Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì để giúp bé cải thiện tình trạng ho và nhanh khỏi. Bài viết sẽ cung cấp 9 nhóm thực phẩm mà trẻ ho có đờm nên kiêng cùng với đó là những lưu ý khi chăm sóc bé. ba mẹ hãy theo dõi để có cách chăm sóc bé khoa học giúp con nhanh vui, khỏe trở lại trong thời gian sớm nhất.
1. Trẻ bị ho có đờm kiêng đồ ăn cứng
Đồ ăn cứng tác động cọ xát vào vùng niêm mạc họng và gây ra những vết xước khiến tổn thương ở vùng họng nặng hơn. Điều này càng khiến các cơn ho có đờm hoặc ho khan của bé ngày càng khó chấm dứt.
Một số món cứng cần kiêng: Các loại hạt như hạt đậu phộng, hạt dưa. Ngoài ra, để hạn chế việc vụn bánh có thể mắc tại cổ họng của bé thì mẹ cần cho bé kiêng cả bánh quy và các loại bánh cứng.
2. Trẻ ho có đờm nên kiêng ăn món ăn nhiều dầu mỡ
Hàm lượng chất béo cao trong các món ăn chiên xào khiến tình trạng đờm nặng hơn và có thể gây khó thở, thở khò khè, ảnh hưởng tới hoạt động hô hấp của bé. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên việc ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ rất khó hấp thu, dễ táo bón và nón trong người.
Một số món ăn chế biến chứa nhiều dầu mỡ như: Khoai tây chiên, nem rán, mì xào,…
3. Thực phẩm lạnh trẻ ho có đờm nên kiêng
Bé đang bị ho đờm nếu ăn hoặc uống thực phẩm lạnh có thể gây ra sự thay đổi nhiệt đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Hậu quả là khiến tình trạng tổn thương và sưng tấy ở vùng họng trở nặng, tiết đờm và ho nhiều hơn, thậm chí còn gây ảnh hưởng nặng tới phổi và phế quản của bé.
Một số thực phẩm lạnh bé bị ho nên kiêng ăn như: Đá lạnh, nước lạnh, các loại kem, sữa chua…
4. Trẻ ho có đờm không nên uống nước có ga, cồn
Lượng cồn, caffeine có trong loại nước uống này có tác dụng lợi tiểu khiến cơ thể bị mất nước và hậu quả là khiến chất nhầy đặc hơn, cơn ho đờm của bé vì thế cũng kéo dài lâu khỏi.
Do đó, tốt nhất mẹ nên cho bé uống nước lọc, nước ép hoa quả thay vì tiêu thụ các loại đồ uống có ga.
5. Mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn nhanh
Hàm lượng dầu mỡ cao cùng với các chất bảo quản có trong đồ ăn nhanh sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bé đang bị ho đờm. Bên cạnh đó, đồ ăn nhanh thường chứa lượng muối cao nên nếu bé tiêu thụ vượt quá lượng muối cho phép mỗi ngày sẽ khiến cơ thể “bốc hỏa” làm tình trạng ho nặng hơn, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một số đồ ăn nhanh cần kiêng gồm: Gà rán, khoai tây chiên, xúc xích; các đồ ăn đóng gói sẵn như thịt hộp, pate hộp, bim bim…
6. Trẻ bị ho có đờm cần tránh ăn đồ ngọt
Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường gây nóng trong người, tăng tiết dịch đờm ở vùng họng, khiến cơn ho của bé dai dẳng khó dứt.
Một số thực phẩm ngọt bé không nên ăn khi bị ho đờm gồm: Bánh kẹo ngọt, chocolate,…
7. Bé ho đờm kiêng ăn thực phẩm chứa Histamin
Khi bị dị ứng, cơ thể bé sẽ giải phóng ra histamin để đối phó với tình trạng này. Nồng độ histamin tăng sẽ khiến cơ thể bé tạo ra nhiều chất đờm hơn. Histamin một chất có liên quan tới phản ứng viêm, dị ứng, sốc phản vệ và dẫn truyền thần kinh.Với những người có cơ địa dễ dị ứng, mẫn cảm thì nồng độ histamin tăng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
Thực phẩm có chứa histamin nên kiêng:
- Thịt chế biến sẵn (giò dăm bông, xúc xích, thịt hun khói…).
- Thịt cá: cá cơm, cá mòi, cá hun khói.
