Trẻ ho dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến và thường gặp, nhất là thời điểm giao mùa. Thông thường tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây biến chứng nặng hơn như viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là ho mãn tính. Ba mẹ hãy cùng Prospan tìm hiểu nguyên nhân và các xử trí dứt điểm tình trạng ho do dị ứng thời tiết ở trẻ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Trẻ ho dị ứng thời tiết là thế nào?
Ho do dị ứng thời tiết là một phản ứng miễn dịch của cơ thể với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, thời tiết bên ngoài môi trường.
Trẻ bị dị ứng tiếp xúc với chất gây dị ứng (cụ thể là nhiệt độ và thời tiết), khi hít thở, cơ thể trẻ sẽ nghĩ đó là chất có hại nên tiết ra histamin và các hóa chất để chống lại. Những hóa chất này kích ứng niêm mạc họng và gây phản xạ ho, ngứa rát cổ họng.
Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết phổ biến ở thời điểm thời tiết giao mùa, thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh rồi từ lạnh sang nóng, trong vài ngày, thậm chí từ sáng đến chiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ ho dị ứng thời tiết
Các dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị ho dị ứng thời tiết gồm:
- Cơn ho đột ngột: Triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm.
- Ho có đờm.
- Rát họng.
- Khàn tiếng.
- Đau đầu.
Về mức độ nguy hiểm, trẻ ho do dị ứng thời tiết thường có thể tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Nhưng với bé thể trạng yếu, cơn ho này sẽ dễ dàng biến chứng và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như: viêm phổi, viêm phế quản, ho mãn tính…
3. Cách xử trí dứt điểm khi trẻ bị ho dị ứng thời tiết
Để xử trí dứt điểm khi trẻ bị ho do dị ứng thời tiết, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp dưới đây:
3.1. Sử dụng mẹo dân gian
Một số loại lá cây, thảo dược chữa ho mẹ có thể sử dụng để trị ho cho bé như lá hẹ, húng chanh, tía tô, lá xương sông, mật ong, cây cam thảo, cha đào…
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí.
- Nhược điểm: Hiệu quả chậm.
Lưu ý khi thực hiện: Cần chọn mua lá cây và thảo dược có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa thuốc trừ sâu….
3.2. Dùng siro ho
Prospan là tiêu biểu trong những dòng siro ho được ba mẹ lựa chọn nhiều nhất cho bé. Thuốc ho thảo dược Prospan có thị phần số 1 tại CHLB Đức và được tin dùng tại 102 quốc gia trên thế giới. Với vai trò tiêu nhầy, chống co thắt và giảm ho, thuốc Prospan được dùng với mục đích:Điều trị tình trạng viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.
Thành phần chính trong Prospan là cao khô lá thường xuân, dược liệu này được thu hái theo quy trình GACP an toàn và lành tính. Sản phẩm được đóng gói dưới 2 dạng là chai và gói với vị dịu ngọt dễ uống. Đặc biệt thuốc Prospan không chứa cồn, không chứa đường, không chất tạo màu dùng được cả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được nhiều bà mẹ tin dùng.
Hướng dẫn chọn siro ho chất lượng, an toàn, hiệu quả cho bé: Ba mẹ nên chọn mua siro của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định về chất lượng và độ an toàn…
3.3. Đưa bé đến gặp bác sĩ
Trường hợp trẻ bị ho kéo dài, ho nhiều… phải đưa đến bác sĩ để được xử lý kịp thời và hiệu quả. Hoặc khi ba mẹ thấy bé có một số biểu hiện bất thường sau:
- Ho ra máu.
- Sốt đổ mồ hôi.
- Đau ngực.
- Khó thở.
4. Biện pháp phòng ngừa trẻ ho do dị ứng thời tiết
Thay vì tìm cách điều trị ho dị ứng thời tiết, ba mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này cho con bằng bằng một số biện pháp sau:
- Giữ ấm cho trẻ: Khi trời lạnh mẹ nên mặc đủ áo ấm, nhất là khu vực cổ, ngực, tai, bụng cho con. Không nên cho bé ăn kem, uống nước đá vì dễ gây viêm họng. Nên tắm sớm cho bé, khoảng thời gian tốt nhất là từ 5- – 6 giờ chiều, nếu tắm muộn hơn trẻ dễ bị viêm đường hô hấp.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Khi bé bị ho nhiều, đau họng hoặc sổ mũi, mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho con để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Cho trẻ uống nước ấm thường xuyên: Mẹ có thể hòa thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên nhất vào cốc nước để hỗ trợ cổ họng của bé, giúp giảm ho. Nhưng với trẻ dưới 1 tuổi thì mẹ không nên sử dụng mật ong nhé vì có thể khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.
- Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên: Khi chọn mua thuốc ho cho bé, ba mẹ nên ưu tiên chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như húng chanh, bạc hà, gừng, dịch chiết lá thường xuân… Không chỉ có tác dụng long đờm, giảm ho, giãn phế quản, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng dị ứng, các thảo dược này còn rất an toàn với trẻ nhỏ.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho bé: Trong chế độ ăn hàng ngày của bé, ba mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để giúp bé tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Không tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ: Vì nguyên nhân gây ho có thể không phải do vi khuẩn nên việc cho bé uống kháng sinh chỉ khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và chịu nhiều tác dụng phụ của thuốc.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát: Để loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng ra khỏi nhà. Nên sử dụng điều hòa không khí để lọc không khí trong nhà, nhất là khi thời tiết lạnh, khô và vào mùa có nhiều phấn hoa.
- Mỗi khi đưa bé ra ngoài, mẹ nên mang khẩu trang cho bé đầy đủ: Nhằm tránh các tác nhân gây dị ứng, ví dụ phấn hoa, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Đối với trẻ bị dị ứng thời tiết tốt nhất ba mẹ nên hạn chế cho ra ngoài vào thời điểm giao mùa, nhất là khi thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh.
Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên trước và sau khi ra ngoài hay khi chạm vào đồ vật bụi bẩn.
Hầu hết tình trạng trẻ ho dị ứng thời tiết thường không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sau 1-2 tuần các triệu chứng có thể kết thúc. Nếu thấy trẻ có biểu hiện bị đau ngực, khó thở, sốt đổ mồ hôi hoặc ho ra máu, ba mẹ hãy ngay lập tức đưa con tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị, phòng ngừa hợp lý.