Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là ho. Trẻ bị ho đờm, thở khò khè thường là triệu chứng của các bệnh lý hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn và viêm tiểu phế quản. Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nhanh, tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ, thậm trí là đe dạo tính mạng. Cha mẹ nên chú ý biểu hiện của con trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Dấu hiệu ho đờm, khò khè ở trẻ
Phụ huynh có thể nhận biết triệu chứng này ở trẻ bằng cách quan sát các biểu hiện sau:
• Tiếng ho khàn đục và có đờm xuất ra bên ngoài sau khi ho
• Trẻ thường xuyên sụt sịt, khi thở tạo ra tiếng, thở rít và chủ yếu thở bằng miệng. Cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ
• Trẻ khó thở thường biểu hiện bằng tình trạng quấy khóc, khó chịu, nhăn mặt khi thở, cơ thể xanh xao, lạnh, bỏ bú, chán ăn,…
2. Cách xử lý khi trẻ ho đờm,khò khè
2.1 Thăm khám bác sĩ
Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên cho trẻ đến đi thăm khám, kiểm tra để xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu thấy trẻ ho khò khè kèm theo khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã, bỏ bú,… thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Với những trường hợp trẻ bị ho có đờm, khó thở và thở khò khè do các bệnh hô hấp nhẹ như viêm mũi dị ứng, viêm VA,… bác sĩ có thể kê toa thuốc và hướng dẫn mẹ một số cách chăm sóc, điều trị tại nhà.
2.2 Mẹo trị ho, thở khò khè cho trẻ tại nhà
Bên cạnh việc uống thuốc điều trị, bố mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà để làm giảm tình trạng ho đờm, thở khò khè ở trẻ nhỏ như sau:
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày: Nên sử dụng nước muối sinh lý NaCI 0,9% để vệ sinh sạch sẽ mũi họng, giúp loại bỏ dịch nhầy, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở và ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ.
- Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm đường thở đặc biệt là tai, mũi, họng, ngực. Không để gió quạt hay gió điều hòa thổi trực tiếp vào mặt bé.
- Cho bé uống nhiều nước: Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp tăng các hoạt động trao đổi chất, làm dịu và ẩm cổ họng, loãng dịch đờm tại họng. Đối với trẻ sơ sinh có thể cho bé tăng cường bú mẹ để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
- Vỗ long đờm: Khi trẻ còn nhỏ, bé không thể biết cách thực hiện đẩy đờm ra khỏi cổ họng một cách an toàn và ít gây tổn thương tới niêm mạc. Do đó mẹ có thể thực hiện vỗ long đờm cho trẻ ở sau lưng phần phổi nhằm làm thông thoáng đường thở tốt hơn.
- Massage phần ngực và cổ: Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ để làm ấm đường thở, từ đó giúp bé bớt khó thở và khò khè hơn.
Sử dụng siro ho Prospan: Đây là 1 dòng siro ho thảo dược lành tính được nhập khẩu từ Đức, với thành phần chính là dịch chiết độc quyền EA575 từ cao khô lá thường xuân có tác dụng trị ho nhanh và hiệu quả.
Siro Prospan được bào chế dưới dạng siro lỏng, không quá sánh đặc, có hương anh đào dịu ngọt, dễ uống. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo tiêu chí 3 KHÔNG: không cồn – không đường – không chất tạo màu, phù hợp cho cả trẻ nhỏ.
Cách sử dụng thuốc ho Prospan cho bé như sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ ở độ tuổi đi học (6 – 9 tuổi) và thiếu niên (>10 tuổi): 5ml/lần x 3 lần/ngày.
3. Phòng ngừa chứng ho có đờm, thở khò khè ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có thể bị ho có đờm, khò khè và khó thở nhiều lần trong năm do hệ miễn dịch và cơ quan hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện như người trưởng thành. Chính vì vậy phụ huynh nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Có thể tiêm vaccine cho trẻ để ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời chuyển lạnh, đồng thời tránh để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Giữ vệ sinh răng miệng cho bé. Ngoài ra bạn nên hướng dẫn những trẻ lớn thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi chạm vào các thiết bị công cộng.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ chơi thể thao và ăn uống điều độ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi,… Đồng thời nên vệ sinh không gian sống thường xuyên, trồng nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để giảm kích thích lên niêm mạc mũi của trẻ.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý hô hấp thường gặp như cảm, cúm, viêm họng, viêm amidan,… để giảm thiểu các biến chứng như viêm phế quản và viêm phổi.
Kết luận:
Như vậy qua bài viết trên có thể thấy hiện tượng trẻ bị ho đờm, thở khò khè là triệu chứng của các bệnh lý hô hấp dưới nguy hiểm cha mẹ cần hết sức lưu ý. Một số biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiện tượng này cũng đã được cung cấp trong bài viết. Hy vọng qua những thông tin trên, phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý, từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị cho trẻ.