- Hoa quả: Bơ, các loại trái cây sấy.
- Rau củ: Cà chua, cà tím, rau chân vịt, nấm.
- Đồ uống có cồn.
- Thực phẩm từ sữa: Phô mai, kem chua, sữa chua, bơ sữa…
8. Trẻ ho đờm không nên ăn thực phẩm dễ gây dị ứng
Việc dị ứng với thực phẩm có thể khiến cơ thể trẻ tạo ra nhiều chất đờm hơn bình thường, những cơn ho nhiều hơn kèm theo tình trạng ngứa rát cổ họng rất khó chịu. Nếu bé than phiền về việc bị tắc cổ họng hoặc tắc mũi thì rất có thể là do bé bị dị ứng với thức ăn vừa tiêu thụ.
Một số thực phẩm dễ dị ứng mẹ nên cẩn thận trước khi cho bé ăn:
- Thực phẩm có hàm lượng Protein cao: Đậu nành, trứng,… Nếu bé muốn ăn thì mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ.
- Hải sản có vỏ: tôm, cua, sò, ốc… nếu cho bé ăn mẹ phải sơ chế đúng cách bỏ hết vỏ.
9. Các loại hạt chứa nhiều dầu
Các loại hạt cứng khi trẻ ăn vào có thể gây kích thích niêm mạc họng. Hơn nữa, các loại hạt nhiều dầu thường có hàm lượng chất béo cao nên có thể khiến lượng đờm tiết ra nhiều hơn sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động hô hấp của bé.
Một số loại hạt bé cần kiêng ăn: Đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, óc chó…
Thông tin trên đây là giải đáp cho thắc mắc cho mẹ về việc trẻ ho có đờm kiêng ăn gì để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các mẹ nên lưu ý các thực phẩm kể trên để tránh cho bé ăn khi đang bị ho hoặc ho có đờm.
10. Món ăn tốt cho sức khỏe mà trẻ ho đờm nên ăn
Bên cạnh các món ăn nên tránh khi bé đang bị ho có đờm, mẹ băn khoăn bé ho đờm nên ăn gì nhiều dinh dưỡng để giúp bé phục hồi tốt hơn.
10.1. Món ăn mềm, dễ nuốt
Món ăn mềm và dễ nuốt sẽ không làm trầy xước, kích ứng niêm mạc cổ họng và phản ứng ho. Bên cạnh đó, những món ăn này còn giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có khả năng làm loãng đờm nhầy, giảm nghẹt mũi và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho bé.
Mẹ có thể cho bé ăn các món cháo, súp như: Cháo bí ngô, cháo hạt sen, súp rau củ,…
10.2. Các món rau, canh mát
Một số món canh thanh mát mẹ có thể cho bé ăn khi bị ho đờm như: Rau ngót, canh bí đao, canh bầu, mướp đắng… Bé ăn các món canh này khi bị ho đờm có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm các cơn ho.
Theo Đông y, lá rau ngót, mướp đắng hay quả bầu đều có tính mát giúp giải nhiệt, nhuận phổi. Bí đao vị ngọt nhạt, tính mát hỗ trợ giảm viêm tấy. Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc, các loại rau củ này còn là nguồn dinh dưỡng tốt cho bé bị ho sốt.
10.3. Một số loại gia vị hàn – nhiệt
Một số gia vị tính hàn – nhiệt như gừng, tỏi, nghệ, tía tô, hành tây cũng có tác dụng giảm dịch đờm và triệu chứng ho.
Theo Y học cổ truyền, gừng có tác dụng tiêu đờm, chữa ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, và mạn tính. Tỏi tính ôn giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu đờm. Lá tía tô tính ôn có công dụng tiêu đờm, giải độc, chữa cảm sốt.
10.4. Nhóm thực phẩm Vitamin A và C
Thực phẩm giàu vitamin A bé nên ăn khi bị ho đờm gồm cá hồi, khoai lang, củ cải trắng, thực phẩm giàu vitamin C có lê, cam, chanh, bưởi, dây tây.
Nhóm thực phẩm vitamin A và C có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, lợi tiểu, tiêu độc, trị ho, khàn tiếng, làm dịu cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch giúp bé mau khỏe lại.
11. Lưu ý cần thiết khi chăm sóc trẻ bị ho đờm
Ngoài việc quan tâm tìm hiểu trẻ ho đờm kiêng ăn gì và nên ăn gì, ba mẹ còn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc trẻ bị ho đờm:
- Vệ sinh mũi họng cho bé: Khi bé bị ho đờm mẹ nên nhỏ mũi, cho bé súc họng bằng nước muối sinh lý với tần suất 2 lần/ngày. Mục đích là để làm sạch mũi, tránh dịch mũi chảy vào họng, phế quản gây viêm nhiễm và giúp bé mau khỏi.
- Giữ ấm vùng cổ cho bé: Mẹ nên chú ý quàng khăn hoặc mặc áo cao cổ cho bé khi đi ra ngoài. Đặc biệt khi trời lạnh, vào buổi sáng và tốt nhiệt độ hạ thấp trẻ dễ bị cảm lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bên ngoài: Mẹ nên cho bé tránh gió, nếu ra ngoài thì em nhớ đeo khẩu trang cho bé để hạn chế việc nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút có hại.
- Duy trì nhiệt độ điều hòa > 27 độ C: Khi trời nắng nóng ba mẹ nên để điều hòa mức 26-28 độ C. Hạn chế cho bé ở trong phòng điều hòa liên tục trong nhiều giờ.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
12. Thắc mắc thường gặp khi trẻ ho có đờm
Có khá nhiều thắc mắc của ba mẹ khi con bị ho đờm, dưới đây là một số thắc mắc phổ biến và thường gặp:
12.1. Có nên kiêng tắm cho bé không?
Kinh nghiệm dân gian cho rằng, khi bé bị ho đờm ba mẹ cần kiêng tắm gội cho con để tránh tình trạng ho nặng hơn và bé có thể bị cảm lạnh. Quan điểm này không hoàn toàn sai vì nếu ba mẹ tắm cho bé bằng nước lạnh hoặc ở nơi có gió lùa thì có thể khiến tình trạng ho nặng hơn.
Những lưu ý quan trọng khi ba mẹ tắm cho bé:
- Tắm trong phòng kín gió.
- Nước ấm ở nhiệt độ khoảng 37 đến 38 độ C.
- Tắm nhanh cho bé, không nên ngâm người cho bé quá lâu.
- Tắm xong cần dùng khăn sạch lau khô người bé luôn.
- Khi được tắm nước ấm và đúng cách sẽ giúp bé sạch sẽ, thoải mái.
12.2. Có nên cho trẻ uống sữa không?
Có quan niệm cho rằng, uống sữa kích thích tạo ra chất nhầy từ phổi và cổ họng. Chất đạm (Protein) được sản sinh trong quá trình tiêu hóa sữa có thể sinh ra các chất nhầy dư thừa ở trong đường ruột. Do đó, khi bé bị ho, nên tạm thời kiêng uống sữa để nhanh hồi phục.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), các bằng chứng hiện tại không liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sữa và bệnh hen suyễn. Do đó, các bác sĩ vẫn khuyến khích các bậc cha mẹ duy trì khẩu phần sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé khi bị ho.
Xem thêm: Trẻ ho kiêng ăn gì cho nhanh khỏi? Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý
12.3. Có nên điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh không?
Khi bé bị ho đờm, ba mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé uống mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. Uống kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính như như viêm khớp, hen phế quản…
12.4. Có nên cho trẻ dùng thuốc ho?
M có để sử dụng siro ho để điều trị cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần tìm hiểu và đọc kỹ để lựa chọn loại thuốc ho phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thuốc ho thảo dược Prospan là sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh tin dùng để trị ho cho trẻ.
Thành phần chính của thuốc ho Prospan là cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP có tác dụng Tiêu nhầy – Chống co thắt – Giảm ho. Hiệu quả trị ho của Prospan đã được chứng minh lâm sàng trên 65.000 bệnh nhân, trong đó có cả bệnh nhân nhỏ tuổi.
Thuốc Prospan được bào chế dưới dạng siro lỏng, không quá sánh đặc, có hương anh đào dịu ngọt, dễ uống. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo tiêu chí 3 KHÔNG: Không cồn – không đường – không chất tạo màu, phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, mẹ đã phần nào nắm được trẻ ho có đờm kiêng ăn gì để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cách chăm sóc như thế nào để giúp bé mau khỏi. Nếu cần thêm thông tin về cẩm nang trị ho cho bé, ba mẹ có thể liên hệ Prospan qua số điện thoại 1900 6424 để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage:https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam
- Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: https://prospan.com.vn/tim-diem-ban