Trẻ bị ho là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ giúp loại bỏ các chất nhầy, bụi bẩn ra khỏi đường hô hấp, hạn chế sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều trẻ có tình trạng ho kéo dài, ho có đờm, sổ mũi khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu và có cách gì khiến trẻ giảm ho? Mẹ theo bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
Xem thêm: Ho ở trẻ em là gì? 4 điều rất quan trọng ba mẹ cần biết
1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ho
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ho như thay đổi thời tiết, virus, vi khuẩn, hay dị ứng với các dị nguyên… Cụ thể:
1.1. Ho ở trẻ em do thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh ở những thời điểm giao mùa, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa kịp thích nghi với nhiệt độ lạnh khiến cho virus xâm nhập vào đường hô hấp dẫn đến hiện tượng ho.
1.2. Ho ở trẻ em do vi khuẩn, virus
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém nên các loại vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, để bảo vệ hệ hô hấp, cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tiết dịch nhầy nhiều hơn nhằm ngăn chặn sự tấn công của chúng. Xác chết của vi khuẩn, virus cộng kết hợp với các chất nhầy làm tắc nghẽn đường thở của trẻ, khiến trẻ ho, có thể xuất hiện đờm.
1.3. Ho ở trẻ em do dị ứng với các dị nguyên
Trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị dị ứng khi phải tiếp xúc với một số dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, lông thú cưng. Theo cơ chế sinh lý bình thường, khi có yếu tố lạ xâm nhập, bé sẽ có phản ứng ho, hắt hơi để chống lại chúng. Cùng lúc đó, hệ miễn dịch trẻ sẽ tăng cường sản xuất ra các dịch nhầy để ngăn cản chúng xâm nhập và bảo vệ cơ thể, nên kèm theo ho, trẻ sẽ có một số phản ứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, có đờm…
1.4. Ho ở trẻ em do nguyên nhân khác
Ngoài ra, trẻ còn bị ho do một số nguyên nhân khác như:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Trẻ bị ho do sặc nước, sặc sữa
- Ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá thụ động…
2. Phân biệt các loại ho thông thường ở trẻ em
Dựa vào biểu hiện khi ho, mẹ có thể hiểu được phần nào tình trạng sức khỏe của trẻ. Những cơn ho khan kéo dài sẽ khác so với ho có đờm, ho gà. Dưới đây, chuyên gia Prospan sẽ giúp mẹ phân biệt các loại ho thông thường ở trẻ, mẹ lưu ý nhé!
2.1. Trẻ bị ho khan từng cơn
Biểu hiện: Ho khan từng cơn, ho nhiều về đêm, ho kéo dài
Nguyên nhân:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên tại vùng mũi, họng như: Cảm lạnh, cảm cúm
- Biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp cấp như: Viêm phế quản, viêm phổi
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
2.2. Trẻ bị ho có đờm
Biểu hiện: Trẻ ho ra đờm. Mẹ dựa vào màu sắc đờm để biết tình trạng bệnh của trẻ.
Nguyên nhân:
- Bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng: đờm sạch màu trắng trong.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): đờm có màu trắng
- Bệnh viêm xoang: đờm có màu xanh lá cây hoặc vàng
- Bệnh viêm phế quản: đờm có thể có màu xanh lá cây, vàng, nâu, trắng
- Viêm phổi: đờm có màu đỏ (hồng)
2.3. Trẻ bị ho gà
Biểu hiện:
- Khi ho, âm thanh của trẻ nghe như tiếng rít
- Ho càng ngày càng nặng, đặc biệt là vào ban đêm
- Ho nhiều có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, khó thở, tím tái
Nguyên nhân: Do nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh ho gà Bordetella pertussis từ người lớn nhiễm bệnh qua đường hô hấp.
3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho?
Vậy ba mẹ cần là gì khi trẻ bị ho? Phần tiếp theo, chuyên gia sẽ chia sẻ cho mẹ các cách chăm sóc và cách chữa ho cho bé nhanh hết bệnh. Mẹ theo dõi để thực hiện các phương pháp nhé!
3.1. Chăm sóc trẻ đúng cách
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn chưa được phát triển hoàn thiện, nên rất dễ bị các tác nhân có hại xung quanh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, đặc biệt là khi trẻ bị ho. Do đó, trong thời gian này, mẹ cần lưu ý:
- Cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sữa mẹ là nguồn cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng, nước, kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng và sớm hồi phục.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ: Khi bị ho, vùng hầu họng của trẻ thường khô, đau rát. Do đó, bổ sung đủ nước giúp làm ẩm, dịu họng, trẻ sẽ thoải mái và hô hấp dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết lạnh, mẹ nên cho trẻ uống nước đã được làm ấm.
- Chú ý chế độ ăn uống cho trẻ: Mẹ hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm làm kích thích tăng đờm gây ho cho trẻ như: đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích, nước ngọt, đồ uống có gas,… Bên cạnh đó, ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, lỏng, dễ nuốt giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn,
- Tắm nước ấm cho trẻ: Hơi nước ấm sẽ giúp đường hô hấp của trẻ thoải mái và giảm cơn ho đó ạ. Mẹ nhớ để nhiệt độ nước tắm trong khoảng 35 – 38 độ C vừa không quá chênh lệch với nhiệt độ cơ thể bé vừa tránh bé bị bỏng do nóng quá hay cảm lạnh do nước có nhiệt độ thấp.
- Giữ ấm cho trẻ: Đặc biệt là vùng hầu họng, cổ. Mẹ chú ý giữ ấm vùng cổ cho trẻ, quàng khăn khi đi ra ngoài để hạn chế gió lùa vào gây ho nặng hơn.
- Tiêm phòng cho trẻ 0 – 24 tháng tuổi: Vắc-xin là công cụ hữu ích giúp phòng bệnh hiệu quả, ngăn ngừa cơn ho do các bệnh lý như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,… gây ra.
3.2. Chữa ho ở trẻ em bằng thuốc
Khi bé bị ho, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP):
- Trường hợp trẻ < 6 tuổi: Mẹ không tự ý sử dụng thuốc cho bé, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp trẻ > 6 tuổi: Mẹ có thể mua thuốc ho tại quầy có dược sĩ đứng bán cho trẻ sử dụng và tuân thủ theo hướng dẫn của dược sĩ.
Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc:
- Cho trẻ sử dụng với liều lượng phù hợp với tình trạng ho cũng như độ tuổi, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Không nên cho trẻ dùng nhiều hơn 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm vì dễ gây phản ứng phụ.
- Khi hết thuốc mà trẻ chưa khỏi, mẹ không tự ý mua thêm mà đưa trẻ đi khám bác sĩ lại để được kiểm tra chính xác
Sử dụng thuốc Tây trị ho cho trẻ cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ đồng thời còn có nhiều tác dụng phụ không mong muốn và không tốt cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Do đó, hiện nay, nhiều mẹ thông thái ưu tiên sử dụng siro ho thảo dược vừa có tác dụng tiêu nhầy, giảm ho vừa an toàn, lành tính với trẻ.
Thuốc ho thảo dược Prospan là sản phẩm được bác sĩ Nhi khoa và mẹ bỉm sữa tin dùng vì:
- Là thuốc ho chiếm thị phần số 1 tại CHLB Đức, được nhập khẩu bởi công ty SOHACO và phân phối rộng rãi trên 25.000 nhà thuốc trên toàn quốc
- Chứa cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP
- Điều trị Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính
- Tiêu chí 3 KHÔNG: Không chứa cồn, không chứa đường, không chất tạo màu
- Dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Có vị cherry dịu ngọt nên dễ uống và được trẻ yêu thích
Xem thêm: Trẻ ho uống lá hẹ | 5 điều quan trọng nhất định phải biết
3.3. Trường hợp cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Trẻ bị ho thông thường sẽ tự khỏi khi được giữ ấm và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong hai trường hợp dưới đây. Cụ thể:
3.3.1. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức
Mẹ đưa trẻ đi khám ngay lập tức khi trẻ có một trong các biểu hiện sau:
- Trẻ bỏ bú, không uống sữa
- Trẻ bị sốt cao trên 38 độ, xuất hiện co giật.
- Trẻ bị khó thở: Thở nhanh hơn bình thường, thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi trẻ hít vào thay vì nở ra như bình thường).
- Trẻ thở có tiếng rít.
- Bé bị ho kèm theo ra máu, hoặc có đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi khó chịu.
3.3.2. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám sớm
Khi bé có một trong các dấu hiệu sau, mẹ đưa trẻ đi đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm, tránh để kéo dài gây nên các biến chứng nguy hiểm.
- Trẻ ho có đờm liên tục, không giảm sau 7 ngày chăm sóc đúng cách.
- Trẻ bị ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều
- Trẻ bị ho kèm nôn mửa
- Thở khò khè
- Trẻ quấy khóc, khó ăn, khó bú
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ đã phần nào hiểu rõ về tình trạng trẻ bị ho và cách chăm sóc tại nhà như thế nào cho hiệu quả. Nếu cần thêm thông tin về cẩm nang trị ho cho bé, mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan
- Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: Điểm bán