Ho, sổ mũi là hiện tượng thường thấy ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Trong trường hợp này, nhiều phụ huynh mong muốn tìm thấy thuốc ho sổ mũi cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, không phải lúc nào bố mẹ cũng cần dùng thuốc. Bài viết sau đây sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích về thuốc trị ho sổ mũi cho trẻ em cho phụ huynh tham khảo.
1. Nguyên nhân khiến trẻ ho kèm chảy nước mũi
Trước khi mua thuốc, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ho, sổ mũi của bé để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho con. Hiện tượng ho, sổ mũi ở trẻ có thể là kết quả do các tác nhân sau gây ra:
- Dị ứng: Khi bé bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ dễ bị kích thích bởi các tác nhân có hại dẫn đến ho, hắt hơi nhiều, gây sổ mũi.
- Ngạt mũi sơ sinh: Đây là tình trạng mũi của bé bị các chất nhầy lấp đầy, gây khó khăn cho việc hô hấp.
- Thời tiết lạnh: Sức đề kháng của nhiều bé chưa hoàn thiện nên dễ bị ho, sổ mũi khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp.

- Cảm lạnh: Khi trẻ bị cảm lạnh, virus sẽ tấn công khiến sức khỏe của trẻ giảm sút. Lúc này bé thường bị chảy nước mũi, hắt xì nhiều, ho và đau họng.
- Cúm: Bé sẽ mệt mỏi y khi bị virus cúm tấn công. Triệu chứng thường thấy khi bé bị cúm là đau mỏi người, run rẩy kèm chảy nước mũi.
- Có dị vật trong mũi: Dị vật mắc trong mũi sẽ cản trở đường thở của bé, kích thích nước mũi chảy ra hoặc gây chảy máu mũi.

2. Có nên dùng thuốc ho sổ mũi cho trẻ em?
Nhiều bậc phụ huynh vừa thấy con ho kèm sổ mũi liền đi mua thuốc không kê đơn/thuốc sổ mũi cho con. Tuy nhiên, cho bé uống thuốc không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Bố mẹ chỉ nên cân nhắc dùng thuốc trị ho sổ mũi cho bé trong trường hợp sau:
- Bé ho dai dẳng, ho khan, ho dữ dội gây mệt mỏi, nôn trớ, khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc đêm,…
- Đã đi khám và tham vấn ý kiến bác sĩ
Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc ho sổ mũi như thuốc kháng histamin, kháng sinh,… bố mẹ nên tìm hiểu kỹ và thận:
Đối với thuốc kháng histamin
- Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm dị ứng, giảm ho.
- Khi dùng thuốc kháng histamin trẻ sẽ dễ bị buồn ngủ. Cha mẹ không nên lạm dụng tác dụng này của thuốc để giữ bé ngủ, không quấy nhiễu vì sẽ làm hại đến sức khỏe của bé.
- Bên cạnh đó, trẻ được khuyến cáo không nên dùng thuốc có chứa histamin trong thời gian dài. Loại thuốc này cũng không nên dùng trong trường hợp bé ho có đờm, hen suyễn và viêm đường hô hấp dưới.
Trường hợp bé ho có đờm sổ mũi mẹ hãy xem ngay thông tin bài viết: Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Giải đáp từ chuyên gia

Đối với thuốc kháng sinh
- Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên chỉ nên cho bé uống kháng sinh khi bé bị ho nặng do vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Không dùng loại thuốc này khi bé chỉ bị cảm cúm và cảm lạnh thông thường.
- Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng kháng sinh để tránh gặp phải những tình huống không mong muốn.
Đối với các loại thuốc hạ sốt, giảm đau
- Paracetamol là thành phần chính có trong các thuốc hạ sốt, giảm đau.
- Tuy Paracetamol ít gây tác dụng phụ nhưng cha mẹ nên cho bé dùng thuốc đúng liều và thời gian, tránh để paracetamol gây hại đến gan, dạ dày làm bé bị đau bụng hay nôn,…

Đối với các loại thuốc giảm ho
- Cha mẹ không nên cho bé uống thuốc ngay khi thấy bé có biểu hiện ho mà phải cân nhắc trường hợp ho của bé thuộc loại nào.
- Thuốc ức chế cơn ho chỉ nên được dùng trong điều trị ho khan, ho dai dẳng cho bé.
Đối với các loại thuốc chống sung huyết, ngạt mũi
- Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi thường được dùng để làm giải quyết tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi do ho, cảm,…
- Cha mẹ không nên tự ý cho con (dưới 6 tuổi) uống thuốc hoặc chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc chống sung huyết khi bị dùng quá liều sẽ sinh ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm.

Bố mẹ cần hiểu rõ tình trạng bệnh của bé để đưa ra quyết định có nên cho bé uống thuốc hay không.
Xem thêm: Thuốc ho cho bé có tác dụng gì | Dùng sao cho an toàn?
3. 5 loại thuốc ho trị sổ mũi cho bé hiệu quả, an toàn
Dưới đây, bài viết xin đưa ra 5 loại thuốc trị ho, sổ mũi an toàn mẹ nên lựa chọn cho bé.
3.1. Thuốc ho Prospan
- Nguồn gốc xuất xứ: Prospan là thuốc trị ho thảo dược chiếm thị phần số 1 tại CHLB Đức do công ty Engelhard Arzneimittel thuộc quốc gia này sản xuất. Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO đã nhập khẩu Prospan về Việt Nam và phân phối thuốc tới các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc.

- Công dụng: Thuốc ho Prospan được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm đường hô hấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính và cấp tính.
- Thành phần: Prospan chứa thành phần chính là dịch chiết EA575™ độc quyền từ lá thường xuân. Cơ quan Sáng chế Châu Âu (EPO) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã cấp bằng sáng chế và bảo hộ độc quyền cho dịch chiết này.
-
- Giữa 15 loài thường xuân khác nhau trên thế giới, Engelhard Arzneimittel đã tìm ra loại lá chất lượng nhất để vào chuẩn hóa nguồn nguyên liệu.
- 17 thành phần định tính có trong dịch chiết EA575™ hỗ trợ nhau nhằm phát huy tối đa hiệu quả trị ho của thuốc đồng thời hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Mức độ hiệu quả và an toàn
- Cơ chế trị ho và sổ mũi an toàn
-
- Prospan trị ho theo cơ chế 4 sức mạnh Long đờm – Giãn phế quản – Kháng viêm – Giảm ho, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ho mà không ức chế phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.
- Thuốc ho Prospan hóa lỏng đờm ứ đọng trong đường hô hấp, giúp bé dễ tống xuất chúng khi ho. Đồng thời, Prospan hạn chế co thắt cơ phế quản, mở rộng đường thở, giúp trẻ hô hấp dễ dàng và làm giảm cơn ho do đường thở bị cản trở.

- Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và mức độ an toàn: Tại Đức, vào năm 2004, đã có tổng cộng 52.478 trẻ em đã được các bác sĩ cho dùng siro Prospan để trị ho. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
-
- 65% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng chỉ trong vòng 7 ngày.
- 100% cơn ho biến mất sau 14 ngày.
- 95% bệnh nhân cải thiện triệu chứng viêm phế quản.
- 99,78% bệnh nhân không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn nào trong quá trình sử dụng thuốc.
- Thuốc ho Prospan không chứa đường – không chứa cồn – không chứa chất tạo màu nên an toàn sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi.
Loại sản phẩm, đối tượng sử dụng, liều dùng
Loại sản phẩm | Đối tượng sử dụng | Liều dùng |
Prospan Syrup
(Chai 100ml) |
Trẻ em sơ sinh từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi | 2,5ml, 3 lần/ngày |
Prospan Liquid
(Hộp 21 gói, mỗi gói 5ml) |
Trẻ từ 6 tuổi trở lên | 5ml/lần, 3 lần/ngày |

Chống chỉ định và tác dụng phụ
-
- Prospan chống chỉ định cho trường hợp bé bất dung nạp fructose.
- Trẻ quá nhạy cảm với sorbitol có thể gặp tác dụng phụ là nhuận tràng khi uống thuốc ho Prospan. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ hết sau 2 – 3 ngày ngưng thuốc.
- Phản ứng hiếm gặp như dị ứng, khó thở, sưng, đỏ da hoặc ngứa có thể xảy ra khi sử dụng thuốc có chứa cao khô lá thường xuân.
Mức giá: 68.000 – 132.000 đồng tùy loại
3.2. Muhi xanh lá
- Nguồn gốc xuất xứ: Thực phẩm chức năng siro Muhi đến từ nhà sản xuất Ikeadamohando, Nhật Bản.

- Tác dụng: Muhi xanh lá là loại siro có công dụng làm giảm các chứng ho, hắt hơi và sổ mũi cho bé.
- Mức độ hiệu quả và an toàn
-
- Thành phần chính của Muhi xanh lá được chiết xuất từ các loại thảo dược lành tính vừa đảm bảo phát huy hiệu quả trị ho vừa an toàn với trẻ.
- Thuốc không gây các tác dụng phụ nguy hiểm tuy nhiên nếu mẹ cho bé uống Muhi quá nhiều sẽ khiến bé dễ buồn ngủ.
- Không nên cho bé bị hen suyễn sử dụng thuốc ho Muhi.
- Đối tượng sử dụng và liều dùng: Mẹ có thể cho bé uống Muhi cách mỗi 4 tiếng, nhưng không nên cho bé uống quá 6 lần một ngày.
Đối tượng sử dụng | Liều dùng |
Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi | 5ml/lần |
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi | 6ml/lần |
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi | 7,5ml/lần |
Trẻ từ 3 đến 7 tuổi | 10ml/lần |
- Mức giá: 240.000 đồng/chai
3.3. Ích Nhi – Thuốc cho bé bị ho sổ mũi
- Nguồn gốc xuất xứ: Ích Nhi là thực phẩm chức năng của công ty TNHH Nam Dược.

- Tác dụng: Ích Nhi có tác dụng điều trị cảm lạnh, sổ mũi, hắt hơi,… đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Mức độ hiệu quả và an toàn
-
- Siro ho Ích Nhi được điều chế từ những thảo dược thiên nhiên như cát cánh, quất, húng chanh, mật ong,…Đây đều là những nguyên liệu lành tính, có khả năng trị ho, sổ mũi hiệu quả cho bé.
- Hiện chưa có báo cáo nào về những tác dụng phụ của thuốc ho Ích Nhi.
- Không nên dùng cho bé mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Đối tượng sử dụng và liều dùng
Đối tượng sử dụng | Liều dùng |
Trẻ dưới 1 tuổi | 5ml/lần, 3 lần/ngày |
Trẻ từ 1 – 3 tuổi | 7,5ml/ lần, 3 lần/ngày |
Trẻ trên 3 tuổi | 10ml/lần, 3 lần/ngày |
- Mức giá: 50.000 đồng/chai
3.4. Kids Allergy 0-9
- Nguồn gốc xuất xứ: Kids Allergy cho bé từ 0 đến 9 tuổi là sản phẩm hỗ trợ trị ho được ưa thích tại Canada.

- Tác dụng: Kids Allergy 0-9 có khả năng trị ho, hắt hơi và chảy nước mũi nhanh chóng cho bé.
- Mức độ hiệu quả và an toàn
-
- Kids Allergy 0-9 bao gồm nhiều loại thảo dược như hành tây, cỏ chân ngỗng, Eyebright, Aralia racemosa,… cùng nước tinh khiết, hương vị chuối.
- Những thành phần này được định lượng bằng công thức vi lượng đồng căn độc đáo nên có khả năng điều trị tốt các triệu chứng ho, sổ mũi cho bé.
- Thuốc ho Kids Allergy 0-9 không có tác dụng phụ, tương tác thuốc.
- Đối tượng sử dụng và liều dùng: Kids Allerdy được bào chế dạng siro, đóng trong lọ 25ml. Bé từ 0-9 tuổi nên uống thuốc mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 giọt (0,75ml). Mẹ lưu ý giảm lượng đồ ăn khi thấy bé đã cải thiện hiện tượng ho.
- Mức giá: 220.000 đồng/lọ
3.5. Paburon S – Thuốc ho và sổ mũi cho trẻ thương hiệu Nhật
- Nguồn gốc xuất xứ: Paburon S là thực phẩm chức năng hỗ trợ trị ho của hãng Taisho, Nhật Bản.

- Tác dụng: Paburon S giúp cải thiện tình trạng ho, giảm sốt, đau họng và chảy nước mũi cho bé.
- Mức độ hiệu quả và an toàn: Những thành phần có trong Paburon S đều có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng điều trị ho, sổ mũi tốt cho bé. Thuốc không chứa kháng sinh và chất bảo quản có hại cho trẻ.
- Loại sản phẩm, đối tượng sử dụng và liều dùng: Uống sau ăn 3 lần/ngày
Đối tượng sử dụng | Liều dùng |
Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi | 5ml/lần |
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi | 6ml/lần |
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi | 7,5ml/lần |
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi | 10ml/lần |
- Mức giá: 330.000 đồng/chai
4. Chọn thuốc ho sổ mũi cho bé như thế nào?
Mẹ nên chọn thuốc trị ho và sổ mũi cho trẻ dựa vào những hướng dẫn sau:
- Ưu tiên thuốc có thành phần thảo dược: Thành phần thuốc có nguồn gốc tự nhiên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe cho trẻ, ít gây hại dạ dày. Ngoài ra, thành phần này có ít gây tác dụng phụ nguy hiểm và gần như không gây nhờn thuốc.
- Chọn dạng thuốc cho bé dễ uống: Dạng bào chế siro, hương hoa quả nhẹ nhàng và mùi vị dịu ngọt là những tiêu chí để mẹ chọn được loại thuốc ho sổ mũi cho bé phù hợp. Thuốc ho dạng siro lỏng có hương anh đào, menthol như Prospan sẽ giúp trẻ hợp tác uống thuốc hơn.

- Mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chọn loại sản phẩm tương ứng với độ tuổi của bé.
- Mẹ cần đọc kỹ tác dụng phụ và chống chỉ định để tránh được những trường hợp không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc ho sổ mũi cho bé.
Xem thêm:
- TOP 11 thuốc ho trẻ em nhập khẩu tốt cho mẹ lựa chọn
- Thuốc ho cho trẻ em loại nào TỐT – TOP 13 loại hiệu quả, an toàn
5. Lưu ý khi dùng thuốc ho sổ mũi cho trẻ
Bên cạnh việc chọn được loại thuốc phù hợp, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây khi dùng thuốc để trị ho sổ mũi cho bé an toàn:
- Trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ được quy định liều lượng thuốc khác nhau. Mẹ nên chú ý cho con uống đúng thuốc và đủ lượng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp thuốc ho sổ mũi với các loại thuốc khác để hạn chế tình trạng thành phần thuốc đối kháng nhau, gây nguy hiểm cho bé.
- Nếu bé dùng thuốc ho sổ mũi một thời gian dài mà không có kết quả tốt thì mẹ nên đưa bé đi khám.
- Trong thời gian dùng thuốc trị ho sổ mũi, mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và có cách chăm sóc sức khỏe khoa học cho con:
Chế độ chăm sóc
- Khi bé bị sổ mũi, chất nhầy tiết ra nhiều sẽ làm bé khó hô hấp vậy nên mẹ cần vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Cho bé uống nước chanh hòa với mật ong để làm dịu cơn ho. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc.
- Tối đi ngủ, mẹ nên kê gối cho con cao hơn một chút để chất nhầy trong mũi không tràn xuống họng làm bé ho nhiều hơn.

Chế độ ăn
-
- Mẹ nên cho bé ăn đủ 4 nhóm chất cơ bản để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe khi bé ho và sổ mũi.
- Trong quá trình trị ho, mẹ hạn chế không cho bé ăn nhiều đồ dầu mỡ, quá ngọt hoặc quá mặn hoặc hải sản vẫn còn mùi tanh. Những món ăn này sẽ làm bé bị đầy bụng, khó chịu, gây nóng trong, làm bệnh lâu khỏi hơn.
Trên đây, bài viết đã gợi ý cho mẹ một số loại thuốc trị ho sổ mũi cho trẻ em và đưa ra những lưu ý để dùng thuốc cho bé an toàn. Nếu cần tư vấn thêm về thuốc ho sổ mũi cho bé, bạn có thể liên hệ chuyên gia của Prospan qua hotline 1900 6424.