Thông thường, tình trạng trẻ ho nhiều đờm về đêm không phải là vấn đề đáng ngại vì đây là biểu hiện cơ thể đang đào thải vi khuẩn. Tuy nhiên, trẻ ho về đêm đi kèm với nhiều đờm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của trẻ khiến cha mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách xử lý tình trạng ho nhiều đờm về đêm ở trẻ.
1. 5 Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều đờm về đêm
Tình trạng trẻ ho nhiều đờm về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Với mỗi nguyên nhân đều đi kèm với triệu chứng đặc trưng khác nhau. Do đó, mẹ có thể dựa vào từng nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều đờm về đêm để tìm cách điều trị phù hợp.
1.1. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Dịch mũi sau là hiện tượng dịch mũi từ hốc xoang, đi qua mũi và xuống đến thành sau họng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Thông thường, dịch mũi sau khi tiết ra để chống nhiễm trùng, làm ấm màng mũi và loại bỏ dị vật. Khi trẻ nằm ngủ, dịch này có thể bị mắc lại tại đường thở và phản ứng ho ra đờm giúp đào thải vi khuẩn. Nếu tình trạng trẻ ho nhiều đờm về đêm xảy ra không liên tục thì được xem là không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, đôi khi dịch mũi của trẻ ra nhiều hơn bình thường. Điều này có thể là do hai nguyên nhân chính sau đây:
- Nhiễm khuẩn: Đờm thường có màu sẫm. Khi xuất hiện triệu chứng này, mẹ nên đưa trẻ đi khám.
- Dị ứng: Trẻ thường ho vào một thời điểm cụ thể trong năm hoặc khi tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật thì tình trạng này là do nguyên nhân dị ứng gây nên.
Hội chứng chảy dịch mũi sau của trẻ gây ra các triệu chứng như:
- Cảm giác vướng ở họng
- Đau họng
- Ho
- Ngứa họng
1.2. Viêm đường hô hấp cấp
Viêm đường hô hấp cấp thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp do một số loại virus gây viêm đường hô hấp cấp hoặc ô nhiễm không khí.
Viêm đường hô hấp cấp thường được nhận biết với những triệu chứng như:
- Sốt
- Ho kéo dài kèm đờm có màu đục hoặc xanh vàng
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Ngứa, đau mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ
- Đau họng có quan sát thấy niêm mạc họng đỏ và sưng
Do đó, khi trẻ ho kéo dài 2 – 3 tuần hoặc sốt từ 39 – 40 độ, sốt liên tục và sử dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ nhưng không hiệu quả thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
1.3. Bệnh ho gà
Bệnh ho gà đa số xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa được tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Tình trạng bệnh này là do trẻ nhiễm vi khuẩn ho gà qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người nhiễm vi khuẩn.
Bệnh ho gà ở trẻ xuất hiện với các triệu chứng như sau:
- Ban đầu, trẻ ho húng hắng, sốt nhẹ và chảy nước mũi. Giai đoạn này kéo dài từ 1 – 2 tuần với tần suất các cơn ho khoảng 15 cơn/ngày.
- Sau đó, ho xuất hiện thành cơn, tiếng ho như tiếng gà rít, mặt đỏ, ra nhiều đờm, đờm đặc quánh kèm theo khó thở và thở rít. Kết thúc mỗi cơn ho, trẻ khác ra đờm trắng, màu trong, dính.
- Ho không chỉ xuất hiện về đêm mà còn xuất hiện cả ban ngày và thường kéo dài 10 – 20 tiếng một đợt. Cơn ho xảy ra liên tiếp khiến trẻ yếu dần như ngừng thở do thiếu oxy, mắt tím tái hoặc đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt và nước mũi.
1.4. Hen suyễn
Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân của bệnh là do trẻ bị viêm mạn tính đường dẫn khí, đồng thời gặp các tác nhân kích thích như thay đổi thời tiết, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, thức ăn, chất nặng mùi hoặc các tác nhân dị ứng khác.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ bao gồm:
- Ho tái đi tái lại nhiều lần trong năm, đặc biệt là ho nhiều về đêm.
- Thở khò khè, khi mẹ áp tai vào lưng trẻ có thể nghe được tiếng thở rít.
- Khó thở do đường thở bị co hẹp.
- Thở gấp với nhịp thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (đối với trẻ trên 1 tuổi).
- Đổ mồ hôi trộm về đêm.
- Mặt nhợt nhạt do cơ thể không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.
1.5. Trẻ ho nhiều về đêm do bị viêm phổi
Bệnh viêm phổi xảy ra ở mọi lứa tuổi, xuất hiện nhiều nhất với trẻ dưới 5 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ như vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất,… Cụ thể, nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ như sau:
- Trẻ dưới 5 tuổi: Phế cầu, tụ cầu vàng và liên cầu pyogenes.
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Ngoài các vi khuẩn gây bệnh như ở trẻ dưới 5 tuổi còn có thể do một số vi khuẩn đường ruột như E.Coli, Proteus,…
- Trẻ dưới 1 tuổi: Do đẻ non, trẻ có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, điều kiện sinh hoạt khó khăn, chăm sóc ý tế kém và môi trường học tập mẫu giáo đông người.
Bệnh viêm phổi ở trẻ biểu hiện với những triệu chứng như:
- Ho: Ho thường nặng tiếng
- Thở gấp, thở nhanh và thở gắng sức
- Đau ngực
- Nôn trớ
- Tím tái ở mặt và xung quanh môi
- Thở rít
- Đôi khi kèm theo sốt
2. Cách giảm ho đờm về đêm hiệu quả cho bé
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp. Do đó, mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để giảm ho cho bé nhanh nhất, đặc biệt trẻ ho có nhiều đờm về đêm. Dưới đây là một số cách giảm ho có nhiều đờm về đêm hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ.
2.1. Vỗ rung long đờm
Ngay khi trẻ ho, mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ rung long đờm để trẻ tiêu đờm tức thời, giảm quấy khóc và ngủ ngon. Đây là biện pháp tức thời hiệu quả, tuy không thể chữa dứt điểm nhưng cũng giúp bé dễ chịu ngay khi xuất hiện triệu chứng.
Cách thực hiện vỗ rung long đờm như sau:
- Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng. Mẹ có thể đặt trẻ nằm nghiêng một bên. Tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt nhất.
- Bước 2: Xác định vị trí vỗ. Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên họng và miệng. Mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ tương ứng từ ngang lưng trở lên.
- Bước 3: Khum tay và vỗ. Tay mẹ khum lại tạo thành một khoảng trống không khí. Sau đó, dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp” trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 4: Để trẻ thải đờm và quan sát thêm. Sau khi vỗ rung, trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn ra đờm, khi đó mẹ cần quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh để báo cho bác sĩ.
2.2. Thay đổi tư thế ngủ cho bé để giảm ho đờm
Tư thế ngủ sai có thể là nguyên nhân gây ra các cơn ho về đêm cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ ho nhiều đờm về đêm. Nếu trẻ nằm ở tư thế nằm ngửa, đầu thấp thì dịch mũi sau và chất nhầy có thể dồn về phía cổ họng gây kích thích khiến trẻ bị ho. Không những thế, khi nằm với tư thế gối thấp thì acid trong dạ dày cũng có thể trào ngược lên vùng phổi, họng gây nên triệu chứng ho.
Do đó, việc thay đổi tư thế ngủ bằng cách gối cao đầu sẽ giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Điều này là do cách gối cao đầu giúp đường hô hấp của trẻ được mở và ngăn ngừa các chất kích thích làm kích ứng.
Cách thay đổi tư thế ngủ cho trẻ đúng cách:
- Đối với trẻ nằm ngửa, mẹ nên đặt một chiếc gối dưới đầu, vai và lưng để có thể giúp trẻ dễ thở hơn.
- Đối với trẻ nằm trong nôi, mẹ hãy đặt một chiếc gối dưới đầu đệm cũi.
2.3. Tăng độ ẩm cho phòng ngủ
Tăng độ ẩm cho phòng ngủ là một trong những cách xử lý giúp trẻ giảm ho nhiều đờm về đêm. Nhiệt độ lạnh hay nóng từ điều hòa hoặc các thiết bị khác đều có thể khiến cơn ho của trẻ trở nên trầm trọng hơn bởi chúng làm cho đường thở của trẻ bị khô. Do đó, việc tăng độ ẩm giúp hạn chế tình trạng ho kéo dài về đêm của trẻ.
Để tăng độ ẩm cho phòng ngủ của trẻ, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc hít thở hơi nước từ vòi hoa sen nóng. Ngoài ra, bạn có thể đặt một chậu nước nhỏ cũng như trồng các loại cây như hương thảo, oải hương, bạc hà,… trong phòng. Đặc biệt, mẹ cần loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng, viêm nhiễm cho trẻ như bụi bẩn, lông động vật,… xung quanh không gian ngủ của trẻ.
2.4. Bổ sung vitamin và nước/sữa
Bạn cần bổ sung vitamin qua thực phẩm và nước hoặc sữa đầy đủ cho trẻ, đặc biệt vào thời gian chuyển mùa. Các thực phẩm giàu vitamin nen sử dụng như:
- Vitamin A: Khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau củ màu cam, đỏ, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu.
- Vitamin C: Các loại trái cây và rau củ như dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, bông cải xanh,…
- Vitamin D: Chứa nhiều trong sữa, cas hồi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Vitamin B12: ngũ cốc, đậu nành, siro sinh tố tổng hợp,…
Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và vitamin B12. Trẻ không chỉ được hấp thụ hai vitamin này qua thực phẩm mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ bằng việc sử dụng sữa công thức để nhận được đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.
2.5. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ ho đờm
Vệ sinh mũi bằng nước mũi sinh lý cho trẻ sẽ giúp làm sạch lớp nhầy. Do đó giúp trẻ dễ thở hơn và tăng cường tác dụng của các thuốc được sử dụng tiếp sau đó.
Cách sử dụng nước muối sinh lý đúng cách để vệ sinh mũi như sau:
- Cho trẻ nằm nghiêng trên giường, lót khăn dưới đầu của trẻ.
- Đưa ống nhỏ vào một bên cánh mũi và bóp nhanh nhưng không quá mạnh, nước muối sẽ vào mũi và chảy ra ở lỗ mũi bên kia.
- Dùng khăn lau sạch mũi và miệng
- Cuối cùng, tiến hành tương tự ở mũi bên còn lại.
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý rất tốt nhưng không phải vì thế mà mẹ lạm dụng. Khi trẻ mắc bệnh, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ mỗi ngày một lần. Trước khi rửa, mẹ nên cho con bú hoặc ăn vì nếu thực hiện sau khi con ăn, trẻ rất dễ bị nôn.
Đặc biệt, khi vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện từng bước nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để tránh làm trầy xước niêm mạc mũi của trẻ hoặc khiến trẻ bị sặc.
2.6. Sử dụng thuốc ho có chiết xuất thảo dược
Đối với trẻ xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, đồng thời nguyên nhân gây ho do viêm đường hô hấp hay viêm phổi thì mẹ nên cho trẻ dùng thuốc. Để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe của trẻ, mẹ nên chọn những sản phẩm trị ho chiết xuất từ thảo dược sẽ mang lại hiệu quả cao mà vẫn an toàn với trẻ.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm trị ho chiết xuất từ thảo dược. Tuy nhiên, sản phẩm đạt chứng nhận an toàn, có hiệu quả, được nhiều chuyên gia đánh giá cao là Thuốc ho thảo dược Prospan.
Thành phần chính của Prospan chứa cao khô lá thường xuân, một loại thảo dược của Đức. Sản phẩm không chứa cồn, không đường và chất tạo màu, an toàn cho cả trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc về Prospan, bạn có thể liên hệ 1900 64 24 để được chuyên gia tư vấn.
3. Khi nào nên đưa trẻ ho nhiều đờm về đêm đến bệnh viện?
Mặc dù ho vào ban đêm thường tự khỏi nhưng mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Xuất hiện chất nhầy màu xanh lá cây, nâu hoặc đỏ
- Nôn mửa
- Giảm sự thèm ăn
- Tã ướt
- Nhiệt độ cơ thể của trẻ từ 38 độ C trở lên
- Các triệu chứng của nhiễm trùng như sốt
Hoặc trẻ cần cấp cứu y tế nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Khó thở
- Thở nhanh với 40 nhịp thở mỗi phút
- Da xuất hiện màu xanh lam, đặc biệt là xung quanh môi hoặc lỗ mũi
- Xuất hiện dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như miệng khô hoặc khóc không ra nước mắt
- Nôn hoặc tiêu chảy nghiêm trọng
Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng trên, nếu thấy bé có biểu hiện của bệnh ho gà, hen suyễn hay viêm phổi,… mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin mẹ cần biết về nguyên nhân và cách xử lý tại nhà khi trẻ ho nhiều đờm về đêm. Nếu còn băn khoăn khác hoặc cần mua Prospan cho con, mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Liên hệ: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan