do Bệnh viện Nhi Đồng nghiên cứu và bào chế vào năm 1983. Năm 2010, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã nhượng quyền sản xuất Astex cho Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC.
- Công dụng: Điều trị các bệnh về đường hô hấp ở trẻ, sát trùng đường hô hấp, kháng dị ứng, giúp long đờm và giảm ho.
- Quy cách đóng gói: Siro đóng chai 90ml, có mùi dược liệu, vị ngọt.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi bị viêm họng, ho hen, viêm phế quản.
- Liều lượng quy định:
- Trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi: 2-5ml/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ nhỏ từ 2 đến dưới 6 tuổi: 5-10ml/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ từ 6 tuổi trở lên: 15ml/lần x 3 lần/ngày
- Thành phần: Tần dày lá, Núc nác, Húng chanh, Cineol và một số tá dược khác.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ: Trẻ quá mẫn cảm với những thành phần của thuốc.
- Mức giá: 40.000 đồng/chai 90ml
3.3. P/H
- Nguồn gốc xuất xứ: P/H là thuốc ho do công ty Phúc Hưng nghiên cứu và sản xuất.
- Công dụng: Bổ phổi, tiêu đờm, đặc trị ho gió, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm, rát cổ, viêm họng.
- Thành phần: Cao đặc bách bộ, bạch quả, hạnh nhân, cao đặc cát cánh, ma hoàng, tinh dầu bạc hà, đường kính, Natri benzoat, Ethanol 96%, bối mẫu…
- Dạng bào chế và quy cách đóng gói: Cao lỏng, chai 100ml
- Đối tượng sử dụng: Trẻ em bị viêm họng, viêm phế quản, ho lâu ngày, ho khan,…
- Liều lượng quy định: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần
- Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10ml
- Trẻ em từ 7 – 14 tuổi: Uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15ml
- Chống chỉ định và tác dụng phụ: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
- Mức giá: 30.000 đồng / chai
3.4. Ivy Kids
- Nguồn gốc xuất xứ: Ivy Kids là một sản phẩm thuốc đến từ nhà sản xuất Ivy Kids, Úc.
- Công dụng: Ivy Kids dùng trong điều trị các vấn đề về hô hấp của trẻ như ngứa rát họng, nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm.
- Dạng bào chế và quy cách đóng gói: Siro cô đặc hương dâu, lọ 20ml.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh đến trên 12 tuổi.
- Liều lượng quy định:
- Trẻ từ 0 – 4 tuổi: 10 giọt/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ từ 4 – 12 tuổi: 12 – 18 giọt/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 25 giọt/lần x 3 lần/ngày
- Thành phần: Cao lá thường xuân.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ: Trẻ bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với lá thường xuân.
- Mức giá: giao động trong khoảng 140.000 – 210.000 đồng/lọ
3.5. Ích Nhi
- Nguồn gốc xuất xứ: Siro ho – cảm Ích Nhi là thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Nam Dược.
- Công dụng: Siro Ích Nhi trị ho, giải cảm, tiêu đờm, tăng đề kháng cho cơ thể trẻ, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm họng,…
- Loại sản phẩm:
- Chai siro 90ml
- Hộp 30 gói, 5ml/gói
- Đối tượng sử dụng: Trẻ em bị ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.
- Liều lượng quy định:
- Trẻ dưới 1 tuổi: 5ml/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 7,5ml/ lần x 3 lần/ngày
- Trẻ trên 3 tuổi: 10ml/lần x 3 lần/ngày
- Thành phần: Mật ong, húng chanh, quất, gừng, cát cánh, mạch môn, đường phèn và các tá dược khác.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ: Trẻ mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Mức giá: 50.000 đồng / chai 90ml
3.6. Bổ phế Nam Hà
- Nguồn gốc xuất xứ: Bổ phế Nam Hà là sản phẩm thuốc trị ho của Công ty Dược phẩm Nam Hà.
- Công dụng: Điều trị viêm phế quản, ho gió, ho khan, cảm, làm tiêu đờm.
- Dạng bào chế và quy cách đóng gói: Siro, chai 125ml
- Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi bị ho gió, ho khan, ho do cảm lạnh, có đờm, viêm phế quản.
- Liều lượng quy định:
- Trẻ em từ 1 – 6 tuổi: 5ml/lần x 3 lần/ngày
- Trẻ từ 7 – 10 tuổi: 10ml/lần x 3 lần/ngày
- Dùng trong 7 – 10 ngày x 3 lần/ngày
- Thành phần: Bạch linh, thiên môn, mơ muối, cát cánh,…và các tá dược khác.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ: Hầu như không có chống chỉ định và hiện nay chưa phát hiện được tác dụng ngoài ý muốn.
- Mức giá: 32.000 đồng / chai
3.8. Bảo Thanh
- Nguồn gốc xuất xứ: Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là sản phẩm thuốc truyền thống của Công ty Dược phẩm Hoa Linh.
- Công dụng: Điều trị các chứng ho do nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm ở trẻ, giảm ngứa rát cổ họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản,…
- Dạng bào chế và cách đóng gói: Siro, chai 100ml.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh đến trên 6 tuổi bị ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho khan, ho có đờm, ho gió, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.
- Liều lượng quy định
- Trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi: Uống c
- Trẻ em từ 2 đến dưới 6 tuổi: Uống 2-3 lần/ngày, 7,5ml/lần
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Uống 2-3 lần/ngày, 10ml/lần
- Thành phần: Ô mai, vỏ quýt, mật ong, xuyên bối mẫu,…và các tá dược khác.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ: Trẻ mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Mức giá: 39.000 đồng/chai
3.9. Muhi
- Nguồn gốc xuất xứ: Siro Muhi là thực phẩm chức năng đến từ Nhật Bản,
- Công dụng: Chữa cảm cúm ở trẻ, trị ho, sổ mũi, đau họng, điều trị viêm mũi cấp tính, cải thiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau họng,…
- Thành phần: Hoa cúc, bạc hà, bạch đàn,…và không chứa kháng sinh.
- Loại sản phẩm: Siro ho Muhi có 4 loại sản phẩm kèm công dụng tương ứng:
Loại sản phẩm | Công dụng |
Siro trị ho cho bé Muhi 120ml màu đỏ | trị cảm lạnh, sốt |
Siro trị ho cho bé Muhi 120ml màu hồng | dùng tương tự như màu đỏ nhưng vị đào, thích hợp khẩu vị bé gái |
Siro trị ho cho bé Muhi 120ml màu xanh nước biển | làm giảm và trị ho, đờm |
Siro trị ho cho bé Muhi 120ml màu xanh lá cây | trị ho, hắt hơi, sổ mũi |
- Dạng bào chế và quy cách đóng gói: Siro, chai 120ml
- Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 3 tháng – 7 tuổi bị cảm cúm, ho, có đờm.
- Liều lượng quy định: Mỗi ngày uống 3 lần, sau bữa ăn, mỗi lần cách nhau 4 tiếng
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: 5ml/lần
- Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: 6ml/lần.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 7,5ml/lần.
- Trẻ từ 3 – 7 tuổi: 10ml/lần.
- Chống chỉ định và tác dụng phụ:
- Không dùng Muhi cho trẻ bị hen suyễn.
- Bé có thể bị táo bón khi dùng Muhi
- Mức giá: Giao động từ 200.000 – 280.000 đồng/chai tùy loại.
4. Cách chọn thuốc ho phù hợp cho trẻ
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị ho cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chọn ra loại thuốc phù hợp và an toàn nhất cho con.
4.1. Chọn thuốc có thành phần thiên nhiên
Cha mẹ nên chọn thuốc có thành phần thảo dược, nguồn gốc thiên nhiên. Thuốc ho thảo dược sẽ hạn chế tác dụng phụ không mong muốn và an toàn hơn những loại thuốc hóa dược.
Ví dụ, thuốc ho Prospan có thành phần chính là dịch chiết độc quyền EA575™ từ lá thường xuân, không đường, không cồn, không chất tạo màu. Tính an toàn của Prospan đã được kiểm chứng lâm sàng qua nhiều thử nghiệm.
4.1. Chọn loại sản phẩm phù hợp
Mỗi loại thuốc ho nêu trên có đối tượng sử dụng khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần đọc kĩ thông tin về thuốc trước khi lựa chọn cho con.
4.2. Chọn dạng bào chế
Dạng bào chế có vị trí quan trọng trong việc điều trị ho cho trẻ. Chọn đúng dạng thuốc, cha mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian, đồng thời, dễ dàng nhận được sự hợp tác từ bé.
Trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi
- Ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng tự nhai, nuốt thuốc viên, không chịu được mùi vị lạ. Bố mẹ nên chọn thuốc ho dạng siro hoặc thuốc bột có thể hòa trong nước thành dung dịch để cho bé uống.
- Tuy nhiên, nhiều loại siro được bào chế quá đặc, quá ngọt, mùi nồng khiến trẻ sợ. Mẹ nên chọn siro chất lỏng như Prospan với hương cherry thơm nhẹ, dịu ngọt để bé dễ chấp nhận uống thuốc hơn.
Trẻ trên 2 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này đã có thể dùng được các loại viên nén như người lớn.
4.3. Chọn thuốc có tác dụng phù hợp với tình trạng, nguyên nhân ho
Bố mẹ nên đọc kỹ thông tin chỉ định và chống chỉ định của sản phẩm để xem bé thuộc trường hợp có thể hay không thể dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho con khi sử dụng thuốc.
Phụ huynh nên xem kỹ bảng thành phần để xem bé có nhạy cảm với thành phần nào của thuốc không. Dị ứng với thành phần của thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Xem thêm: 9+ loại thuốc ho ĐẶC TRỊ cho trẻ em hiệu quả mẹ nên chọn
5. Lưu ý khi dùng thuốc trị ho đêm cho bé
- Dùng đúng liều lượng tương ứng với độ tuổi của bé – Mỗi độ tuổi sẽ có lượng thuốc cần uống trong một lần khác nhau. Vậy nên, bố mẹ cần nắm rõ liều lượng quy định phù hợp với độ tuổi của bé để tránh cho bé uống quá liều.
- Kiên trì dùng trong thời gian quy định để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả. Thời gian dùng thuốc đều được ghi rõ trên bao bì và giấy hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Cha mẹ không nên tự ý bỏ dở thuốc vì thấy các triệu chứng ho của bé chưa nhanh chóng thuyên giảm.
- Nên cho bé dùng thuốc sau khi ăn và không nên cho bé uống thuốc sát giờ đi ngủ vì bé dễ gặp hiện tượng trào ngược dạ dày, dẫn đến kích thích cơn ho.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi kết hợp thuốc ho với các loại thuốc khác – Bố mẹ không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc vì có thể thành phần của thuốc đối kháng nhau, gây tác dụng không mong muốn cho bé.
- Chú ý hạn sử dụng, hạn mở nắp thuốc – Thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc hạn mở nắp sẽ bị biến chất, mất tác dụng, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin bạn cần biết về thuốc ho đêm cho trẻ. Phụ huynh chỉ nên dùng thuốc ho đêm cho bé trong trường hợp bé ho dai dẳng và đã tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu còn băn khoăn khác hoặc cần mua Prospan cho con, bạn có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Hotline: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam