Trẻ ho nhiều về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây đau họng và mang lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đây là nỗi lo lắng khôn nguôi của các bậc cha mẹ. Vậy trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao? Mời bạn đọc tìm hiểu những giải pháp thông minh giúp khắc phục tình trạng trên trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm
Ho không phải là một căn bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến đường hô hấp. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể là phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong. Vì vậy, để dễ dàng hơn trong việc khắc phục tình trạng trẻ ho nhiều về đêm, cha mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây ho.
1.1. Nguyên nhân bên trong khiến trẻ ho về đêm
Nguyên nhân gây ho bên trong cơ thể thường bắt nguồn từ một số bệnh lý về đường hô hấp như:
1.1.1. Viêm họng
Viêm họng thường xuất hiện do thời tiết chuyển lạnh, cúm, nhiễm virus, liên cầu khuẩn… Khi mắc bệnh, cổ họng trẻ bị sưng, đau, dịch nhầy tiết ra nhiều gây ngứa ngáy, khó chịu, dẫn đến tình trạng ho nhiều về đêm.

Viêm họng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu chưa có biện pháp khắc phục phù hợp và nhanh chóng, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: viêm amidan, viêm tim, viêm thận, viêm phổi thùy, áp xe phổi…
Một số dấu hiệu trẻ ho nhiều về đêm do viêm họng là ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết…
1.1.2. Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý bắt nguồn từ nhiều yếu tố dị nguyên như: thời tiết chuyển lạnh, bụi bẩn, nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus, dị ứng thức ăn, yếu tố di truyền… Hen suyễn khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi, khó thở và ho nhiều khi ngủ.

Một số dấu hiệu ho về đêm do hen suyễn:
- Trẻ thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, thức dậy giữa đêm, khó ngủ, mất tập trung…
- Trẻ bị ho từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi hay khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
1.1.3. Viêm xoang
Viêm xoang là hiện tượng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang, kèm theo tình trạng phù nề, làm tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi. Vào ban đêm, khi trẻ ngủ, dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng gây kích ứng niêm mạc họng. Do đó, trẻ ho nhiều hơn về đêm, ho từng cơn dữ dội.

Một số triệu chứng đi kèm khi trẻ ho về đêm do viêm xoang: đau nhức trán và gò má, chảy dịch mũi màu vàng lục kèm mùi hôi, đau rát họng, khó thở do nghẹt tắc mũi,…
1.1.4. Trào ngược dạ dày thực quản
Acid dịch vị trào ngược lên thực quản, tự động gây kích thích đến hệ thần kinh đường khí quản. Điều này khiến khí quản bị căng cứng và làm cho trẻ ho nhiều hơn khi ngủ.

Hiện tượng trên thường xuất hiện trong trường hợp trẻ ăn quá nhiều trước khi ngủ. Lúc này, lượng thức ăn nạp vào không kịp tiêu hóa hết, làm tăng nguy cơ trào ngược và gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp dưới.
1.2. Do tác nhân bên ngoài làm trẻ ho về đêm
Bên cạnh những nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý được nêu trên, trẻ ho nhiều về đêm có thể do một số tác nhân bên ngoài khác, bao gồm:
1.2.1. Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày, không khí về đêm cũng khô hơn khiến cổ họng trẻ dễ bị khô, kích ứng và ho nhiều.

Tình trạng này thường xảy ra trong một số trường hợp như:
- Ở giai đoạn chuyển mùa, nhất là vào mùa đông khi thời tiết trở lạnh.
- Trẻ nằm điều hòa với nhiệt độ thấp.
1.2.2. Phòng ngủ không sạch sẽ
Các vật dụng trong phòng ngủ như chăn, ga, gối đệm, thú bông… không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ ám nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, tóc, lông thú cưng… Chúng khiến trẻ bị dị ứng và ho nhiều khi tiếp xúc trực tiếp như sờ, nắm, nằm, ngậm…

Tình trạng này thường xảy ra khi:
- Cha mẹ không lau chùi phòng ngủ, không giặt giũ chăn gối, thú bông thường xuyên…
- Đặc biệt ở những gia đình có thú cưng nhưng không dọn dẹp lông thú hàng ngày hoặc để chúng đi vệ sinh bừa bãi.
1.2.3. Tư thế ngủ
Tư thế ngủ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm. Nếu trẻ dùng gối quá thấp hoặc không được gối đầu, chất nhầy và dịch mũi có thể chảy xuống phía cổ họng, gây kích ứng ho.

Tình trạng này thường xảy ra khi:
- Cha mẹ không cho con nằm gối để tránh bị méo đầu…
- Trẻ di chuyển vô thức trong lúc ngủ khiến đầu tuột khỏi gối…
1.1.4. Dị vật đường thở
Dị vật đường thở là hiện tượng những vật lạ xâm nhập vào đường thở của trẻ, gây kích ứng làm xuất hiện triệu chứng ho liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị ngạt thở cấp tính dẫn đến tử vong.
Dị vật thường là chất rắn như: đồ chơi, hạt trái cây… hoặc chất lỏng như: sữa, cháo… Chúng có thể vào đường thở do một số nguyên nhân:
- Trẻ ngậm đồ chơi, thức ăn.
- Trẻ vừa ăn vừa khóc hoặc cười, chạy nhảy, nô đùa…
- Cha mẹ cho trẻ uống thuốc nguyên viên.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị ho do dị vật:
- Ho sặc sụa, mặt mày tím tái, khó thở.
- Khóc yếu hoặc không khóc được.
- Lờ đờ, suy giảm ý thức, hôn mê.
2. Trẻ ho nhiều về đêm có nguy hiểm không?
Trẻ ho nhiều về đêm trong thời gian dài có thể mang lại nhiều tác động xấu đến sức khỏe như:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ: Trẻ bị khó ngủ, ngủ chập chờn, thức dậy nhiều lần giữa đêm dẫn đến thiếu ngủ, quấy khóc…
- Suy nhược cơ thể: Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, chậm hiểu, biếng ăn, chậm lớn…
- Biến chứng nguy hiểm: Nếu nguyên nhân gây ho là do các vấn đề bệnh lý mà không được chữa trị kịp thời, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi thùy, áp xe phổi…

Vậy khi gặp những tình huống trẻ quấy khóc, trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao? Hãy sang phần tiếp theo và ghi nhớ kỹ hơn.
3. Cách xử trí hiệu quả khi trẻ ho nhiều về đêm
Có nhiều phụ huynh gặp cuống, không biết khi trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao. Trong khi có nhiều phương pháp khá đơn giản tưởng chừng như không đáng quan tâm.
Để khắc phục tình trạng trẻ ho nhiều về đêm, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
3.1. Giữ ấm cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ ngủ, cha mẹ cẩn thận giữ ấm đầu, cổ, tai, bụng và gan bàn chân của trẻ. Đây đều là những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh khiến trẻ cảm cúm, viêm họng, ho nhiều về đêm.

Cha mẹ có thể giữ ấm cho trẻ khi ngủ như sau:
- Dùng tay massage nhẹ nhàng đầu, bụng, lưng bé trước khi đi ngủ để kích thích quá trình lưu thông máu, giúp cơ thể trẻ luôn được giữ ấm.
- Đội mũ trùm kín tai, quàng khăn hoặc mặc áo cao cổ, đắp chăn, xoa dầu tràm vào gan bàn chân, đi tất chân cho trẻ…
- Không để điều hòa dưới 25 độ C hoặc để thốc thẳng gió quạt/điều hòa vào mặt trẻ khi ngủ.
3.2. Chỉnh tư thế ngủ chuẩn cho trẻ
Tư thế ngủ chuẩn giúp đường thở lưu thông dễ dàng hơn, hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng gây kích ứng. Mẹ nên để bé nằm ngửa, thẳng người, gối đầu bé cao từ 15 – 20cm là phù hợp nhất.

3.3. Vệ sinh thật sạch mũi họng cho trẻ trước khi ngủ
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi họng của bé trước khi đi ngủ giúp đường thở thông thoáng, ngăn ngừa tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Từ đó, cổ họng bé ít bị kích ứng, triệu chứng ho về đêm thuyên giảm dần.
Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho bé hằng ngày. Ngoài ra, nếu đờm, dịch nhầy quá nhiều, mẹ có thể hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ chuyên dụng. Tuy nhiên, các thao tác cần thực hiện cẩn thận, đúng kỹ thuật, tránh làm tổn thương mũi họng của bé.

3.4. Cho trẻ uống nước nhiều hơn mỗi ngày
Mẹ cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng đờm, ngăn ngừa tắc nghẽn ở cổ họng giúp hạn chế những cơn ho.
Đặc biệt, đối với trẻ hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm 1 chút mật ong vào nước ấm để trẻ uống trước khi ngủ. Mật ong chứa nhiều hoạt chất hydrogen peroxide có khả năng làm tan đờm dày, xoa dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng. Ngoài ra, hàm lượng lớn các chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

3.5. Uống siro ho có thành phần an toàn, hiệu quả cho trẻ
Hiện nay, cho trẻ uống siro ho là phương pháp phổ biến được nhiều cha mẹ áp dụng. Siro thường được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, không chứa cồn, chất tạo màu, chất phụ gia tổng hợp… mang lại hiệu quả trị ho tương đối cao mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính. Siro trị ho cho trẻ thường có hương vị thơm ngon, dễ uống.

Một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia, bác sĩ khoa nhi khuyên dùng và các bậc phụ huynh quan tâm nhất hiện nay là thuốc ho Prospan, với nhiều ưu điểm nổi trội:
- Thành phần chính là Cao khô lá thường xuân, dược liệu được thu hái theo quy trình GACP, mang lại hiệu quả trị ho theo cơ chế Long đờm – Kháng viêm – Giãn phế quản – Giảm ho.
- Sản phẩm được bào chế dạng siro, phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ – đối tượng chưa biết uống thuốc dạng viên nén.
- Vị anh đào ngọt dịu, độ sánh vừa phải giúp trẻ dễ chịu, thoải mái khi uống, hạn chế nôn trớ.

Khi cho bé uống siro ho, mẹ lưu ý những vấn đề sau:
- Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng. Mẹ nên kiên trì dùng thuốc cho bé đúng liều lượng đến khi khỏi hẳn.
- Thuốc ho thảo dược không có tác dụng ngắt cơn ho ngay lập tức như các loại thuốc ức chế ho.
- Mẹ chọn siro có vị ngọt dịu, giúp bé hợp tác uống thuốc, không gây nôn trớ. Tuy nhiên, với những bé quá nhạy cảm, mẹ có thể pha với một chút nước ấm để bé dễ uống hơn nhưng không nên pha với sữa hay các loại nước uống khác.
3.6. Hạn chế cho trẻ ăn uống sát giờ đi ngủ
Khi trẻ ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn lúc ngủ có thể gây ứ chất dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, ra họng và tràn vào thanh quản gây ho.
Do đó, mẹ nên cho bé ăn uống trước khi ngủ 1 giờ, hạn chế những loại thức ăn kích thích ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ…

3.7. Giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát
Mẹ lau chùi, dọn dẹp thường xuyên giúp không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn, tóc, phấn hoa, lông vật nuôi, tàn thuốc lá… Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm cho không khí, hạn chế kích thích niêm mạc mũi họng của trẻ, ngăn ngừa triệu chứng ho kéo dài.

3.8. Đưa trẻ đi bác sĩ ngay nếu tình trạng nặng
Ho không chỉ là phản xạ tự nhiên của cơ thể mà còn là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây:
- Các phương pháp xử lý triệu chứng ho tại nhà không mang lại hiệu quả.
- Trẻ ho kèm theo sốt cao hay ho khạc ra đờm đặc, mùi hôi, màu vàng lục.
- Cơn ho của trẻ kéo dài hơn 10 ngày.
- Trẻ bị ho ra máu, hay kèm theo co giật.
- Cơn ho khởi phát đột ngột ngay sau khi trẻ ăn hay chơi đùa.
- Ho kèm theo thở khò khè.
- Trẻ khó bú, khó ăn, khó nuốt.
- Trẻ ho kèm theo đổ mồ hôi về chiều, sụt cân.

Lưu ý: Nếu trẻ ho về đêm do bệnh lý, tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị đặc hiệu. Lúc này, mẹ nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả nhanh mà vẫn đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.
Bài viết trên đã đưa ra những thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc:”Trẻ ho nhiều về đêm phải làm sao?”. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về cách trị ho cho trẻ cũng như cần tư vấn thêm thông tin về thuốc ho Prospan, bạn có thể liên hệ 1900 6424 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan
- Mua thuốc ho Prospan tại: Hệ thống 25,000 nhà thuốc trên toàn quốc