Trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Làm sao để khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Nguyên nhân trẻ 6 tháng tuổi dễ bị ho có đờm
Đối với trẻ nhỏ từ 6 – 36 tháng tuổi, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, các bé trong độ tuổi này dễ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp. Dưới bắt nguồn từ một số nguyên nhân như sau:
1.1. Thời tiết thay đổi
Khi giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ 6 tháng tuổi vẫn còn kém. Điều này khiến trẻ dễ bị ho có đờm.
1.2. Vi khuẩn, virus
Khi vi khuẩn, virus từ môi trường xâm nhập vào cơ thể trẻ, một số phản ứng tự nhiên được kích hoạt nhằm bảo vệ hệ hô hấp bằng cách tiết nhiều dịch nhầy. Tuy nhiên, mặt trái của hiện tượng này là gây tắc nghẽn, khiến trẻ khó chịu và xuất hiện tình trạng ho có đờm.
1.3. Dị ứng với các dị nguyên
Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất thông thường như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, lông thú cưng… Tuy không ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe nhưng khi bị dị ứng, cơ thể trẻ vẫn tự phản ứng và tiết nhiều dịch nhầy để bảo vệ hệ hô hấp, gây ho đờm cho bé.
2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm
Khi trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm, mẹ chăm sóc bé như sau:
2.1. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
Mẹ tăng tần suất bú trong ngày và kéo dài thời gian mỗi lần cho bé bú. Đây là phương pháp làm loãng đờm, mát họng, hạn chế tắc nghẽn giúp bé dễ thở. Ngoài ra, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn là cách tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hoặc sửa chữa nhanh chóng những tổn thương ở hệ hô hấp của bé.
2.2. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là yếu tố quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các dị nguyên khác bám trên tay, quần áo, cơ thể bé. Trong đó, vệ sinh mũi và tắm rửa đúng cách là hai việc cần được ưu tiên.
Vệ sinh mũi: Mẹ vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày, vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Giữ trẻ nằm yên, đầu cao hơn một chút so với thân.
- Bước 2: Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ.
- Bước 3: Sau 30 – 60 giây, mẹ nghiêng người con sang một bên để ráo mũi.
- Bước 4: Mẹ dùng khăn sữa mềm thấm nước mũi và lau nhẹ nhàng xung quanh mũi con, không xâm nhập quá sâu, tránh gây ra tổn thương.
Tắm cho trẻ đúng cách: Đối với bé bị ho có đờm, mẹ vẫn tắm và thay quần áo cho trẻ hàng ngày như bình thường. Tuy nhiên, mẹ lưu ý những vấn đề sau:
- Mẹ tắm cho trẻ vào những thời điểm ấm trong ngày, khoảng 9 – 11 giờ trưa hoặc 14 – 16 giờ chiều.
- Nước tắm có nhiệt độ từ 35 – 38 độ C là phù hợp nhất.
- Phòng tắm kín gió, nhiệt độ từ 28 – 30 độ C. Vào mùa đông, mẹ nên bật lò sưởi làm ấm phòng khoảng 30 phút rồi mới cho bé tắm.
Lưu ý: Đối với bé 6 tháng tuổi, không nên tắm quá 5 phút để tránh cảm lạnh khiến tình trạng ho có đờm trở nên tồi tệ hơn.
Xem thêm: Trẻ bị ho | 3 thông tin quan trọng ba mẹ cần biết
3. Cách chữa ho cho trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm
Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng ho có đờm ở trẻ 6 tháng tuổi.
3.1. Cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian
Khi bé sơ sinh bị ho nhiều mẹ áp dụng các bài thuốc dân gian, do cách làm đơn giản và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này thường có tác dụng chậm, phải kiên trì trong thời gian dài thì các triệu chứng mới thuyên giảm rõ rệt.
3.1.1. Bài thuốc với quất và đường phèn
Quả quất là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian trị cảm cúm, viêm họng, khắc phục tình trạng ho có đờm, tắc tiếng. Trong khi đó, đường phèn là nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị ho hiệu quả. Do đó, sự kết hợp giữa quất và đường phèn mang đến loại nước uống ngon miệng giúp long đờm và cải thiện những cơn ho dai dẳng ở trẻ 6 tháng tuổi.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Ngâm 10g quất trong nước muối để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn, rửa lại bằng nước sạch.
- Bước 2: Cho quất và đường phèn vào bát, chưng cách thủy 20 phút.
- Bước 3: Để nguội, cho trẻ uống 3 lần/ngày đến khi khỏi hẳn.
3.1.2. Bài thuốc với đường nâu, tỏi, gừng
Theo nghiên cứu, gừng chứa nhiều gingerol có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho hiệu quả. Trong khi đó, tỏi có tính ấm, vị hăng, giúp giải độc, trị ho có đờm. Vì vậy, hai nguyên liệu này thường được sử dụng kết hợp cùng với đường nâu để giảm tình trạng ho có đờm ở trẻ nhỏ.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Lột bỏ vỏ tỏi và gừng rồi đem rửa sạch.
- Bước 2: Giã nhuyễn 2 nguyên liệu trên cùng đường phèn, sau đó mang hỗn hợp đi chưng cách thủy khoảng 20 phút.
- Bước 3: Chắt lấy nước cốt cho trẻ uống trong ngày.
3.1.3. Bài thuốc bằng nước củ cải trắng
Trong nền y học phương Đông, củ cải trắng có khả năng trừ đờm, lưu thông hơi ở phổi. Do đó, dược liệu này thường được sử dụng trong các trường hợp bị viêm phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng, an toàn, lành tính với trẻ nhỏ.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi đem xay nhuyễn.
- Bước 2: Ép lấy nước, hâm nóng rồi cho trẻ uống từng thìa nhỏ.
3.2. Trị ho cho trẻ bằng Siro ho thảo dược
Các bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Bên cạnh đó, nhiều vị thuốc như gừng, tỏi thường khó uống, khiến trẻ nhỏ dễ nôn, trớ. Vì vậy, các bậc phụ huynh có xu hướng tìm mua Siro trị ho với thành phần thảo dược thiên nhiên có mùi vị thơm ngon, dễ uống, giúp khắc phục tình trạng ho có đờm ở trẻ nhỏ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm Siro ho thảo dược cho bé. Cha mẹ nên mua loại Siro có thương hiệu nổi tiếng tại các địa chỉ uy tín và phù hợp với độ tuổi của con. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm Siro ho thảo dược Prospan sản xuất bởi hãng dược Engelhard Arzneimittel – Đức và được công ty SOHACO nhập khẩu, phân phối chính thức tại Việt Nam.
Thành phần chính trong Siro thảo dược Prospan là Cao khô lá thường xuân. Đây là dược liệu được thu hái tại Đức theo quy trình GACP. Prospan có tác dụng giảm ho, long đờm, giãn phế quản, kháng viêm, chống co thắt được dùng trong trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp cấp kèm theo ho và khắc phục triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản cấp.
Đặc biệt, Siro thảo dược Prospan có vị anh đào ngọt dịu, giúp trẻ 6 tháng tuổi dễ uống hơn mà không bị nôn trớ.
Thuốc ho Prospan gồm 2 loại:
- Prospan Syrup: Dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Prospan Forte: Dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Liều dùng Siro thảo dược Prospan cho từng đối tượng cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5 ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ trong độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): 5 ml/lần x 3 lần/ngày.
- Người lớn: 5 – 7,5 ml/lần x 3 lần/ngày.
Lưu ý: Thuốc ho Prospan có chứa sorbitol gây nhuận tràng nếu trẻ quá nhạy cảm với sorbitol. Bên cạnh đó, Prospan còn chứa fructose, không phù hợp với trẻ mắc chứng không dung nạp fructose.
4. Khi nào cần đưa trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm đi khám bác sĩ
Trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm như viêm tiểu phế quản, viêm thanh khí phế quản… Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, nhiều biến chứng xảy ra, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Do đó, khi xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất.
4.1. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức
Mẹ đưa trẻ đi khám ngay lập tức khi:
- Trẻ không bú được, bú ít hoặc bỏ bú, không uống được sữa.
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
- Xuất hiện tình trạng co giật ở trẻ.
- Trẻ thở có tiếng rít hoặc bị khó thở kèm theo một số triệu chứng như: thở nhanh hơn bình thường, thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi trẻ hít vào thay vì nở ra như bình thường).
- Trẻ bị ho ra máu, ho khạc ra đờm đặc, màu xanh – vàng, mùi hôi khó chịu hoặc ho kèm sốt cao 38 độ.
4.2. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám sớm
Mẹ nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đi khám sớm khi xuất hiện những dấu hiệu như: ho có đờm sau 7 ngày chăm sóc tại nhà mà vẫn không khỏi, biếng ăn, sụt cân, đổ mồ hôi nhiều về chiều, thường xuyên quấy khóc…
Bài viết trên cung cấp một số thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi bị ho có đờm. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cách trị ho có đờm cho trẻ cũng như cần tư vấn thêm thông tin về thuốc ho Prospan, xin mời liên hệ 1900 6424 để được đội ngũ dược sĩ tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời.