Trẻ ho khan nhiều làm bố mẹ lo lắng, không biết nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi nào?Thực tế nguyên nhân và các triệu chứng bệnh lý gây ra ho khan cho trẻ thường không rõ ràng, khi nhận biết được thì đã trở nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được thời điểm để đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời và gợi ý cách chăm sóc giúp trẻ mau hồi phục.
1. Ho khan ở trẻ em là gì?
Ho khan là loại ho tạo ra ít hoặc không có đờm, thường kéo dài từng cơn. Ho khan khiến trẻ bị ngứa ở cổ họng, đau rát và có thể bị khàn tiếng. Khi nhai, nuốt trẻ kêu đau và kén ăn.
2. Nguyên nhân khiến trẻ ho khan nhiều
Có nhiều nguyên nhân gây ra ho khan ở trẻ nhưng chỉ có 4 nguyên nhân chủ yếu đó là: Nhiễm virus, chảy dịch mũi sau, ô nhiễm không khí và trẻ mắc bệnh đường hô hấp.
2.1. Nhiễm virus khiến trẻ ho khan nhiều
Ho là biểu hiện đầu tiên khi bé nhiễm virus gây bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Virus xâm nhập vào đường hô hấp sẽ kích hoạt histamin, cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra phản xạ ho.
2.2. Chảy dịch mũi sau làm trẻ ho khan nhiều
Dịch nhầy từ mũi không được đẩy ra ngoài sẽ bịt lại khoang mũi, dẫn đến trẻ bị khó thở và phải thở bằng miệng. Khi trẻ thở bằng miệng, không khí không được lọc là giữ bụi bẩn so với lông mao như mũi. Cho nên khi bị chảy dịch sau mũi thường gây kích ứng ho do có nhiều dị nguyên xâm nhập..
2.3. Ô nhiễm không khí làm trẻ ho khan nhiều
Không khí ngày càng ô nhiễm, bụi và khói thuốc lá là nguyên nhân khiến trẻ ho khan. Với thuốc lá, có hơn 5000 loại chất độc, trẻ hít phải khói thuốc thụ động sẽ hay bị ho khan. Những trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, sẽ có nguy cơ bị ho khan thường xuyên.
2.4. Trẻ ho khan nhiều do mắc bệnh đường hô hấp
Trẻ mắc bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, hen sẽ kèm theo ho khan. Ho khan do bệnh đường hô hấp thường kèm theo khó thở về đêm.
3. Cách chăm sóc trẻ ho khan nhiều giúp trẻ nhanh khỏi
Chăm sóc trẻ bị ho khan cũng giống như trẻ bị cảm sốt, nhưng mẹ nên lưu ý một số vấn đề đặc biệt này để giúp trẻ mau khỏe.
3.1. Cho trẻ ho khan nhiều uống đủ nước
Nước giúp làm dịu họng cho trẻ, giảm đau rát và giảm ho. Trẻ ho kèm theo sốt thì mẹ cũng cần phải bù nước cho bé. Khi ho, bé thường cảm thấy đau họng, không chịu uống nước, mẹ nên cổ vũ và động viên bé. Lưu ý nước không nên để lạnh, nên có độ ấm vừa phải.
3.2. Bổ sung tỏi vào thực đơn ăn của trẻ
Tỏi là một vị thuốc giúp tăng cường đề kháng cho trẻ. Vị tỏi hăng và cay, trẻ sẽ không chịu ăn, mẹ có thể nấu chín hoặc nướng để giảm bớt vị nồng. Một số món ăn có thể có tỏi như: Rau xào tỏi, tỏi nướng, cháo bí đỏ thêm tỏi,…
3.3. Đảm bảo độ ẩm cho mũi, họng trẻ
Ho là biểu hiện thường gặp sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Mẹ cần giữ ấm cho mũi, họng của bé khi đi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang và khăn quàng cổ cho bé. Khăn quàng cho bé nên sử dụng loại mỏng nhẹ, không nên quấn nhiều vòng. Lúc ngủ mẹ có thể đeo cho bé khăn nhỏ, vì ban đêm dễ bị lạnh.
3.4. Dùng phương pháp dân gian chữa ho khan cho trẻ
Phương pháp dân gian đã được chứng minh hiệu quả và an toàn cho trẻ khi điều trị ho khan. Những vị thuốc này không gây kháng thuốc và mẹ dễ tìm, đơn giản.
Lá hẹ hấp đường phèn
Hẹ có nhiều Vitamin C giúp chống viêm và tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp điều trị cho trẻ khi bị viêm họng, viêm phế quản,…. Hẹ còn có vị cay, tính nhiệt nên giúp giữ ấm họng và giảm ho khan cho trẻ.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa ho cho trẻ:
Lá hẹ hấp đường phèn
Nguyên liệu: Lá hẹ tươi, đường phèn
Lá hẹ: 20-25 gram.
Đường phèn cho vừa đủ
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá hẹ và loại bỏ những phần héo, úa vàng, bị dập
Bước 2: Cắt nhỏ lá hẹ và cho đường phèn vào chén hấp trong nồi cơm (đã cạn nước) hoặc chưng cách thủy
Sau khi hấp, mẹ lấy nước cho bé uống làm thuốc ho.
Húng chanh hấp mật ong
Húng chanh có tinh dầu, cay và mát giúp bé giảm ho, mật ong làm dịu các màng nhầy ở họng. Mật ong còn chống oxy hóa giúp kháng khuẩn.
Nguyên liệu: 3-4 lá húng chanh, 2-4 thìa mật ong.
Hướng dẫn cách làm:
- Bước 1: Húng chanh rửa sạch, vò nhẹ
- Bước 2: Cho húng chanh vào chén mật ong hấp trong nồi cơm (đã cạn nước) hoặc chưng cách thủy
- Bước 3: Sau khi hấp, mẹ lấy nước cho bé uống làm thuốc ho.
Lưu ý: Phương pháp này không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
3.5. Trẻ em ho khan uống thuốc gì?
Khi trẻ ho khan nhiều mẹ nên cho bé sử dụng thuốc đặc trị. Thuốc ho mẹ cần tham khảo loại phù hợp với độ tuổi và tình trạng ho của trẻ. Với trẻ dưới 6 tuổi cần đọc kỹ để lựa chọn liều hợp lý. Đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dùng loại dành riêng cho đối tượng này.
Ba mẹ có thể chọn thuốc trị ho khan dạng siro là thích hợp nhất vì có vị ngọt bé sẽ hợp tác hơn. Siro ho Prospan là một giải pháp cho mẹ khi không biết sản phẩm nào phù hợp.
Siro ho được sản xuất bởi hãng dược Engelhard Arzneimittel – Đức và được SOHACO nhập khẩu về Việt Nam. Sản phẩm được nghiên cứu phù hợp với trẻ em Việt Nam, có công dụng tiêu nhầy – chống co thắt – giảm ho.
Siro Prospan có 2 loại phù hợp với mọi lứa tuổi. Thành phần chính là siro Prospan cao lá thường xuân.
Loại sản phẩm | Đối tượng sử dụng và liều dùng | Hương vị |
Prospan Syrup (chai siro 100ml) | Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi | Anh đào ngọt dịu |
Prospan Forte (dạng chai 100ml) | Trẻ trên 6 tuổi và người lớn | Menthol the mát |
Tham khảo sản phẩm tại: https://prospan.com.vn/san-pham
3.6. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ
Trẻ ho cảm là tình trạng bình thường, sẽ hết sau 3-5 ngày. Nếu bé ho kéo dài và ho từng cơn, ho lớn hoặc nằm trong những trường hợp dưới đây thì mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay.
3.6.1. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức
Mẹ cần chú ý nếu thấy bé có những biểu hiện sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bỏ bú, không uống được sữa
- Trẻ ngủ li bì, ngủ ngày khó đánh thức
- Trẻ sốt cao trên 38 độ kèm co giật
- Trẻ bị khó thở: Thở co lõm lồng ngực, thở gấp, thở có tiếng rít
- Trẻ bị ho ra máu
- Ho kèm sốt cao trên 38 độ C
- Ho khạc ra đờm đặc, đờm màu xanh – có mùi hôi khó chịu.
Đây là những biểu hiện không phải ho, cảm sốt thông thường mà đã có dấu hiệu viêm đường hô hấp, viêm phổi, nghi ngờ lao ở trẻ. Tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân, và điều trị tận gốc cho bé.
3.6.2. Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám sớm
Trường hợp cần đứa cấp cứu hoặc khám sớm như:
- Trẻ ho liên tục, kéo dài trên 7 ngày
- Trẻ ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi trộm
- Thở khò khè, khó thở
Với những trường hợp này ba mẹ cần đưa bé đi khám sớm, không tự ý chữa ho tại nhà. Đặc biệt mẹ không nên tự sử dụng thuốc kháng sinh.
Ho khan là bệnh không hiếm gặp ở trẻ, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên mẹ cũng không nên lơ là trước dấu hiệu nặng thêm hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác. Trẻ ho khan nhiều cần được chăm sóc sớm và điều trị kịp thời sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.