Khi trẻ bị ho, ngoài việc điều trị thì cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn để giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho tình trạng ho của trẻ. Vậy trẻ em ho không nên ăn gì? để nhanh khỏi? Mẹ hãy tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trẻ em ho không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Để tình trạng ho của trẻ không trở nên nghiêm trọng và đáp ứng với việc điều trị, mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn khoa học. Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt, mẹ cần tránh những thực phẩm làm trầm trọng thêm triệu chứng ho của trẻ. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ không nên bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ khi bị ho.
1.1. Trẻ em ho không nên ăn đồ ăn, đồ uống lạnh
Khi trẻ bị ho, mẹ không nên cho bé ăn thức ăn hoặc đồ uống lạnh như sữa lạnh, nước hoa quả lạnh, kem,…
Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh dễ gây ra tổn thương phổi mà nguyên nhân gây ho phần lớn là do bệnh ở phổi gây ra. Khi trẻ bị ho, đồ ăn lạnh dễ làm cho phổi bị tắc nghẽn, triệu chứng ho sẽ càng nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến khó chữa.
Ngoài ra, việc ăn uống lạnh gây hại lá lách làm chức năng của cơ quan này suy giảm. Điều này khiến đờm sinh ra nhiều hơn và kéo dài triệu chứng ho đờm của trẻ. Do đó, tất cả đồ ăn và đồ uống, thậm chí nước rửa mũi, họng cho trẻ, mẹ cần làm ấm trước khi dùng.
1.2. Trẻ ho nên kiêng đồ ngọt, giàu chất béo
Nước ngọt, đồ uống hóa học, bánh kẹo, socola và thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo mà mẹ cần tránh sử dụng cho trẻ khi bị ho. Khi trẻ bị ho khiến chức năng tiêu hóa trở nên yếu, nếu hấp thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa khiến trẻ nóng trong, dịch đờm sinh ra nhiều hơn. Từ đó, khiến tình trạng ho của trẻ ngày càng trầm trọng hơn.
Ngoài ra, tình trạng ho ở trẻ thường do viêm phế quản co thắt. Khi ăn quá nhiều đồ ăn giàu chất béo làm đờm và nhiệt sẽ kết đặc lại. Những chất này gây chặn đường hô hấp khiến trẻ khó thở và làm bệnh trở nên khó chữa hơn.
Hơn nữa, ăn quá nhiều đồ ngọt, cơ thể của trẻ sẽ giảm sự sản sinh tế bào bạch cầu. Từ đó, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng, bao gồm tình trạng ho. Do đó, mẹ nên hạn chế sử dụng đường và các thực phẩm giàu chất béo vào chế độ ăn của trẻ khi bị ho.
1.3. Trẻ không nên ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh chủ yếu được chế biến bằng cách chiên bằng dầu mỡ có nguồn gốc từ các sản phẩm động vật. Chúng bao gồm khoai tây chiên, pizza, hành tây chiên, xúc xích rán, gà chiên, phô mai que và bánh rán…
Những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ cung cấp nhiều chất béo khiến trẻ khó tiêu hóa và đầy bụng. Ngoài ra, các thực phẩm này khiến nước bọt và chất nhầy tiết ra nhiều hơn và đặc lại dẫn đến cảm giác khó chịu tại vùng cổ họng, dễ khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
Nhìn chung, thức ăn nhanh và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi trẻ xuất hiện triệu chứng ho. Vì vậy, thay vì sử dụng dầu mỡ để chế biến đồ ăn cho trẻ, mẹ nên thay thế bằng cách chế biến như hấp và luộc.
1.4. Trẻ em ho không nên ăn thực phẩm tanh
Khi trẻ bị ho, mẹ không nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho trẻ những thực phẩm tanh, chẳng hạn như cá biển, cua, thịt bò, tôm,…
Mẹ không nên cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi ăn các thực phẩm tanh khi trẻ bị ho bởi vì hải sản có nhiều mùi tanh nên khiến trẻ dễ bị dị ứng, buồn nôn và khó thở. Không những thế, thành phần protein có trong thực phẩm này làm tăng nguy cơ gây kích ứng cho trẻ, từ đó làm trầm trọng hơn triệu chứng ho.
