Trẻ ho khan về đêm dai dẳng không dứt là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Vậy làm sao để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, phòng bệnh hiệu quả cũng như hiểu hơn về tình trạng bé ho khan về đêm, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Bản chất của tình trạng trẻ ho khan về đêm
Ho khan về đêm là tình trạng ho không có đờm, dịch nhầy, dù trẻ có ho nhiều và liên tục không ngừng. Mặc dù ho là phản ứng tốt của cơ thể, nhưng khi ho quá nhiều và không dứt thì sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, nó còn khiến trẻ bị khàn tiếng, mất tiếng, đau rát cổ họng,… Bên cạnh đó, ho khan kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
2. Nguyên nhân trẻ ho khan về đêm
Nguyên nhân dẫn đến trẻ ho khan về đêm rất đa dạng, vì trẻ là đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện và chưa biết cách tự bảo vệ sức khỏe. Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng ho khan về đêm ở trẻ là:
2.1. Thời tiết thay đổi đột ngột
Thời tiết thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh xảy ra vào mùa đông, thời điểm giao mùa là lúc mà trẻ bị ho khan nhiều. Vào những thời điểm này nhiệt độ sẽ lạnh hơn, không khí bị hanh khô làm sức đề kháng của trẻ bị kém dẫn đến họng bị kích ứng và gây nên hiện tượng ho.
Bên cạnh đó, vào mùa đông nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày, vì vậy tình trạng ho của trẻ sẽ trở nặng hơn về đêm.
2.2. Dị ứng với các dị nguyên
Dị nguyên là một chất có thể gây ra các phản ứng dị ứng của cơ thể. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà dị nguyên gây dị ứng sẽ khác nhau. Dị nguyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho vì chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Các dị nguyên chính thường gây dị ứng ở đường hô hấp như phấn hoa, bụi, lông thú,…
Khi trẻ bị dị ứng với các dị nguyên, ngoài biểu hiện ho khan thì trẻ còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác như ngứa, nổi mẩn trên da, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt,…
2.3. Viêm nhiễm đường hô hấp
Viêm nhiễm đường hô hấp trên là bệnh lý thường gặp không chỉ ở trẻ em mà ngay cả với người trưởng thành. Trong đó, các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp ở trẻ như: viêm mũi họng do virus, viêm họng do vi khuẩn, viêm mũi xoang cấp, viêm thanh nhiệt cấp, viêm thanh quản, viêm phổi,…
Đặc điểm chung của các bệnh lý này là đều do vi khuẩn gây ra, Vì vậy, khi trẻ bị mắc một trong các bệnh lý này thì sẽ xuất hiện tình trạng ho khan nhằm loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
2.4. Bệnh hen suyễn hoặc hen phế quản
Tình trạng ho khan về đêm nhiều ở trẻ còn là một biểu hiện có liên quan đến bệnh hen suyễn hoặc hen phế quản. Đối với trẻ bị hen suyễn khi gặp khi thời tiết thay đổi hay tiếp xúc với các dị nguyên đường hô hấp, trẻ sẽ bị ho nhiều hơn với từng cơ ho kéo dài. Ngoài việc gây ho khan kéo dài cho trẻ, hen suyễn còn khiến trẻ bị nghẹt mũi và khó thở khi ngủ.
2.5. Cảm lạnh, cảm cúm nguyên nhân làm trẻ ho khan về đêm nhiều
Cảm lạnh và cảm cúm thường là do virus gây ra. Vì vậy, khi bị cảm cúm hay cảm lạnh trẻ thường sẽ xuất hiện cơn ho kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, khi cảm cúm và cảm lạnh cũng gây ra các tác động khác cho sức khỏe của trẻ như niêm mạc mũi, xoang mũi khiến trẻ bị ho nhiều hơn về đêm.
2.6. Trào ngược dạ dày thực quản
Hầu hết các bậc phụ huynh khi thấy trẻ bị ho khan về đêm thường nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một bệnh đường hô hấp nào đó. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý rằng, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan.
Khi acid của dịch vị bị trào ngược lên thực quản có thể gây kích thích hệ thần kinh của khí quản. Điều này sẽ khiến cho khí quản bị căng cứng và làm trẻ bị ho và bị ho ngay cả khi ngủ.
2.7. Các nguyên nhân khác khiến trẻ ho khan về đêm
Những nguyên nhân không xảy ra thường xuyên nhưng vẫn có khả năng gây ho cho trẻ như: ho gà, tác dụng phụ của một số loại thuốc, chảy dịch mũi,…
Bên cạnh đó, tình trạng ho về đêm ở trẻ sẽ dễ bị khởi phát hơn khi có các yếu tố khác đồng kích hoạt lên đường hô hấp như: Trọng lực khi ngủ, không khí khô, ăn tối no hoặc quá muộn, phòng ngủ mất vệ sinh, dị vật đường thở,…
3. Cách trị ho khan vào ban đêm cho bé
Ho có thể khiến trẻ bị mệt mỏi và suy giảm sức khỏe chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần có cách để làm giảm và chữa dứt điểm tình trạng ho cho trẻ. Vì vậy khi thấy trẻ bị ho vào đêm các bậc phụ huynh có thể xử lý tình trạng của trẻ theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu vào ban đêm và sau đó đưa đi tới bác sĩ.
- Cách 2: Đưa tới khám bác sĩ và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh ho cho trẻ.
3.1. Chăm sóc đúng cách giúp trẻ giảm bị ho khan về đêm
Có nhiều cách để làm giảm tình trạng ho khan tạm thời cho trẻ vào buổi đêm, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và sử dụng các cách sau nhằm giúp trẻ giảm cơn ho khan tạm thời:
- Kê gối cao cho trẻ để giúp đầu, vai cao hơn thân trong khi ngủ. Tư thế này sẽ giúp bé dễ thở hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng.
- Sử dụng tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm để xoa và gan bàn chân cho trẻ nhằm giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh. Nếu trẻ quá nhỏ và không sử dụng được các loại tinh tràm thì các mẹ nên cho bé mang tất chân.
- Tăng độ ẩm cho phòng ngủ bằng cách sử dụng máy phun sương giúp không khí đỡ khô hơn, giúp trẻ dễ dàng hô hấp và không bị khô họng.
- Cho trẻ uống nước ấm để giúp trẻ cung cấp đủ nước, hạn chế tình trạng mất nước do trẻ bị ho nhiều. Bên cạnh đó, uống nước ấm còn giúp trẻ giữ ấm cơ thể, làm dịu cơn đau và giảm ngứa cổ họng.
- Giữ phòng ấm, tránh gió: Khi trẻ bị ho khan, cần giữ phòng được ấm và tránh gió để tránh không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể khiến tình trạng ho của trẻ nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, giúp loại bỏ được các dị nguyên gây dị ứng hoặc kích thích cho những trẻ bị hen suyễn, viêm xoang hay những trẻ có cơ địa dễ dị ứng.
3.2. Cách điều trị khi trẻ ho khan về đêm nhiều
Nếu trẻ chỉ ho với tần suất ít thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng cách này để giúp trẻ làm giảm cơn ho. Đối với những trẻ có cơn ho kéo dài mãi mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay và có thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ho ở trẻ. Khi đã xác định được nguyên nhân khiến trẻ ho lâu ngày, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp với tình trạng của trẻ.
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý rằng không được tự ý sử dụng thuốc ho cho bé khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hay những người có chuyên môn. Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng có thể sử dụng những sản phẩm trị họ thảo dược lành tính như sản phẩm Prospan trị ho khan tốt cho trẻ.
Hiện nay, Prospan đang có 2 sản phẩm trị ho khan cho trẻ em là: Prospan Cough Syrup, Prospan Forte dạng gói.
Loại sản phẩm | Đối tượng sử dụng và liều dùng | Hương vị |
Prospan Cough Syrup (chai siro 100ml) |
| Anh đào ngọt dịu |
Prospan Forte (Hộp 21 gói, mỗi gói 5ml) |
| Menthol the mát |
Lưu ý: Khi mua thuốc ho cho trẻ, đặc biệt với đối tượng trẻ dưới 6 tuổi nên đọc kỹ để lựa chọn loại phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc chữa ho tại nhà cho trẻ, nhưng để đảm bảo an toàn, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Sau đây là một số cách trị ho cho trẻ theo phương pháp dân gian mà cha mẹ có thể tham khảo.
Sử dụng rễ cam thảo
Rễ cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng,.. từ đó giúp làm giảm ho, chữa viêm họng.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 4 – 5 lát rễ cam thảo khô, nước lọc.
- Thực hiện: Đun sôi ấm nước và cho rễ cam thảo vào và tiếp tục đun thêm 15 phút nữa là được. Rót nước ra cốc và cho trẻ uống khi còn ấm. Ngày mẹ cho bé uống khoảng 4 – 5 lần.
Sử dụng quất
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 4 – 5 quả quất tươi, 1 – 2 viên đường phèn.
- Thực hiện: Quất tươi rửa sạch, cắt đôi rồi cho vào bát con cùng 2 viên đường phèn, đem chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước cốt và cho trẻ uống 2 – 3 lần/ ngày.
4. Cách phòng tránh giúp trẻ không bị ho khan về đêm
Để hạn chế tình trạng ho khan về đêm ở trẻ, các bậc phụ huynh cần có cách phòng tránh và tăng cường sức đề kháng cho trẻ phù hợp.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các loại vitamin B, C, D, khoáng chất như kẽm để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ có thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Nên tập thói quen ngủ đủ giấc cho trẻ, nhất là thói quen ngủ trưa, nên cho trẻ đi ngủ tối trước 10 giờ.
- Cần thường xuyên vệ sinh nhà, phòng ở thông thoáng, chăn ga gối đệm để giảm thiểu các dị nguyên gây dị ứng, vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh, giữ ấm vùng cổ, ngực, chân. Khi cho trẻ ngủ phòng điều hòa cần đắp chăn mỏng cho trẻ, sau khi tắt điều hòa nên để trẻ ở trong phòng thêm một lúc rồi mới đi ra ngoài để tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ: Khi thời tiết chuyển lạnh cần tắm nước ấm cho bé, có thể thêm tinh dầu vào nước tắm cho trẻ. Nên tắm cho trẻ vào lúc 10 – 11 giờ và mỗi tuần đối với trẻ nhỏ chỉ nên tắm từ 2 – 3 lần.
- Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các bụi bẩn, dịch nhầy có trong mũi.
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ ho khan về đêm, các nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiện tượng ho cho trẻ mà các bậc phụ huynh nên biết. Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Prospan để được tư vấn nhé!
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Liên hệ: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan