Trẻ ho gần sáng thường xuyên là một trong những dấu hiệu đáng lo ngại của trẻ mà mẹ cần chú ý. Khi mẹ nắm rõ được nguyên nhân thì việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dễ dàng hơn. Bé không thức giấc giữa đêm sẽ giúp cả hai mẹ con có giấc ngủ ngon.
1. Nguyên nhân trẻ ho gần sáng
Gần sáng là khoảng thời gian trẻ tỉnh giấc và nhiệt độ thường xuống thấp hơn so với đêm. Trẻ ho gần sáng thường do một số nguyên nhân sau:
1.1. Trẻ ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên
Khi nhiễm khuẩn, cơ thể thường tiết ra dịch nhầy để phản ứng lại và kích thích ho để đẩy những tác nhân gây bệnh ra ngoài. Bệnh thường gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm, bụi và phấn hoa,… Một số vi khuẩn, virus gây bệnh như: Liên cầu tan máu nhóm A, một số loại nấm, phế cầu khuẩn và thậm chí là cả vi khuẩn lao.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên:
- Ho từng cơn
- Ho có đờm, hoặc khan
- Ho kèm theo sốt cao đến 39-40 độ C
- Nghẹt mũi
Nếu trẻ ho trên 2 tuần và sốt cao có thể dẫn đến co giật. Đây là tình huống dễ xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của trẻ.
1.2. Trẻ ho do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng do thời tiết, phấn hoa hay bụi thường gây tích tụ dịch mũi. Dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng khi nằm ngủ sẽ tạo phản xạ ho ở trẻ.
Triệu chứng dễ nhận biết ở trẻ:
- Ho sau khi bị sổ mũi, chảy nước mũi.
- Trẻ bị cảm lạnh, cúm hay dị ứng.
- Thường ho về đêm và sáng sớm do dịch nhầy tích tụ nhiều mà không được đẩy ra ngoài.
- Kèm theo đau và cảm thấy vướng ở họng, khó nuốt.
Viêm mũi dị ứng thường gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ, nhưng để lâu sẽ làm cho trẻ mắc bệnh viêm mũi mãn tính khó điều trị.
1.3. Trẻ ho do viêm phổi, viêm phế quản
Viêm phổi và viêm phế quản thường kèm theo ho để tổng bớt đờm ra khỏi cổ họng. Nguyên nhân gây viêm phổi, viêm phế quản thường là vi khuẩn và virus do trẻ hít phải vào phổi hoặc do nằm viện lâu ngày.
Triệu chứng nhận biết của ho do viêm phổi và viêm phế quản:
- Ho kèm theo sốt cao, ho có đờm hoặc không
- Khó thở
- Ho có đờm xanh hoặc vàng
- Ho theo cơn đặc biệt là gần sáng
So với viêm phế quản, bệnh viêm phổi thường nghiêm trọng hơn. Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến điều trị tại bệnh viện. Bố mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh do có nhiều nguy cơ kháng thuốc.
1.4. Viêm tai giữa
Trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh viêm tai giữa. Do tai mũi họng thông nhau, khi tai bị viêm, vi khuẩn và virus sẽ dễ dàng di chuyển tạo ổ viêm ở vòm họng. Triệu chứng ho ở trẻ tương tự như nhiễm khuẩn hô hấp trên nhưng kèm theo đau tai và xuất hiện dịch.
Viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ nếu không điều trị đúng cách và kịp thời.
1.5. Viêm xoang
Khi bị viêm xoang, trẻ thường khó thở bằng mũi nên phải dùng miệng để dễ thở hơn. Miệng không có những lông mao như mũi cản những bụi, dễ gây viêm họng. Khi viêm xoang, những polyp khiến dịch nhầy của mũi bị ứ đọng, khi chảy xuống họng tạo phản xạ ho để đẩy ra.
Triệu chứng của viêm xoang là ho kèm theo đau đầu, ù tai và trẻ ho quấy khóc nhiều hơn. Viêm xoang không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng nếu không điều trị triệt để sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm màng não, viêm phế quản…
Tại sao nếu mắc viêm xoang trẻ sẽ bị ho về gần sáng?
Lý do là vì ban ngày bé ở tư thế vận động nhiều, các chất tiết thoát ra dễ dàng không gây ho, về đêm khi bé ngủ chất tiết ứ đọng trong cổ họng kích thích ho.
Khi mẹ đã biết được nguyên nhân sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bé. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, mẹ cần phối hợp thêm chăm sóc cho hàng ngày tại nhà. Việc làm này giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và dễ chịu hơn.
Xem thêm:
2. Cách trị ho giúp trẻ nhanh khỏi
Trẻ nhỏ cần được chăm sóc hàng ngày từ chế độ dinh dưỡng cho đến vệ sinh mũi họng đầy đủ để giảm bệnh và nhanh hồi phục.
2.1. Chăm sóc trẻ khoa học
Với sự phát triển của khoa học, cách chăm sóc cho trẻ cũng tiến bộ hơn so với thời ông bà. Mẹ có thể tham khảo sách báo hoặc chuyên gia y tế để chăm sóc cho bé đúng cách.
2.1.1. Vệ sinh đường mũi, họng cho bé đúng cách
Vệ sinh đường thở cho bé sẽ giúp giảm dịch đờm, hạn chế ho, đặc biệt là trước khi cho trẻ đi ngủ và ngay sau khi trẻ thức giấc.
Vệ sinh đường mũi, họng cho bé cần theo các bước sau:
Chuẩn bị: Xịt rửa mũi, nước muối sinh lý cho bé súc miệng, khăn sạch, chậu nhỏ và dụng cụ lấy dịch mũi.
Hướng dẫn:
- Bước 1: Xịt một lượng nhỏ nước rửa vào mũi trẻ, đợi trong khoảng 1 – 2 phút để loãng dịch nhầy cho bé.
- Bước 2: Dùng khăn ấm sạch để lau rửa mũi cho bé.
- Bước 3: Sử dụng rơ lưỡi hoặc khăn mềm ẩm để làm sạch khoang miệng và vòm họng cho trẻ.
Nhiều mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng nó vì dễ làm tổn thương niêm mạc mũi.
2.1.2. Không cho bé ăn sát giờ bé ngủ
Thức ăn được tiêu hóa sẽ tạo ra nhiều acid dạ dày, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn họng phát triển. Mẹ cho bé ăn sát giờ ngủ sẽ làm ứ đọng thức ăn ở dạ dày do chưa tiêu hóa hết, khi trẻ ho sẽ có nguy cơ hóc dị vật, trào ngược, nghiêm trọng có thể gây khó thở và tử vong. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn theo bữa, trước khi ngủ khoảng 2-3 tiếng.
2.1.3. Cho bé uống nhiều nước, ăn đồ dễ ăn
Trẻ uống nhiều nước và đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa sẽ giúp bé không cảm thấy khó chịu khi nhai nuốt. Ăn thức ăn mềm sẽ giúp cổ họng của bé không bị kích thích, giảm ho và hạn chế tiết dịch để làm ẩm.
2.1.4. Kê cao gối khi cho bé ngủ
So với việc cho bé ngủ gối thấp, kê cao gối khi ngủ có tác dụng: ngăn đờm, ngăn nước mũi chảy xuống họng,… Buổi sáng trẻ sẽ ít ho hơn. Mẹ không nên kê gối quá cao và nên chọn loại mềm mại.
Lưu ý: Giữ ấm cho bé khi ngủ, không để bé nhiễm lạnh, đặc biệt là phần chân và tay bé. Với trẻ hay có thói quen đạp chăn, mẹ nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo trẻ không bị lạnh.
2.1.5. Cho bé uống 1 thìa mật ong trước khi ngủ
Tác dụng của mật ong là làm ấm họng, không gây rát, giúp giảm phản xạ ho cho bé. Mật ong pha loãng với nước ấm cho bé dùng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên cách này không áp dụng với trẻ dưới 12 tháng tuổi do bào tử Clostridium botulinum có thể gây ra ngộ độc ở trẻ.
2.1.6. Tránh để trẻ tiếp xúc với tác nhân dễ gây ho
Môi trường cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Với trẻ đang bị ho mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với khói xe, khói thuốc lá, bụi và lông động vật. Những dị nguyên này sẽ làm bệnh viêm của trẻ trầm trọng hơn.
Ngoài những điều cần lưu ý trên mẹ nên dùng thêm siro trị ho để hỗ trợ cho bé. Cách dùng siro sao cho hợp lý mẹ cần chú ý những vấn đề dưới đây.
2.2. Dùng siro trị ho cho trẻ ho gần sáng
Trẻ có đờm hoặc hoặc ho khan mẹ nên kết hợp với siro cho trẻ. Nếu bé nhỏ hơn dưới 6 tháng tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng. Siro là loại không quá ngọt và mẹ cần lựa chọn thương hiệu uy tín, sản phẩm phù hợp với lứa tuổi.
Prospan là ưu tiên của nhiều mẹ khi nghĩ đến siro ho cho trẻ Prospan được sản xuất bởi hãng dược Engelhard Arzneimittel – Đức và được SOHACO nhập khẩu về Việt Nam.
Thành phần lá thường xuân với công dụng giúp tiêu nhầy, chống co thắt và giảm ho cho trẻ. Hiện có 2 loại Prospan dành cho trẻ. Sản phẩm Prospan Syrup và Prospan Forte, so sánh 2 sản phẩm cho bé mà mẹ có thể lựa chọn cho phù hợp.
Loại sản phẩm | Đối tượng sử dụng và liều dùng | Hương vị |
Prospan Syrup (chai siro 100ml) | Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ | Anh đào ngọt dịu |
Prospan Forte (dạng chai 100mll) | Trẻ trên 6 tuổi và người lớn | Menthol the mát |
Tham khảo sản phẩm tại: https://prospan.com.vn/san-pham
2.3. Tình trạng trẻ ho gần sáng cần đi khám bác sĩ
Cha mẹ cần hết sức chú ý với trường hợp trẻ ho kéo dài hơn 7 ngày dù đã chăm sóc đúng cách, trẻ ho sổ mũi sốt, khó thở, đau bụng. Gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Trẻ ho gần sáng mẹ cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu kéo dài. Với trẻ nhỏ có những yếu tố môi trường thay đổi đột ngột làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Cha mẹ cần bảo vệ bé trước những tác nhân và điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh.
Bài viết trên đây mong rằng đã giúp cho cha mẹ có thêm những thông tin cần thiết về tình trạng trẻ ho gần sáng. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc mẹ nên trao đổi trực tiếp tới Dược sĩ và bác sĩ chuyên môn.