1.5. Đồ ăn cứng trẻ bị ho nên kiêng ăn
Khi bị ho, mẹ cần kiêng cho bé ăn các loại đồ ăn quá cứng, chẳng hạn như bánh quy, các loại hạt dinh dưỡng,… Không nên dùng đồ ăn cứng khi bé bị ho là do các món ăn này có tính chất khá rắn sẽ gây ma sát với niêm mạc cổ họng khiến cổ họng của bé trở nên đau rát khi nuốt và khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
Hơn nữa, những thực phẩm này có thể đọng lại tại cổ họng khiến tình trạng ho của trẻ không thể nhanh chóng khỏi hẳn được. Vì vậy, mẹ thay thế đồ ăn cứng bằng những món ăn có nhiều nước, dễ nuốt, dễ tiêu cho trẻ như súp, cháo,…
1.6. Một số loại rau và trái cây trẻ bị ho nên kiêng
Không phải tất cả các loại rau và trái cây đều tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi trẻ đang xuất hiện triệu chứng ho. Khi trẻ trong giai đoạn ho, mẹ không nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho bé những thực phẩm như sau:
- Rau: Bí ngô, dưa chuột, mướp đắng…
- Trái cây: Quýt, nho, chuối, vải thiều, dưa hấu, xoài…
Mặc dù, rau và trái cây đều là những thực phẩm bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho, nếu ăn quá nhiều các loại rau và trái cây trên sẽ gây cảm giác ngứa cổ, kích thích gây ho và khiến trình trạng ho trở nên trầm trọng hơn.
Chẳng hạn như vỏ quýt được sử dụng trong dân gian có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quả quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt có chứa cellulite khiến có thể trẻ sinh nhiệt, từ đó sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Xem thêm:
- Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi nhanh khỏi nhất
- Trẻ 2 tháng tuổi bị ho có đờm, ba mẹ nên làm gì để con nhanh khỏi?
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ em bị ho
Khi trẻ bị ho sẽ có thể quấy khóc và khó khăn trong việc ăn uống. Để chăm sóc toàn diện cho trẻ, bạn cần biết các nguyên tắc dưới đây để đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Cho trẻ ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu và làm loãng đờm nhớt, không kích thích ho nhiều mà vẫn đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo,… Mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn còn ấm và nên chọn những loại thực phẩm hàng ngày trẻ thích ăn, có mùi vị dễ chịu.
- Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng bao gồm chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và phù hợp với khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là những vitamin giúp tăng cường sức đề kháng như vitamin A, C, E,…
Nguồn thực phẩm giàu vitamin A, E, kẽm như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, các loại rau, trái cây có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, cà rốt, xoài,… Nguồn thực phẩm giàu vitamin C như rau ngót, rau dền, bông cải xanh,…
- Nên chia nhỏ bữa ăn ra làm nhiều lần. Trẻ bị ho thường khó chịu, cổ họng có nhiều đờm nhớt nên rất dễ nôn, vì vậy không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Trong giai đoạn khỏe mạnh, trẻ có thể ăn 6 lần/ngày (kể cả bữa bột và bữa sữa) nhưng giai đoạn trẻ bị ho, số bữa ăn có thể tăng từ 8 – 10 lần/ngày, do đó có thể cách khoảng 2 giờ cho trẻ ăn một lần. Đối với trẻ còn bú có thể cho trẻ bú theo nhu cầu, bú làm nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu.
- Trước khi cho trẻ ăn, nên cho uống vài muỗng nước ấm, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp trẻ đỡ ho và ăn bớt nôn ói. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ mất nước do sốt và thở nhanh nên thường xuyên cho trẻ uống nước cũng là một cách chăm sóc trẻ hiệu quả.
- Tuyệt đối khi trẻ đang ho, khóc, mẹ không được ép trẻ ăn, uống. Bởi khi ho hoặc khóc, trẻ sẽ không tự chủ được việc nuốt, rất dễ dẫn đến việc trẻ hít thức ăn, nước uống vào phế quản gây tắc nghẽn đường hô hấp và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị ho
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ bị ho.
- Cần liên tục theo dõi, quan sát tình trạng ho của trẻ, không tự ý dùng kháng sinh mà phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
- Đưa bé đến bác sĩ ngay nếu ho kèm với các biểu hiện sốt, khó thở, thở gấp để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch và thông thoáng đường thở của trẻ, vừa giúp giảm triệu chứng khó chịu vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và khoa học để tăng cường sức đề kháng, giúp bé mau khỏi bệnh.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, giữ cơ thể thoáng mát khi trời nóng và đủ ấm khi trời lạnh, nhất là các vùng cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân.
- Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và làm dịu cổ họng.
- Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ thoáng khí, sạch sẽ và tránh các tác nhân có hại cho đường hô hấp như khói thuốc lá, bụi bẩn,… Phòng ở của trẻ nên lưu thông không khí tốt, tránh tình trạng ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin mẹ cần biết vấn đề trẻ em ho không nên ăn gì? cũng như các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý khi trẻ bị ho. Nếu còn băn khoăn khác hoặc cần mua Prospan cho con, mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Liên hệ: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan