Trẻ ho dài ngày liên tục có cần đi khám ngay không? Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà? Đây là câu hỏi băn khoăn của nhiều cha mẹ trẻ hiện nay. Để giải đáp những thắc mắc này, bạn cần tìm hiểu tình trạng của trẻ ho dài ngày như thế nào? Sau đó chăm sóc trẻ, nếu như không thuyên giảm hãy đến ngay cơ sở gần nhất để điều trị.
1. Tình trạng trẻ ho liên tục kéo dài
Tình trạng trẻ ho liên tục lâu ngày sẽ có những biểu hiện sau đây mà mẹ cần chú ý:
- Ho liên tục từ 5-10 tiếng/lần.
- Thời gian trẻ ho kéo dài > 4 tuần.
- Tình trạng thường thấy khi trẻ từ 2 – 3 tuổi, chỉ có khoảng 5 – 10% trẻ từ 6 – 10 tuổi.
- Thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, trẻ bị các bệnh về đường hô hấp.
- Sau khi trẻ ăn hoặc uống đồ lạnh.
Khi trẻ ho dài ngày liên tục sẽ khàn giọng hoặc mất tiếng, ở trong tình trạng này lâu ngày bé sẽ trở nên mệt mỏi, biếng ăn và thậm chí là sút cân. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé mà còn khiến bố mẹ lo lắng, bồn chồn.
2. Nguyên nhân trẻ ho từng cơn kéo dài
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ ho dài ngày thường xuyên, nhưng phổ biến nhất tại nước ta là do bệnh đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, hay trào ngược dạ dày, bệnh tim mạch,…
Độ tuổi của trẻ sẽ ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ho:
- Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh thường bị ho do nhiễm virus, vi khuẩn lao, bệnh tim bẩm sinh, hoặc sinh non khiến trẻ giảm miễn dịch.
- Trẻ nhỏ: Trẻ ho dài ngày do các bệnh hô hấp, viêm phế quản, hen phế quản, hay hóc dị vật do đồ chơi, thức ăn, dị ứng,…
- Trẻ lớn: Nguyên nhân trẻ ho có thể đến từ vi khuẩn lao, hay bệnh mắc kèm như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
Dựa vào tính chất cơn ho để xác định nguyên nhân:
- Ho kéo dài có đờm do bị viêm, vi khuẩn, nấm xâm nhập, dị ứng,…
- Ho kèm đỏ mặt do ho gà, dị vật trong đường thở, do vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia,…
- Trẻ thường bị ho sau khi ăn hoặc khi nằm, nguyên nhân là do bé bị trào ngược dạ dày, thực quản.
- Trẻ ho sau khi vui chơi chạy nhảy hay hoạt động quá sức có thể nghĩ đến các bệnh về hen.
- Trẻ ho gần sáng và về đêm có thể do viêm mũi xoang, hen.
Các triệu chứng bệnh trẻ ho dài ngày không khỏi
2.1. Cảm lạnh, cảm cúm
Cảm cúm, cảm cúm thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, bệnh này do hơn 100 loại virus xâm nhập và tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ. Trẻ ho dài ngày do cảm lạnh, cảm cúm có các triệu chứng sau:
- Hơi thở khò khè, đôi khi bạn có thể thấy trẻ thở gấp và nhanh hơn bình thường
- Thường xuyên bị hắt hơi
- Sổ mũi hay ngạt mũi
- Phần họng của bé đau nhức khó chịu mỗi khi nuốt
- Sốt và buồn nôn đi kèm là mệt mỏi, lờ đờ
- Đau đầu nhẹ
2.2. Ho kéo dài ho viêm họng
Các triệu chứng trẻ ho dài ngày do bị viêm họng như sau:
- Ho liên tục không khỏi trong nhiều ngày
- Bị sốt
- Nổi hạch ở cổ
- Có cảm giác ngứa cổ, khó chịu mỗi khi nuốt
2.3. Bị ho mãn tính
Một số triệu chứng bệnh ho mãn tính điển hình ở trẻ như:
- Trẻ ho lâu ngày, dai dẳng trên 3 tuần
- Các cơn ho liên tục nhiều ngày kéo theo đờm
- Trẻ thờ khò khè, khó khăn
- Trẻ ho thành những cơn liên tục
- Nặng hơn bé có thể ho ra máu
2.4. Ho dài ngày do viêm xoang, viêm mũi dị ứng
- Trẻ ho liên tục kéo dài trên 10 ngày
- Bị sổ nước mũi, nước mũi nhớt đặc có màu xanh
- Thường xuyên bị đau đầu
- Bọng mắt bị thâm, hôi miệng
2.5. Viên tắc thanh quản
Viêm tắc thanh quản sẽ gây sưng tấy vùng niêm mạc họng, có cảm giác ngứa cổ nên khiến bị ho mãi không khỏi. Nếu trẻ bị ho liên tục kéo dài nhiều ngày do bị viêm tắc thảnh quản sẽ có một số triệu chứng sau:
- Ho dai dẳng kéo dài trên 3 tuần
- Thường bị sốt nhẹ vào ban đêm
2.6. Ho liên tục dài ngày do dị ứng
Nếu trẻ bị dị ứng lông chó mè, phấn hoa hay các loại nấm mốc,… cũng là nguyên nhân khiến bé ho mãi không khỏi. Trường hợp này trẻ sẽ có các triệu chứng sau:
- Vẫn là ho liên tục, kéo dài mãi không khỏi
- Kèm theo là sổ mũi liện tục
- Thường xuyên cảm thấy ngứa mắt
3. 3 điều ba mẹ cần biết để giúp trẻ ho dài ngày nhanh khỏi
Ho là phản xạ có lợi, giúp tống đờm và những dị nguyên ra ngoài, cha mẹ không nên tìm cách chặn đứng cơn ho của trẻ. Nhưng nếu trẻ ho dài ngày không khỏi sẽ làm tổn thương thanh quản làm mất giọng, co thắt thực quản, tăng nguy cơ viêm tai giữa, ho kéo dài ngày hơn nữa khiến trẻ buồn nôn, mất nước, rối loạn tiêu hóa, rỗi loạn điện giải và suy nhược cơ thể. Vì thế, bố mẹ cần hết sức chú ý quan sát trẻ ho dài ngày để có những cách điều trị trẻ bị ho kịp thời.
Dưới đây là một số cách điều trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản mà hết sức an toàn từ tự nhiên, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình.
3.1. Chăm sóc trẻ bị ho đúng cách
Để chăm sóc trẻ bị ho có đờm dài ngày đúng cách và khoa học mẹ cần thực hiện những điều này:
- Trẻ cần uống nhiều nước ấm để giảm ho, dịu họng. Nước ấm giúp làm loãng và đẩy dịch đờm ra khỏi cổ họng nên trẻ sẽ bớt ho hơn.
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, hạn chế thức ăn cứng, ưu tiên món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp,… Vì cổ họng của trẻ ho dài ngày khi ho thường rát, nên thức ăn cứng sẽ làm trẻ khó chịu và dễ bị tổn thương cổ họng.
- Chia nhỏ bữa ăn, không ép trẻ, tránh sặc hay hóc thức ăn sẽ gây ảnh hưởng đến đường thở của trẻ.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng cách cho trẻ súc họng bằng nước muối sinh lý và xịt mũi bằng dung dịch thuốc chuyên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là mùa đông mẹ cần mặc quần áo ấm và đi tất chân, tay cho bé. Mùa hè mẹ lưu ý cho bé nằm trong phòng có nhiệt độ trong khoảng 26-28 độ C.
Lưu ý: Dựa vào điều kiện và độ tuổi mà cha mẹ có thể điều chỉnh chăm sóc cho phù hợp. Trẻ em đi học cha mẹ có thể kết hợp với thầy cô chăm sóc trẻ ở trường. Nếu tình trạng trẻ ho thường xuyên có thể để trẻ ở nhà chăm sóc.
3.2. Cách giảm ho, long đờm ở trẻ bằng phương pháp dân gian
Từ những cây cỏ quen thuộc, ông bà ta đã sử dụng tạo nên những bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả. Với những vị thuốc này ít gây dị ứng, tác dụng không mong muốn. Cha mẹ nên ghi lại để dùng cho bé mỗi khi bị ho.
3.2.1. Húng chanh hấp đường phèn
Húng chanh cay, mát có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Tinh dầu húng chanh giúp long đờm. Kết hợp với đường phèn ngọt nhẹ làm dịu những tế bào xúc giác trong cổ họng, giúp trẻ cảm thấy đỡ đau rát.
3.2.2. Quất tươi hấp mật ong trị trẻ ho dài ngày
Quất và mật ong đều là vị thuốc đông y, giúp trị ho, long đờm là cách chữa ho đờm ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà. Quất vị cay tính ôn làm ấm cổ, mật ong vị ngọt tính bình làm dịu cổ họng, và trung hòa vị cay của quất. Mùi thơm ngọt của hai thành phần này tạo nên dạng siro trẻ sẽ rất thích.
Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong. Nguyên nhân là mật ong có chứa bào tử vi khuẩn có thể sinh độc tố với trẻ dưới 1 tuổi. Độc tố này gây độc cho hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, mất nước ở trẻ.
Trong quá trình điều trị trẻ ho dài ngày này, mẹ có thể kết hợp cần giữ ấm cho trẻ bằng cách bôi dầu tràm vào lòng bàn tay, bàn chân hay ngâm chân với nước ấm.
3.3. Trẻ ho lâu ngày không hết nên dùng thuốc long đờm thảo dược
Trẻ ho liên tục không ngừng thường do trong đường hô hấp có nhiều đờm. Để loại bỏ đờm, đầu tiên cần làm loãng đờm để dễ dàng tống ra ngoài. Để an toàn cho trẻ, trường hợp này cha mẹ nên dùng sản phẩm thuốc ho từ thảo dược.
Thành phần thảo dược được nhiều nước châu Âu lựa chọn là cao lá thường xuân. Cao lá thường xuân có tác dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho khan, ho dài ngày liên tục.
Prospan là sản phẩm thuốc ho được có thành phần chính là cao lá thường xuân, được nghiên cứu và sản xuất từ công ty dược Engelhard Arzneimittel từ CHLB Đức. Sản phẩm đã có mặt trên 100 nước, và là thương hiệu số 1 tại Đức.
Với dòng sản phẩm thuốc ho cho trẻ em, Prospan có hai loại là Prospan Cough Syrup dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dòng thứ hai là Prospan Forte dành cho trẻ từ 6 tuổi và người lớn. Dạng siro với hương vị cherry và menthol dễ uống.
Mẹ có thể tìm hiểu qua Website sản phẩm Prospan: https://prospan.com.vn/san-pham
4. Tình trạng cần đưa trẻ ho liên tục kéo dài đi khám
Tuy ho là phản xạ có lợi, nhưng nếu ho dai dẳng sẽ khiến cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày và học tập. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy triệu chứng trẻ ho dài ngày không thuyên giảm khi đã dùng thuốc ho và có những biểu hiện đặc trưng sau.
4.1. Đưa trẻ ho lâu ngày không hết đi bệnh viện ngay lập tức
Những dấu hiệu báo trước cho phụ huynh khi trẻ bị ho khan, ho có đờm kéo dài cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bỏ bú sữa, hay không bú được, trẻ bú nhưng không nuốt.
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
- Trẻ sốt cao trên 38 độ kèm co giật.
- Trẻ khó thở, thở khò khè, hay thở nhanh, thở gấp.
- Trẻ ho ra máu.
- Trẻ ho ra đờm vàng, đờm xanh, có mùi hôi.
Trẻ nhỏ thường không thể hiện, mà thường biểu hiện bằng khóc, quấy khó ngủ. Cha mẹ cần quan sát và tìm hiểu trước để nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Không nên để trẻ ngủ hoặc chơi một mình khi đang bị ho liên tục.
Xem thêm: Trẻ ho như quốc kêu là dấu hiệu gì? Có cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
4.2. Trường hợp đưa trẻ ho đờm lâu ngày đi khám sớm
Trường hợp trên trẻ cần được đi cấp cứu ngay, còn những trường hợp dưới đây cha mẹ cũng nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đi khám:
- Trẻ vẫn ho liên tục dù được chăm sóc sau 7 ngày.
- Trẻ sụt cân, đổ mồ hôi cùng lúc với ho. Nghi ngờ đến dấu hiệu của bệnh lao.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi ho nhiều, ho không rõ nguyên nhân.
- Ho kèm theo đờm kéo dài.
- Khó thở kèm khò khè.
- Trẻ khó ăn, khó nuốt nghi ngờ đến học dị vật.
Những biểu hiện có thể nhẹ nhưng để lâu sẽ gây ra mãn tính và biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên cho bé đi khám sau ít nhất 3 – 5 ngày không thuyên giảm, tránh những chuyển biến xấu về sức khỏe trẻ sau này.
Bài viết trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân khiến trẻ ho liên tục kéo dài. Hy vọng rằng những kinh nghiệm về cách chăm sóc và gợi ý thuốc trị ho sẽ giúp trẻ ho dài ngày mau khỏi. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm và đặt mua siro ho Prospan, bố mẹ có thể liên hệ chuyên gia của Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Hotline: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam