Chào bác sĩ, bé nhà em được 5 tuổi. 5 ngày nay, bé bị ho liên tục kèm theo đờm đục màu và không đỡ nhưng em chưa dám đưa bé đến bệnh viện vì tình hình dịch bệnh. Em lo quá vì đây là lần đầu bé xuất hiện các triệu chứng này. Không biết trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi và làm thế nào để giảm ho cho bé thưa bác sĩ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào chị, để trả lời những câu hỏi trên, chị cần hiểu về tình trạng bệnh ho ở trẻ. Ho có thể là một triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Tình trạng ho kéo dài bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn gây ho ở trẻ, cụ thể như sau:
- Ho cấp tính: Thường kéo dài dưới 3 tuần. Ho do cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm xoang hoặc viêm phổi.
- Ho bán cấp: Thường kéo dài từ 3 – 8 tuần. Ho vẫn kéo dài sau khi hết cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
- Ho mãn tính: Thường kéo dài trên 8 tuần. Ho có thể do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chảy dịch sau mũi, hen suyễn, dị ứng hoặc các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), xơ phổi và các bệnh phổi kẽ.
Con bị ho liên tục trong 5 ngày kèm theo đờm đục màu thì đó có thể là ho cấp tính do các bệnh lý gây nên. Để hiểu rõ tình trạng ho có đờm của trẻ, chị có thể tham khảo về các bệnh lý với những biểu hiện sau để đánh giá chính xác hơn và biết cách chăm sóc bé.
1. Trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi tùy từng trường hợp
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà thời gian trẻ ho đờm kéo dài khác nhau, cụ thể như sau:
1.1. Cảm lạnh thông thường
Cho đến thời điểm hiện tại có hơn 200 loại virus, trong đó rhinovirus là loại phổ biến nhất, gây cảm lạnh có thể lây từ người này sang người kia thông qua không khí và tiếp xúc gần
Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường đạt đỉnh điểm trong vòng 2 đến 3 ngày, Một số triệu chứng, chẳng hạn như ho có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày.
Cảm lạnh thông thường xuất hiện các biển hiện bao gồm:
- Đau họng
- Đau đầu
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Ho
1.2. Cảm cúm
Bệnh cảm cúm xảy ra do virus cúm, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Các dấu hiệu và triệu chứng cảm cúm thường diễn ra trong 3 – 7 ngày đối với đa số người. Tuy nhiên, triệu chứng ho và khó chịu có thể kéo dài hơn 2 tuần.
Cảm cúm được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng ở đường hô hấp, bao gồm:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau cơ
- Nhức đầu
- Ho
- Đau họng
- Viêm mũi
Ngoài ra khi bị cảm cúm, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy cùng với các triệu chứng ở đường hô hấp.
1.3. Viêm phế quản
Viêm phế quản được biểu hiện dưới hai thể, bao gồm:
- Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày. Trong đó cơn ho của trẻ kéo dài từ 2 – 3 tuần, thậm chí triệu chứng ho có thể kéo dài 1 tháng sau khi khỏi bệnh khiến trẻ bị đau rát cổ họng và có đờm. Nguyên nhân gây bệnh là do virus hoặc do các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, khói xăng, thuốc lá hay một số hơi độc.
- Viêm phế quản mãn tính là một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo dài (COPD). Phế quản mãn tính có các triệu chứng kéo dài ít nhất ba tháng và các đợt viêm phế quản tiếp theo có thể kéo dài đến hai năm hoặc hơn kể từ đợt viêm phế quản trước. Nguyên nhân của viêm phế quản mãn tính chủ yếu là do hít phải bụi bẩn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm hoặc khói bụi.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ được nhận biết với các triệu chứng bao gồm:
- Khóc vì khó thở
- Chán ăn
- Nôn ói
- Ho
- Đau ngực
- Sốt
1.4. Viêm phổi
Bệnh viêm phổi là bệnh lý do virus và vi khuẩn có thể lây lan cho người khác qua dịch nước bọt trong không khí khi hắt hơi, ho hoặc bệnh do nấm từ môi trường nhưng nó không gây tình trạng lây từ người này sang người khác.
Đối với hầu hết trẻ em, các triệu chứng của bệnh viêm phổi sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 4 tuần, đặc biệt triệu chứng ho có thể kéo dài hơn 4 tuần.
Các triệu chứng viêm phổi có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
- Ho có xuất hiện đờm (chất nhầy)
- Sốt
- Đổ mồ hôi lạnh hoặc ớn lạnh
- Khó thở khi thực hiện các hoạt động bình thường hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi
- Đau ngực nặng hơn khi trẻ thở hoặc ho
- Cảm giác mệt mỏi
- Khó ăn hoặc khó uống
- Buồn nôn và nôn trớ
- Đau đầu
1.5. Ho gà
Bệnh ho gà là một căn bệnh truyền nhiễm có tính lây lan rất cao, do người bệnh mắc vi khuẩn ho gà.
Bệnh ho gà gây ra các cơn ho dai dẳng và nguy hiểm hơn vào ban đêm. Sau khoảng 4 tuần, cơn ho thường có xu hướng giảm, ít thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, để cơn ho biến mất hoàn toàn thì có thể mất vài tháng.
Các triệu chứng của bệnh ho gà tương tự như cảm lạnh thông thường. Sau khi mắc bệnh khoảng một tuần hoặc lâu hơn, các triệu chứng ở trẻ sẽ tiến triển theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Sổ mũi, ho nhẹ, sốt và chảy nước mắt.
- Giai đoạn 2: Khó thở; nôn; cơn ho kịch phát, dữ dội hơn vào ban đêm và có tiếng gà kêu ở cuối cơn ho.
- Giai đoạn 3: Cơn ho thường to nhưng rời rạc hơn.
Ngoài ra, thời gian kéo dài ho đờm ở bé còn có nguyên nhân do:
- Dị ứng: Triệu chứng ho xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với tác nhân dị ứng nhưng thường kết thúc khi loại bỏ nguyên nhân dị ứng như khói, bụi, phấn hoa,…
- Hen suyễn: Tình trạng bệnh này ở trẻ thường ít trường hợp xuất hiện đờm mà thường xảy ra triệu chứng ho khan nhiều hơn.
2. 7 Cách giúp trẻ ho đờm nhanh khỏi
Để giúp trẻ bị ho có đờm nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp dưới đây:
- Vỗ rung long đờm: Phương pháp này giúp giải phóng đờm, từ đó đường thở trở nên thông thoáng, trẻ thở dễ dàng hơn. Đây là biện pháp tức thời không trị dứt điểm.
- Tắm nước ấm (38 – 40 độ C) cho trẻ: việc tắm nước ấm giúp làm ẩm đường hô hấp trên đồng thời giúp phá vỡ các liên kết của đờm, từ đó dễ dàng loại bỏ đờm hơn. Thực hiện bằng cách để trẻ trong nước ấm ít nhất 5 phút và lặp lại nếu cần.
- Cấp đủ nước cho trẻ: Khi trẻ uống đủ nước sẽ không bị khô họng, tránh kích ứng và viêm. Với trẻ <10kg cần lượng nước là 100ml/kg cân nặng (kể cả sữa), trẻ nặng trên 10kg thì mỗi kg thêm sẽ thêm 50ml nước.
- Tạo độ ẩm không khí: Vào ban đêm, cổ họng thường bị khô, dễ bị kích ứng và viêm hơn. Việc tạo độ ẩm không khí còn giúp đờm loãng ra và dễ dàng di chuyển ra khỏi phổi.
- Vệ sinh mũi miệng với nước muối sinh lý: Việc làm này không chỉ giảm triệu chứng nghẹt mũi mà còn giảm triệu chứng ho có đờm, dịu cơn đau họng.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin: Các vitamin giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Hãy cho trẻ ăn một quả cam hoặc một cốc nước cam tươi mỗi ngày cho đến khi triệu chứng được cải thiện.
- Sử dụng thuốc trị ho: Với những trẻ có triệu chứng ho kéo dài, mẹ nên cho trẻ dùng thuốc. Mẹ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để mang lại hiệu quả lại an toàn cho trẻ như thuốc ho thảo dược Prospan.
Prospan chứa thành phần cao khô lá thường xuân giúp trị ho hiệu quả nhờ 3 cơ chế: Tiêu nhầy – Chống co thắt – Giảm ho. Uống thuốc ho Prospan theo hướng dẫn 3 lần mỗi ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng rõ rệt.
3. 3 câu hỏi thường gặp về thời gian kéo dài ho đờm ở trẻ
Thời gian kéo dài ho đờm của trẻ là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trong đó, ba câu hỏi mà mọi người thường băn khoăn bao gồm:
3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bé khỏi ho đờm
Thời gian bé khỏi ho đờm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ tuổi: Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi chưa phát triển hoàn thiện hệ miễn dịch nên có thể kéo dài thời gian bị bệnh.
- Thể trạng: Đối với trẻ có các vấn đề miễn dịch hoặc có các bệnh lý kèm theo như hen suyễn thì thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn.
- Chữa trị có kịp thời hay không: Nếu trẻ được điều trị kịp thời và hiệu quả, sẽ hạn chế các biến chứng và các ảnh hưởng nặng nề khác.
3.2. Trẻ bị ho đờm bao lâu nên đi khám?
Khi trẻ xuất hiện cơn ho kéo dài trên hai tuần hoặc có những biểu hiện sau, bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín như:
- Khó thở
- Thở khò khè mà không có tiền sử hen suyễn
- Ho ra máu
- Da hơi xanh
- Dịch nhầy có mùi hôi
- Sốt: 38ºC trở lên đối với trẻ 3 tháng tuổi, 38ºC trong một ngày đối với trẻ dưới hai tuổi, 38ºC trở lên trong hơn ba ngày đối với trẻ trên 2 tuổi hoặc sốt từ 40ºC trở lên
- Co giật
- Bị sốt và phát ban
3.3. Thuốc ho nào trị ho đờm hiệu quả cho trẻ?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm siro cho bé bị ho có đờm khiến bạn cảm thấy băn khoăn vì chưa biết loại siro ho nào tốt cho bé. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể lựa chọn siro ho Prospan cho bé.
Thuốc ho Prospan là thuốc ho thảo dược chiếm thị phần số 1 tại Đức. Trong nhiều năm qua, Prospan đã được hơn 102 quốc gia trên thế giới tin dùng. Tại Việt Nam, SOHACO là đơn vị nhập khẩu nguyên chai và phân phối đến các hệ thống nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc.
Thuốc ho Prospan có thành phần chính là cao khô lá thường xuân được tinh lọc từ 15 loại lá cây thường xuân khác nhau. Ngoài ra, thuốc ho Prospan là sản phẩm không chứa cồn, không đường và không chất tạo màu nên rất an toàn cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh.
Thuốc ho Prospan có công dụng trong các trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho hoặc triệu chứng trong bệnh lý viêm phế quản mãn tính ở trẻ. Đặc biệt, thuốc ho Prospan tăng khả năng trị ho, long đờm hiệu quả và hạn chế những tác dụng không mong muốn cho trẻ.
Chắc hẳn lời giải đáp trên của chuyên gia đã giúp giải đáp được các thắc mắc liên quan đến vấn đề “Trẻ ho đờm bao lâu thì khỏi”. Nếu cần thêm thông tin về bệnh ho có đờm của trẻ, bạn có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan
- Mua thuốc ho Prospan tại: Hệ thống 25,000 nhà thuốc trên toàn quốc