Trẻ ho đờm có nguy hiểm không phải đánh giá dựa trên thời gian kéo dài, tình trạng đờm thải ra và những triệu chứng đi kèm. Đa số trường hợp ho đờm không nguy hiểm. Một số trường hợp ho kéo dài 3 – 8 tuần thì nguy hiểm với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp đánh giá từng yếu tố này để đưa ra quyết định về mức độ nguy hiểm của ho đờm ở trẻ và giúp bố mẹ biết chính xác trẻ ho đờm có nguy hiểm không.
1. Trẻ ho đờm có nguy hiểm không cần đánh giá mức độ trên thời gian
Phân chia theo thời gian kéo dài tình trạng, có 2 loại ho đờm ở trẻ:
- Ho đờm cấp tính: Đa phần các trường hợp trẻ bị ho đờm cấp tính là do virus và chất gây ô nhiễm gây ra. Loại ho này thường khỏi trong vòng dưới 3 tuần. Trường hợp trẻ bị ho từ 3 – 8 tuần là ho cấp tính kéo dài.
- Ho đờm mãn tính: Ho đờm mãn tính có thể do các bệnh lý nguy hiểm hơn gây ra. Thời gian ho thường kéo dài trên 8 tuần, gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ do đó ba mẹ nên chú ý hơn.
1.1. Nguyên nhân gây ho đờm cấp tính ở trẻ
1.1.1. Viêm đường hô hấp trên
Nguyên nhân bị viêm đường hô hấp trên là do một số vi khuẩn và virus lành tính gây ra. Với các bé dưới 5 tuổi thì hầu hết các trường hợp viêm đường hô hấp trên đều do nhiễm virus (virus cúm, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, sởi và một số loại nấm…).
Các biểu hiện khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên gồm:
- Sốt cao.
- Hắt hơi.
- Sổ mũi, chảy nước mũi.
- Đau rát họng, khàn tiếng.
- Ho nhiều.
- Cơ thể mỏi mệt…
- Hơi thở hôi.
- Đau bụng.
- Nôn ói.
- Trẻ biếng ăn.
- Khó thở.
Viêm đường hô hấp sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mắc bệnh. Loại bệnh này thường không quá nguy hiểm nhưng cẩn thận nếu không chữa dứt điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.1.2. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, trong đó phổ biến nhất là viêm phổi thể do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất,…
Các dấu hiệu khi trẻ bị mắc viêm phổi gồm:
- Ho.
- Sốt.
- Thở nhanh liên tục.
- Thở gắng sức.
- Đau ngực khi ho.
- Nôn.
- Tím tái mặt và môi do thiếu oxy.
- Thở rít.
Thời gian điều trị viêm phổi ở trẻ thường khoảng 5 – 10 ngày phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, mức độ nặng và khả năng đáp ứng của trẻ. Nhưng trong một số trường hợp, thời gian điều trị có thể kéo dài tới 2 – 3 tuần, đặc biệt nếu viêm phổi nặng, có biến chứng, viêm phổi do vi khuẩn bệnh viện.
1.1.3. Dị vật đường thở
Dị vật đường thở là trường hợp các vật lạ xâm nhập vào đường thở. Có khá nhiều nguyên nhân gây dị vật đường thở, có thể là chất lỏng hoặc chất rắn như sữa, cháo, đồ chơi trẻ em trong quá trình bé ăn hoặc chơi.
Các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở gồm:
- Đột nhiên ho hoặc sặc sụa dữ dội.
- Khó thở, tím tái.
- Hoảng loạn, kích động.
- Trẻ lớn ôm vào cổ và ra dấu hiệu bị nghẹn ở cổ.
- Suy hô hấp.
- Ngừng tim.
1.2. Nguyên nhân gây ho đờm mãn tính ở trẻ
1.2.1. Viêm phế quản do vi khuẩn kéo dài
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhỏ bị viêm phế quản là do sự xâm nhập và tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây hại như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm,…
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm phế quản gồm:
- Ngạt mũi, sổ mũi.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Khó thở, thở khò khè.
- Sốt.
- Tiêu chảy.
- Ăn kém,
- Nôn ói.
Thông thường, bệnh viêm phế quản ở trẻ mất khoảng 2 – 3 tuần điều trị. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng suy hô hấp, viêm phổi,…
1.2.2. Giãn phế quản
Giãn phế quản là một trong các bệnh lý về phổi. Các nguyên nhân gây ra giãn phế quản gồm: Các bệnh lý di truyền rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát, xơ nang); các vấn đề của hệ miễn dịch (giảm khả năng chống lại nhiễm trùng); có bệnh sử nhiễm trùng phổi trong quá khứ; các vấn đề về nuốt gây ra việc hít phải làm thức ăn hoặc chất lỏng rơi vào phổi.
Khi bị giãn phế quản, trẻ thường có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Ho có đờm.
- Ho ra máu.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Đổ mồ hôi trộm.
- Mệt mỏi.
- Thở gấp, khó thở hoặc hụt hơi.
- Sụt cân.
- Tức ngực, đau thắt ngực.
Giãn phế quản ở trẻ nếu không điều trị hoặc điều trị không tốt, trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: ho ra máu nặng, khó thở, viêm phổi tái phát, suy hô hấp xuất hiện thường xuyên.
2. Đánh giá mức độ nguy hiểm dựa trên màu sắc đờm của trẻ
Đờm là hỗn hợp gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất độc hại được tiết ra từ khí quản, phế quản,phế nang, họng, xoang hàm trán và hốc mũi. Ba mẹ có thể căn cứ vào mức độ nguy hiểm về tình trạng ho của bé thông qua màu sắc của đờm.
- Đờm màu trắng:
- Nếu trẻ ho ra đờm màu trắng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tình trạng này không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời và để kéo dài, bệnh có thể trở nặng hơn.
- Đờm màu xanh:
- Đờm màu xanh là bằng chứng của sự viêm nhiễm của vi khuẩn.
- Trẻ ho đờm màu xanh có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang…
- Đờm màu vàng gỉ sắt: Trường hợp trẻ bị ho ra đờm màu vàng gỉ sắt, ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo bé có nguy cơ cao bị mắc viêm phổi, giãn phế quản, xơ nang, viêm xoang nặng hoặc áp xe phổi….
- Đờm kèm máu:
- Có hai nguyên nhân khiến trẻ bị ho ra đờm kèm máu đó là: Bé ho nhiều và liên tục làm làm vỡ các mạch máu nhỏ dẫn đến xuất hiện máu trong đờm. Nguyên nhân còn lại nguy hiểm hơn là dấu hiệu của bệnh phù phổi cấp. lao phổi.
- Tình trạng này rất nguy hiểm, ba mẹ cần đưa bé tới bệnh viện cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
3. Triệu chứng nguy hiểm khác cần lưu ý khi bé bị ho đờm
Ngay cả khi tình trạng ho không kéo dài và không kèm đờm có màu đỏ vẫn có những triệu chứng khác để đánh giá trẻ đang gặp nguy hiểm cần đi viện:
- Khó thở.
- Thở nhanh hơn bình thường.
- Mặt, môi và lưỡi bị tím tái.
- Sốt cao.
- Ho nhưng không nghẹt mũi, sổ mũi.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho đờm.
- Phát ra âm thanh “khục khục” khi hít vào sau khi ho.
- Ho ra máu.
- Nghe thấy âm thanh khi trẻ hít vào.
- Thở khò khè.
- Mệt mỏi, yếu ớt, cáu kỉnh.
- Cơ thể có dấu hiệu bị mất nước: Chóng mặt, buồn ngủ, miệng khô, mắt trũng sâu, khóc không ra nước mắt hoặc ra ít, đi tiểu ít hơn bình thường…
Khi có một trong các biểu hiện trên ba mẹ cần cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin Prospan chia sẻ ở trên, ba mẹ đã nắm được tình trạng trẻ ho đờm có nguy hiểm không và khi nào nên đi khám bác sĩ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị ho đờm, ba mẹ cần cần chăm sóc đúng cách và theo dõi sát sao để xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.