Trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn mà còn khiến các mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng, không biết xử lý thế nào cho đúng. Trong bài viết dưới đây, Prospan sẽ gửi đến mẹ những thông tin xác thực nhất về cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm, mẹ theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi dễ bị ho có đờm
Trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc mẹ cần làm là theo dõi biểu hiện của trẻ và xác định đúng nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà mẹ có thể tham khảo:
- Hệ hô hấp của trẻ còn chưa hoàn thiện: Khác với người lớn, niêm mạc mũi của trẻ 2 tháng tuổi chứa rất nhiều mạch máu nên rất dễ bị nhiễm trùng, phù nề và tăng tiết chất nhầy. Lâu dần, chất nhầy trong mũi trở nên đặc quánh và đi xuống vùng họng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và muốn đào thải chúng ra khỏi đường hô hấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp: Trong một số bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, viêm thanh quản, viêm phổi,… đờm và chất tiết sẽ chảy xuống phía sau họng kích thích trung tâm phản xạ ho của trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng ho có đờm ở trẻ 2 tháng tuổi.
- Trẻ bị dị ứng, hen suyễn hoặc cảm lạnh: Hệ miễn dịch của trẻ 2 tháng tuổi còn non nớt nên rất dễ bị virus tấn công, thường gặp nhất là virus Rhinovirus – virus gây cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra, hen suyễn cũng bệnh lý phổ biến ở trẻ 2 tháng tuổi với các biểu hiện đặc trưng như phế quản phù nề, tăng tiết chất nhầy, đờm,…
- Yếu tố môi trường: Trẻ ho có đờm có thể do các yếu tố môi trường gây ra như khói thuốc lá, hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh, khô,….
2. Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm nhanh khỏi
Hệ thống, cơ quan của trẻ 2 tháng tuổi chưa được hoàn thiện nên việc dùng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, phương pháp điều trị cho bé sơ sinh bị ho có đờm chủ yếu là các biện pháp chăm sóc tại nhà.
2.1. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
Bổ sung đủ nước cho trẻ góp phần làm loãng đờm, chất nhầy và dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Đối với trẻ 2 tháng tuổi, mẹ chỉ cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn. Trong trường hợp trẻ ho nhiều, mẹ nên chia thành nhiều cũ bú để tránh xảy ra tình trạng trẻ nôn, trớ.
Ngoài tác dụng bổ sung nước cho trẻ, sữa mẹ còn làm mát họng, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây hại và mau chóng hồi phục. Trong thời điểm trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm này, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và tránh đồ ăn cay, nóng, dễ bị dị ứng,… để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho trẻ.
2.2. Vỗ lưng giúp trẻ long đờm
Vỗ lưng long đờm là phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện trong trường hợp tắc nghẽn đường hô hấp do ứ đọng đờm, nhầy. Phương pháp này làm thông thoáng thường đường thở, từ đó cải thiện tình trạng ho có đờm ở trẻ 2 tháng tuổi.
Hướng dẫn cách vỗ lưng giúp long đờm: Mẹ khum bàn tay, khép chặt 5 ngón tay, đảm bảo ngón cái áp sát vào ngón trỏ. Sau đó, vỗ nhẹ vào lưng trẻ, thực hiện từ trái qua phải mỗi bên từ 3 – 4 phút.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện vỗ lưng long đờm là sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng và thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày tùy theo tình trạng ứ đọng đờm của trẻ. Thêm vào đó, mẹ cần xác định đúng vị trí phổi, không được vỗ vào vùng bụng, dạ dày và xương sống của bé.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này. Tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn.
2.3. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Như đã chia sẻ ở phần trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến ho có đờm ở trẻ 2 tháng tuổi là yếu tố môi trường. Vì vậy, mẹ cần giữ vệ sinh cho bé và môi trường xung quanh bé sạch sẽ. Cụ thể:
- Dọn dẹp nhà cửa hàng ngày: Thường xuyên dọn, dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi ở. Đặc biệt, phòng ngủ – nơi trẻ tiếp xúc nhiều cần đảm bảo thoáng mát và vệ sinh hàng ngày mẹ nhé!
- Tắm cho trẻ đúng cách: Đây cũng là một trong những biện pháp làm giảm tình trạng ho có đờm ở trẻ 2 tháng tuổi. Mẹ nên cho trẻ tắm nước ấm có nhiệt độ trong khoảng từ 35 – 38 độ. Hơi nước ấm sẽ giúp loãng đờm, nhầy giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Thời gian tắm tốt nhất cho trẻ là từ 5 – 10 phút.
- Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý là công cụ giúp làm loãng chất nhầy và loại bỏ vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày, mẹ nhỏ mũi từ 2 – 3 lần, tốt nhất là trước khi ăn, trước khi đi ngủ để giúp trẻ ăn ngon và ngủ dễ dàng hơn. Sau khi nhỏ mũi, mẹ nên dùng giấy dùng một lần lau dịch mũi cho đến khi dịch mũi được loại bỏ hoàn toàn. Tránh sử dụng khăn lau nhiều lần do làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho trẻ.
Lưu ý: Trước khi vệ sinh mũi cho trẻ, các mẹ cần lưu ý rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ không nên dùng miệng để hút dịch mũi cho trẻ vì có thể làm lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng của mẹ vào mũi trẻ.
2.4. Nâng cao đầu cho trẻ khi nằm
Khi trẻ nằm, đờm và chất nhầy sẽ đi xuống phía cổ họng và kích thích phản xạ ho khiến trẻ càng ho dữ dội hơn. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng và dùng gối nâng cao đầu hơn bình thường để giúp thông thoáng đường thở và giảm tình trạng ho có đờm. Mẹ nên dùng một chiếc khăn gấp gọn lại rồi kê xuống phía dưới gối của trẻ.
2.5. Không nên cho trẻ dùng điều hòa
Cơn ho có đờm ở trẻ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn nếu mẹ cho trẻ nằm quạt, điều hòa trong một thời gian dài. Không khí lạnh, khô từ môi trường điều hòa, quạt sẽ làm đờm, chất nhầy trong đường hô hấp trở nên đặc quánh và làm tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra, không khí lạnh càng làm tăng tình trạng viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp. Chính vì vậy, mẹ không nên cho bé nằm trong môi trường điều hòa, quạt quá thường xuyên hoặc nằm trong thời gian dài.
Song, mẹ có thể khắc phục bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí để giảm bớt phần nào không khí khô tỏa ra từ điều hòa.
2.6. Nâng cao độ trong phòng
Độ ẩm trong không khí là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ bé 2 tháng tuổi có độ đặc lỏng của đờm. Mẹ nên duy trì độ ẩm trong phòng từ 40 – 60%, ở nhiệt độ khoảng 26 độ C, đây là độ ẩm lý tưởng được các bác sĩ khuyến cao nên dùng để giúp dịch loãng, dễ vệ sinh và bé cũng dễ thở hơn.
2.7. Dùng tinh dầu hỗ trợ điều trị ho có đờm
Mẹ nên dùng tinh dầu tràm trà để hỗ trợ trong quá trình điều trị chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Vì trong tràm trà có khả năng làm tan đờm và diệt vi khuẩn trong đường hô hấp rất hiệu quả.
Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước hoặc khăn xô của bé, hoặc sử dụng máy xong tinh dầu. Mẹ nên lưu ý không để tinh dầu tràm trà tiếp xúc trực tiếp với bé hay xông quá nhiều tinh dầu trong phòng kín sẽ khiến bé bị ngợp, khó chịu.
3. Cách chữa ho cho trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm
Theo khuyến cáo của chuyên gia, trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc trong điều trị ho. Do đó, phương pháp điều trị ho có đờm cho trẻ 2 tháng tuổi được khuyến nghị là các bài thuốc dân gian và siro ho thảo dược.
3.1. Cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian
Sử dụng bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ sơ sinh là biện pháp điều trị ho có đờm được nhiều mẹ ưu ái lựa chọn. Bởi đây là cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tương đối an toàn, dễ thực hiện và ít xảy ra tác dụng không mong muốn.
Bài thuốc với quất và đường phèn:
Quất là vị thuốc thường gặp trong các bài thuốc dân gian trị ho. Trong đông y, quất có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng giảm ho, long đờm rất hiệu quả. Sở dĩ, quất có hiệu quả trị ho như vậy là do chứa các thành phần vitamin, tinh dầu, pectin,…
Hướng dẫn thực hiện: Rửa sạch dưới nước rồi để ráo. Sau đó, cho vào bát nhỏ, đổ đường phèn lên, chưng cách thủy trong khoảng 15 – 30 phút rồi tắt bếp. Để nguội rồi chắt lấy nước cốt cho trẻ uống.
Bài thuốc với đường nâu, tỏi, gừng:
Thành phần gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, giảm ho, long đờm. Nhờ sự kết hợp hài hòa bởi bộ ba tỏi, gừng, đường nâu đã tạo nên bài thuốc trị ho có đờm khá hữu hiệu đối với trẻ 2 tháng tuổi.
Hướng dẫn thực hiện: Lột bỏ lớp vỏ tỏi và gừng. Sau đó, đem giã nhuyễn trộn cùng đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước cốt cho trẻ uống.
Bài thuốc bằng nước củ cải trắng:
Củ cải trắng chứa nhiều dưỡng chất quý giúp bổ phế, long đờm, có thể kể đến là protid, vitamin B1, B2, vitamin C, vitamin PP, Canxi, Phospho,…
Hướng dẫn thực hiện: Gọt bỏ vỏ củ cải trắng, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Ép lấy nước cốt rồi cho trẻ uống từng thìa nhỏ. Mẹ cần lưu ý nên hâm nóng nước ép trước khi cho trẻ uống.
Bài thuốc làm tiêu đờm bằng cây hẹ
Trong Đông y, lá hẹ có tính ấm giúp bổ can thận, bổ dương và là vị thuộc chữa tiêu đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp thêm với mật ong để tăng nhanh tính hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa ho có đờm ở bé.
Hướng dẫn thực hiện: Bạn lấy một nắm lá hẹ tươi (khoảng 5 – 7 lá) đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cuộn lá hẹ với vài viên đường phèn đem hấp cách thủy. Chia nhỏ thành các bữa, cho trẻ uống từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi bữa chỉ tầm 5ml.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá hẹ với chanh và hoa đu đủ, đây cũng là cách chữa ho cho trẻ 2 tháng tuổi có đờm hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện: Bạn cũng dùng khoảng 5 – 7 lá hẹ tươi rửa sạch + 1 ít hạt chanh, hoa đu đủ đem đi giã nát. Sau đó thêm vài hạt đường phèn đem đun cách thủy khoảng 30 phút. Và cũng chia nhỏ cho trẻ uống từ 3- 5 lần/ngày, mỗi lần chỉ tầm 5ml.
Xem thêm: Trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm | Nguyên nhân và cách xử lý khoa học
3.2. Trị ho cho trẻ bằng Siro ho thảo dược
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều siro ho thảo dược đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Trong vô vàn sản phẩm siro ho, mẹ nên chọn loại nào cho trẻ 2 tháng tuổi?
Theo chuyên gia, mẹ nên chọn các sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, được chứng minh là cách trị ho cho trẻ 2 tháng tuổi an toàn, lành tính, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ngoài ra, các sản phẩm uy tín có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là sự lựa chọn tối ưu dành cho trẻ.
Một trong những sản phẩm thuốc ho thảo dược đang được các mẹ tin dùng là thuốc ho thảo dược Prospan. Đây là sản phẩm được sản xuất trực tiếp bởi hãng dược phẩm Engelhard Arzneimittel – Đức và được nhập khẩu, phân phối bởi công ty SOHACO.
Thuốc ho thảo dược Prospan có tác dụng giảm ho, tiêu nhầy, chống co thắt được dùng trong trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp cấp kèm theo ho và điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản cấp.
Prospan dành cho trẻ gồm 2 loại:
- Prospan Syrup: Dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Prospan Forte: Dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Thuốc ho Prospan chứa thành phần chính là Cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP. Sản phẩm có cơ chế trị ho là long đờm, giãn phế quản, kháng viêm, từ đó, giảm ho có đờm.
Liều dùng Prospan cho từng đối tượng cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5 ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ trong độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): 5 ml/lần x 3 lần/ngày.
- Người lớn: 5 – 7,5 ml/lần x 3 lần/ngày.
Lưu ý cho mẹ: Thuốc ho Prospan có chứa sorbitol gây nhuận tràng với trẻ quá nhạy cảm với sorbitol. Ngoài ra, Prospan còn chứa fructose nên không được dùng cho trẻ mắc chứng không dung nạp fructose. Mẹ hỏi ý kiến của Dược sĩ trước khi sử dụng cho bé nhà mình nhé!
4. Trường hợp cần đưa trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm đi khám
Ho có đờm đôi khi chỉ là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống dị vật, đờm, nhầy ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ho có đờm lại là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng khác trong cơ thể. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
4.1. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức
Mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức khi trẻ có các biểu hiện:
- Trẻ bỏ bú, không uống được sữa
- Trẻ co giật, khó thở, khi thở nghe được tiếng rít,…
- Ho ra máu, ho kèm sốt trên 38 độ, ho kèm theo đờm xanh, vàng, hơi thở hôi,…
4.2. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám sớm
Khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm bị ho kéo dài, không suy giảm sau 7 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ bị sụt cân, đổ mồ hôi nhiều về chiều, trẻ quấy khóc,… thì mẹ không nên tiếp tục cho trẻ điều trị tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.
5. 6 Việc mẹ không nên làm khi trẻ bị ho có đờm
- Mẹ cần tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá, khói bụi có hại cho sức khẻo. Ngay cả với mẹ cũng nên tránh vì những khói thuốc này sẽ ám mùi vào quần áo mẹ khi tiếp xúc và bé rất nhạy cảm với những mùi khói thuốc, như này sẽ làm trẻ hít theo cách gián tiếp.
- Chọn quần áo cho trẻ phù hợp với thời tiết, không để bé bị lạnh hay quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến tình trạng ho của trẻ
- Nhiều mẹ thắc mắc ” trẻ bị ho có đờm uống thuốc gì?” Các mẹ tuyệt đối không tự ý trị ho cho trẻ 2 tháng tuổi bằng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa được cho phép của bác sĩ
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi vẫn cần cho bú vì thế mẹ cũng nên ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và làm giảm đi sức đề tự nhiên của con
- Tránh nằm điều hòa để nhiệt độ quá lạnh, mẹ nên để nhiệt độ từ 26 – 27 độ C , độ ẩm từ 40 – 60% để tránh tình trạng con bị nhiễm lạnh, hay độ ẩm trong không khí quá thấp gây niêm mạc cổ họng làm bé ho có đờm kéo dài.
- Ở độ tuổi 2 tháng, một số mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột ăn dặm tuy nhiên trong thời gian bé bị ho có đờm, mẹ có thể dừng cho bé ăn tập trung cho bé bú. Vì lúc này ở cổ họng bé có đờm và bé đang rất khó chịu nếu cho bé ăn bột có thể gây tình trạng thêm khó thở ở bé và bé sẽ lười ăn hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, cách chăm sóc và cách trị ho cho trẻ 2 tháng tuổi. Hi vọng rằng qua bài viết các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và xử lý khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cách trị ho có đờm cho trẻ cũng như cần tư vấn thêm thông tin về thuốc ho Prospan, bạn có thể liên hệ 1900 6424 để được đội ngũ dược sĩ tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời.